Chủ nhật 27/04/2025 13:30

Heo rừng Tây Nguyên hút khách dịp Tết

Dịp Tết Nguyên đán 2019 ông Sơn đã chuẩn bị 50 con heo rừng bán cho khách hàng, với giá trung bình từ 80.000 - 100.000 đồng/kg.

Ông Ngô Minh Sơn trú tại thôn Chư Hậu 6, xã La Bă, huyện La Grai, Gia Lai vừa thu về 120 triệu khi xuất gần 100 con heo rừng lai. Tuy nhiên vào thời điểm này ông lại phải chuẩn bị hơn 50 con nữa cho khách hàng ăn Tết Nguyên đán 2019.

Những ngày này, trang trại heo rừng lai của ông Sơn khá náo nhiệt bởi những khách hàng phương xa, những vị láng giềng đến đặt heo ăn Tết.

Được biết, ông Sơn bắt đầu nuôi heo rừng lai năm 2013, mỗi năm xuất bán hơn 150 con và thu về gần 200 triệu đồng.

Đàn heo rừng của ông Sơn

Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi heo rừng lai, ông Sơn cho hay: “Loại heo này rất ít bệnh tật, đặc biệt là chưa hề bị bệnh tai xanh như lợn thường. Chủ yếu heo rừng lai hay bị bệnh phổi về mùa lạnh, nhưng 2 năm trở lại đây đàn heo của tôi cũng chưa thấy dấu hiệu gì".

Bên cạnh khâu chọn giống thì việc xây dựng chuồng trại cũng khá quan trọng. Vì tập tính nửa rừng, nửa nhà nên cần phải có hệ thống chuồng trại rộng rãi, thoáng mát và tạo thành các ô nhỏ có mái che ngoài trời để lợn trú ngụ. Tuyệt đối không nên xây dựng chuồng dạng kín của lợn thường, chuồng càng rộng heo đi lại nhiều thì thịt heo càng dai và ngon…”.

Trung bình heo rừng của ông Sơn bán ra từ 80.000 đến 100.000 đồng/kg

Được biết, thức ăn hằng ngày của heo rừng lai là những bó cỏ voi cùng một ít cám gạo hoặc ngô. Chỉ khi những chú heo con mới tách heo mẹ, ông Sơn mới cho ăn thêm cám đậm đặc.

“Đối với những con heo mẹ đang trong thời kỳ mang thai cần bổ sung chất dinh dưỡng để heo mẹ có sức đề kháng tốt. Thông thường một năm heo mẹ sẽ sinh sản vào 2 đợt, sau 6-7 tháng thì có thể xuất bán. Bình thường những con heo này rất hiền, nhưng cực kỳ hung vào những lúc mới sinh nên khi nuôi mọi người cần chú ý…”, ông Sơn cho biết thêm.

Mỗi năm ông Sơn xuất bán hơn 150 con heo thu về gần 200 triệu đồng

Heo rừng lai của ông Sơn được chăn nuôi theo kiểu nửa rừng, nửa nhà nên khá nhiều nhà hàng cũng như hàng xóm, láng giềng thích loại thực phẩm này. Hiện nay, ông Sơn đang xuất bán cho các thương lái, nhà hàng từ 80.000 -100.000 đồng/kg. Ngoài ra lão nông này còn bán heo giống cho bà con với giá giao động từ 150.000-250.000 đồng/kg.

Hoàng Tỷ

Tin cùng chuyên mục

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía