Thứ hai 25/11/2024 10:56

Hỗ trợ phục dựng lễ hội truyền thống các dân tộc thiểu số

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Văn bản số 458/BVHTTDL-VHDT hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phục dựng lễ hội các dân tộc thiểu số thuộc Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa năm 2020. 

Cụ thể, trong năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ phục dựng, bảo tồn một số lễ hội truyền thống của các dân tộc sau: Lễ hội truyền thống dân tộc Lào, tỉnh Điện Biên; dân tộc La Chí, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; dân tộc Nùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang; dân tộc Thái, tỉnh Yên Bái; dân tộc Shi La, tỉnh Lai Châu; dân tộc Gia Rai, tỉnh Kon Tum; lễ hội truyền thống tỉnh Bình Phước.

Các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc được quan tâm, phục dựng

Để thống nhất về quy trình, thủ tục và tiến độ đảm bảo đúng mục tiêu đề ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh khảo sát, lựa chọn, lập hồ sơ khoa học về lễ hội được bảo tồn phục dựng. Căn cứ vào thời gian dự kiến tổ chức bảo tồn, phục dựng lễ hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh chủ động xây dựng chi tiết báo cáo khảo sát, báo cáo khảo tả gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để thẩm định trước thời điểm diễn ra lễ hội ít nhất 20 ngày. Trên cơ sở thẩm định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh tiếp thu, tổ chức bảo tồn, phục dựng lễ hội.

Khi tổ chức phục dựng lễ hội: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh chú trọng việc chỉ đạo tổ chức phục dựng lễ hội truyền thống giàu bản sắc, được lưu giữ trong đời sống các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Thông qua lễ hội, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, lồng ghép đưa các yếu tố văn hóa mới tiến bộ nhằm tăng cường giao lưu quảng bá, giới thiệu, phù hợp với nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tâm linh của đồng bào các dân tộc, góp phần thúc đẩy phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, loại bỏ yếu tố lạc hậu, hủ tục không phù hợp trong đời sống cộng đồng.

Các lễ hội cần diễn ra một cách dân dã, tự nhiên, phản ánh sinh hoạt văn hóa cộng đồng, do đồng bào chủ động tham gia mở hội và thụ hưởng những giá trị văn hóa do lễ hội mang lại một cách thiết thực, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm. Lễ hội dân gian truyền thống không nên tùy tiện, lạm dụng các hình thức sinh hoạt văn hóa mới làm phai nhòa bản sắc văn hóa dân gian.

Các địa phương cũng chú ý phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, những người có uy tín, các nghệ nhân văn nghệ dân gian tham gia vào hoạt động của lễ hội, kể cả trong hành lễ cũng như trong phần hội, tránh khiên cưỡng, áp đặt; tránh mang nặng yếu tố thương mại hoặc lợi dụng để hoạt động mê tín dị đoan, rượu chè, cờ bạc và các tệ nạn xã hội khác trong đời sống xã hội, gây phản cảm và xa lạ với đồng bào dân tộc thiểu số...

Hoàng Huy
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'