Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp tư nhân vươn lên mạnh mẽ, trở thành những thương hiệu quốc gia tiêu biểu, có sức lan tỏa và được thị trường trong nước và quốc tế ghi nhận.
Doanh nghiệp tư nhân được hành nghề công chứng: Vẫn còn nhiều băn khoăn Doanh nghiệp tư nhân: Đừng 'ham' đa ngành khi nguồn lực yếu Gần 1 triệu doanh nghiệp tư nhân chờ cú huých từ Chính phủ

Doanh nghiệp tư nhân - trụ cột mới của thương hiệu quốc gia

Năm 2025, Bộ Công Thương tiếp tục tổ chức chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam với chủ đề “Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo”. Thông qua chủ đề này, Bộ Công Thương mong muốn thúc đẩy một làn sóng đổi mới mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ, nâng cao giá trị thương hiệu, từ đó nâng tầm vị thế của thương hiệu quốc gia Việt Nam trên bản đồ kinh tế thế giới.

Trên thực tế, đóng góp vào thành công chung của chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong những năm qua là sự vào cuộc quyết liệt, đồng hành và bền bỉ của khu vực doanh nghiệp tư nhân. Những năm qua, các doanh nghiệp tư nhân với tinh thần đổi mới sáng tạo mạnh mẽ, đã tiên phong đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D), công nghệ, chất lượng sản phẩm và chiến lược thương hiệu để tạo ra những sản phẩm, dịch vụ không chỉ đạt chất lượng cao, mà còn mang đậm bản sắc Việt Nam, từng bước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, thương hiệu quốc gia thêm đà
Doanh nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia. Ảnh: Hoàng Tuấn

Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của doanh nghiệp tư nhân trong việc xây dựng thương hiệu quốc gia, ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh, doanh nghiệp tư nhân có đóng góp quan trọng cho quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia.

Ông Tuấn phân tích, người dân của quốc gia này biết đến quốc gia khác thông qua những sản phẩm mà họ sử dụng, những hình ảnh, tên tuổi doanh nghiệp mà họ biết đến qua truyền thông, báo đài, internet.

“Rất nhiều người Việt Nam chưa từng đi nước ngoài, nhưng lại ấn tượng về một Nhật Bản đẹp, sản phẩm hàng hóa chất lượng, giá trị cao” - ông Tuấn dẫn chứng và cho rằng, hàng hóa Việt Nam, những sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đang hiện diện ở 200 quốc gia trên thế giới, cũng đã tạo dựng hình ảnh quốc gia rất lớn.

Các doanh nghiệp Việt Nam, các sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam là những đại sứ về thương hiệu, là người truyền bá những giá trị tốt đẹp nhất của đất nước Việt Nam đến bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, nếu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Việt Nam tốt, chất lượng cao, giá cả phù hợp thì sẽ xây dựng được hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia tốt. Ngược lại, sẽ tạo ra cảm xúc tiêu cực cho người dùng và ảnh hưởng đến thương hiệu quốc gia. Do vậy, việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm không chỉ đơn thuần là của riêng doanh nghiệp mà còn là xây dựng uy tín, tạo niềm tin cho quốc gia.

Doanh nghiệp tư nhân bứt phá, thương hiệu quốc gia thêm đà
Việc xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm không chỉ đơn thuần là của riêng doanh nghiệp mà còn là xây dựng uy tín, tạo niềm tin cho quốc gia. Ảnh: Minh Tú

Tương tự, chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội Phan Đức Hiếu cũng chia sẻ, nếu nhìn rộng ra dưới góc độ kinh tế xã hội thì các sản phẩm, dịch vụ mà chúng ta đang dùng phần lớn được cung cấp bởi các doanh nghiệp tư nhân. Chưa kể, tỷ trọng việc làm do khối doanh nghiệp tư nhân tạo ra đang chiếm đa số; các hoạt động an sinh xã hội cũng đều có bóng dáng của khối doanh nghiệp tư nhân…

Như vậy, có thể khẳng định rằng, doanh nghiệp tư nhân có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế và đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia.

Tư nhân bứt phá, thương hiệu quốc gia thêm đà

Các nền kinh tế đang phát triển, kinh tế tư nhân chiếm 70%, thậm chí đến 90% GDP, trong khi đó ở Việt Nam con số này chỉ ở khoảng 50% - tương đối thấp. Nhìn nhận thực tế, ông Đậu Anh Tuấn cho rằng, mức độ đóng góp của doanh nghiệp tư nhân vào tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng.

Chẳng hạn, nếu tính doanh nghiệp tư nhân hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, hiện tại chỉ đóng góp khoảng hơn 20% vào tăng trưởng GDP. Tính cả hộ kinh doanh, cá nhân, tổ chức kinh doanh thì con số đạt khoảng 51% GDP.

Dưới góc độ xuất khẩu, năm 2024 tăng trưởng xuất khẩu đạt hơn 400 tỷ USD, nhưng khu vực doanh nghiệp nước ngoài chiếm đến 72% kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, sự đóng góp của doanh nghiệp tư nhân còn rất nhỏ bé, mặc dù tiềm năng rất lớn.

“Chúng ta phải xác định rằng, một nền kinh tế thì phải dựa vào khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước. Doanh nghiệp tư nhân là giường cột, là sức mạnh của một nền kinh tế. Phát triển kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sức khỏe của khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước” - ông Đậu Anh Tuấn nêu quan điểm và cho rằng, thúc đẩy doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh mẽ và trở thành những trụ cột quan trọng hơn nữa của nền kinh tế là công việc ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.

Tuy nhiên, làm được điều đó, ông Tuấn đặt câu hỏi: “Giải pháp nào để doanh nghiệp Việt Nam muốn lớn, chịu lớn?”.

Khu vực kinh tế tư nhân có ba khu vực chính: doanh nghiệp tư nhân, khu vực kinh tế cá thể và khu vực kinh tế tập thể. Để có nhiều hơn doanh nghiệp tư lớn, phải thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ phát triển. Nhưng thực tế, nhiều hộ kinh doanh chỉ chọn mô hình hộ, ngại lớn lên bởi sự “phiền phức” và chi phí vận hành lớn.

Chính vì vậy, để có vài triệu doanh nghiệp tư nhân thì phải tạo động lực, cơ chế đủ mạnh để các hộ kinh doanh, khu vực kinh tế cá thể, tập thể lớn lên, trở thành doanh nghiệp lớn. Giải pháp trước mắt là cắt giảm thủ tục hành chính không cần thiết, không gây phiền hà… cho doanh nghiệp.

Cũng theo TS Nguyễn Đình Cung, có lẽ giải pháp đầu tiên mà như Tổng Bí thư đã nói là phải tháo bỏ điểm nghẽn của điểm nghẽn, tạo đột phá của đột phá về thể chế. “Khi chúng ta gọi điểm nghẽn - quy định luật pháp chồng chéo là điểm nghẽn của điểm nghẽn thì giải pháp của nó không phải như lâu nay là chúng ta hoàn thiện nó, vì chúng ta không thể hoàn thiện điểm nghẽn được nữa, cho nên phải bỏ, rồi mới đến hoàn thiện.

Có nghĩa rằng, chúng ta phải mạnh dạn - có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định thực sự đang là rào cản, cản tự do kinh doanh, cản đổi mới sáng tạo, cản huy động nguồn lực và cản phát triển đất nước, nên chúng ta phải bỏ”- TS Nguyễn Đình Cung hiến kế.

Về phía Bộ Công Thương, đưa ra giải pháp để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển cũng như thúc đẩy kinh tế tư nhân đóng góp nhiều hơn nữa vào quá trình xây dựng thương hiệu quốc gia, ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho rằng, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nhằm đảm bảo duy trì và tăng cường đầu tư kinh doanh bền vững của doanh nghiệp tư nhân.

Cùng với đó, tạo cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trong áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

Phải thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp sáng tạo, hỗ trợ nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp. Đồng thời, tăng cường vai trò của các tổ chức hội, hiệp hội doanh nghiệp trong hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển hiệu quả, bền vững…

Trải qua hơn 20 năm triển khai, Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã không ngừng lan tỏa, góp phần nâng tầm nhận thức của các cấp, ngành, của cộng đồng doanh nghiệp và của xã hội về vai trò của thương hiệu trong phát triển kinh tế. Và trong hành trình đó, cộng đồng doanh nghiệp tư nhân đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là lực lượng chủ lực trong việc hiện thực hóa các mục tiêu của Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.
Hoàng Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tháng 4/2025 của Việt Nam tiếp tục tăng và tiệm cận mức kỷ lục năm 2021 liệu có đáng lo ngại?
Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Muốn nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm bắt buộc phải đổi mới tư duy và cách làm, phải lấy khoa học công nghệ, chuyển đổi số làm nền tảng
Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhằm bảo vệ hàng hoá xuất khẩu tại thị trường Ấn Độ, việc tăng cường cảnh báo sớm, ứng phó từ xa cần được triển khai mạnh mẽ, đồng bộ.
Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều sàn thương mại điện tử lớn đã triển khai hàng loạt chiến dịch, giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số trong mùa hè 2025.
Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Năm 2024, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt mức kỷ lục 9,18 triệu tấn với kim ngạch 5,75 tỷ USD. Kết quả này có công từ công tác chọn tạo giống.

Tin cùng chuyên mục

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Ngày 10/5 tới đây, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, Vinachem sẽ ra mắt Sàn thương mại điện tử Vinachemmart và bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem.
Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Giữ vững vị thế sầu riêng Việt cần nền tảng pháp lý vững chắc, tiêu chuẩn kỹ thuật đồng bộ và một hệ thống quản lý chủ động, minh bạch.
Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Australia vừa hoàn tất đánh giá rủi ro cho quả bưởi Việt Nam, mở ra cơ hội lớn cho xuất khẩu sản phẩm bưởi vào thị trường này.
Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Hiện có hơn 4 tấn tổ yến tinh chế và hàng triệu sản phẩm tổ yến được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, giá trị hơn 4 triệu USD, khiêm tốn so với tiềm năng.
Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Xu hướng khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu Việt Nam đang gia tăng, vì thế cảnh báo sớm đang được đẩy mạnh.
Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Xây dựng thành công thương hiệu là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài.
Giải

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Dù thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam, nhưng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này lại đang thiếu trầm trọng.
VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Gần 500 thương hiệu quốc tế tham dự VPPE 2025 tại Bình Dương, giới thiệu công nghệ xanh, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy phát triển ngành giấy và bao bì Việt Nam.
Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh khẳng định: “Dòng chảy số” sẽ là động lực nâng giá trị nông sản, giúp người dân vượt “điểm nghẽn”.
Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Hồ sơ xây dựng Luật Thương mại điện tử của Bộ Công Thương được Bộ Tư pháp cùng đại diện nhiều bộ, ngành, cơ quan đánh giá cao.
Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại với nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả đã và đang giúp doanh nghiệp mở rộng, đa dạng thị trường góp phần ổn định xuất khẩu.
Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

4 tháng năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng 67,5% kéo xuất khẩu cà phê tăng 51,1%. Cà phê Robusta Việt Nam ngày càng được thị trường thế giới ưa chuộng.
Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc 2025 quy tụ 180 gian hàng, kết nối sản phẩm vùng miền với thị trường và thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Bốn tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước.
Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Đa dạng hóa thị trường, tận dụng ưu đãi từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp xuất khẩu chủ động thích ứng với biến động của thị trường.
Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Nội, 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 12,3%.
Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần phải có những thay đổi gì để tiếp tục phát triển và tránh 'lép vế' so với thương mại điện tử xuyên biên giới?
Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.
Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Mobile VerionPhiên bản di động