Thứ ba 24/12/2024 06:58

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại tháng 11/2023: Phòng tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế

Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 11 diễn ra với chủ đề “Phòng tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế".

Ngày 30/11, tại trụ sở Bộ Công Thương, Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 11 diễn ra với chủ đề “Phòng tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế".

Hội nghị thu hút trên 300 đại biểu từ các cơ quan thuộc Bộ Công Thương, các Thương vụ, Chi nhánh Thương vụ Việt Nam, Văn phòng Xúc tiến thương mại Việt Nam tại nước ngoài, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp và các cơ quan thông tấn, báo chí đăng ký tham dự.

Hội nghị diễn ra theo phương thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đông đảo đại biểu từ các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan và doanh nghiệp liên quan từ 63 tỉnh, thành trên cả nước tham gia.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương - cho hay: Chuỗi chương trình Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài được tổ chức định kỳ hàng tháng trong thời gian qua đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về xu hướng thị trường xuất nhập khẩu, cơ hội xúc tiến xuất nhập khẩu, các yêu cầu mới của các thị trường xuất khẩu cũng như các thông tin về sản xuất, năng lực cung ứng hàng hoá xuất khẩu các nhóm ngành hàng cụ thể.

Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 11/2023 diễn ra với chủ đề “Phòng tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế"

Trên cơ sở đề xuất của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, hội nghị kỳ tháng 11 được tổ chức với chủ đề “Phòng tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế”. Hội nghị sẽ tập trung trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về các quy định, nhận diện được những rủi ro trong hoạt động thương mại; từ đó phòng, tránh việc lừa đảo và tranh chấp thương mại khi triển khai hoạt động xuất nhập khẩu.

Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại cũng thông tin: Nền kinh tế thế giới đang chịu tác động của những cuộc đa khủng hoảng toàn cầu cùng những ảnh hưởng từ hậu quả của đại dịch Covid-19, trong đó vấn đề lừa đảo trong thương mại quốc tế tương đối nổi cộm với phương thức đa dạng, thủ đoạn tinh vi.

Theo kết quả ghi nhận trong năm 2022, các doanh nghiệp toàn cầu đã phải chịu thiệt hại khoảng 5% doanh thu mỗi năm vì lừa đảo với giá trị trung bình một vụ lừa đảo là 1,7 triệu USD. Có thể thấy, tranh chấp và gian lận thương mại hiện đang là một vấn đề tồn tại trong giao dịch thương mại quốc tế mà các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam luôn phải tính đến, trong bối cảnh thương mại quốc tế nhiều biến động, rủi ro.

Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam dù có nhiều trải nghiệm, nhưng đa số là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, chưa dày kinh nghiệm phòng ngừa và đối phó với các lừa đảo và tranh chấp thương mại quốc tế. Rất nhiều doanh nghiệp chưa quen thuộc với văn hoá kinh doanh của các nước nhập khẩu, có khi chưa hiểu biết nhiều các đối tác, hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp, trình tự và thủ tục giải quyết tranh chấp. Nhiều doanh nghiệp chưa quen sử dụng hình thức giải quyết tranh chấp thương mại như trọng tài thương mại hay hòa giải thương mại. Không ít doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam bị "sập bẫy" gian lận thương mại, lừa đảo hoặc “vướng vấn đề về pháp lý” trong thời gian gần đây.

Trước tình hình các hình thức lừa đảo thương mại quốc tế đang gia tăng, Bộ Công Thương đã nhanh chóng chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ, hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên cập nhật thông tin, cảnh báo cho các địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp về các hình thức lừa đảo, gian lận thương mại phổ biến hoặc mới xuất hiện. Đồng thời, hướng dẫn, tăng cường bồi dưỡng kiến thức thương mại, tài chính quốc tế, đào tạo kỹ năng giao dịch quốc tế cho các địa phương, doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao năng lực của doanh nghiệp trong giao dịch thương mại quốc tế.

“Tại Hội nghị hôm nay, tôi rất mong các hiệp hội ngành hàng, các địa phương chia sẻ về những rủi ro trong thực tiễn kinh doanh, nêu các ý kiến đề xuất với Bộ Công Thương, với các cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài về giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và giảm thiểu những rủi ro có thể xảy đến trong thời gian tới”, ông Hoàng Minh Chiến nhấn mạnh.

Hội nghị Giao ban Xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 11/2023 bao gồm 2 phiên chính: Phiên 1 dành cho các đại diện: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, Hiệp hội Điều Việt Nam trao đổi về những khó khăn, đề xuất nhu cầu hỗ trợ và các sáng kiến liên quan đến việc phòng tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế.

Phiên 2 dành cho đại diện các Thương vụ Việt Nam tại Tây Ban Nha, Italia, Nam Phi, Hoa Kỳ, Brazil, Canada, Philippines thông tin về tình hình thị trường nước ngoài và các kế hoạch phòng tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế khi xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

Sau Hội nghị này, với trách nhiệm là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục tổng hợp đầy đủ nhu cầu hỗ trợ và các kiến nghị, đề xuất của các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để tập trung giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét chỉ đạo giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ; góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm dược liệu của thị trường trong nước và phát triển xuất khẩu.

Việt Nga - Trang Anh - Bùi Hùng
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Đà Nẵng: Ứng dụng thương mại điện tử, hướng đi mới cho tiểu thương chợ truyền thống

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Thương mại điện tử: Đường dài không mấy dễ đi

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Gia Lai: Ngành Công Thương đẩy mạnh xúc tiến thương mại gắn với chuyển đổi số

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?