Thứ bảy 28/12/2024 07:44

Hà Nội: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Nghiên cứu chuyển đổi mô hình phát triển, Hà Nội hướng tới phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nâng cao đời sống cho người dân.

Huyện Quốc Oai (Hà Nội) hiện có 21 dân tộc thiểu số, với 7.100 người, chiếm 3,71% dân số toàn huyện. Đồng bào sống tập trung thành cộng đồng tại xã Phú Mãn và xã Đông Xuân, với dân tộc Mường chiếm gần 80%.

Ảnh minh họa

Triển khai Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND TP. Hà Nội về thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2030, UBND huyện đã kịp thời ban hành kế hoạch, giao các cơ quan căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ chủ động, tích cực quán triệt, thực hiện; chủ động bố trí nguồn vốn đầu tư cho các dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Theo kế hoạch, tổng số dự án thuộc nguồn vốn đầu tư công của thành phố cho 2 xã miền núi của huyện Quốc Oai giai đoạn 2021 - 2025 là 25 dự án, với mức đầu tư hơn 386 tỷ đồng. Trong đó, thành phố đã bố trí 257,8 tỷ đồng, triển khai 21 dự án. Các dự án đầu tư xây dựng cơ bản đã và đang triển khai thực hiện đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Theo ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch UBND huyện Quốc Oai, thời gian qua, với sự quan tâm, đầu tư của thành phố, diện mạo vùng đồng bào dân tộc miền núi tại hai xã Đông Xuân, Phú Mãn đã có nhiều đổi thay tích cực. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp ngày một đồng bộ, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho đồng bào vùng dân tộc.

Còn tại huyện Ba Vì (Hà Nội) thuộc vùng bán sơn địa, nằm ở phía Tây Bắc và cách trung tâm Thủ đô khoảng 60km, được chia thành 3 vùng: Vùng núi, vùng đồi gò và vùng đồng bằng ven sông.

Trong đó, khu vực miền núi có 7 xã (toàn huyện có 31 xã, thị trấn). Xác định phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi là nhiệm vụ quan trọng, nên cấp ủy, chính quyền các cấp luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên.

Theo lãnh đạo huyện Ba Vì, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025, huyện được giao 40 dự án với tổng kinh phí là 500 tỷ đồng.

Đến nay, huyện đã bố trí 423 tỷ đồng cho 37 dự án, trong đó, 23 dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng đang hoàn thiện hồ sơ quyết toán; 1 dự án đã hoàn thành quyết toán,... Các dự án trên đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng núi.

Đồng bào dân tộc Mường ở huyện Ba Vì (Hà Nội)

Báo cáo của Ban Dân tộc thành phố cho thấy, hiện nay, TP. Hà Nội có 13 xã dân tộc thiểu số, miền núi thuộc khu vực I của 4 huyện: Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai và Thạch Thất, với tổng số 118 thôn; 13/13 xã đều đạt chuẩn nông thôn mới.

Theo Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11/11/2021 của UBND TP. Hà Nội về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 (2021-2025) có 9 nội dung thực hiện để phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Tổng mức vốn đầu tư thực hiện 9 nội dung, dự kiến là hơn 2.000 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản là gần 1.700 tỷ đồng; vốn sự nghiệp là gần 500 tỷ đồng.

Đến nay, thành phố đã bố trí 974,2 tỷ đồng (89 dự án), đã giải ngân đạt trên 92% theo kế hoạch. Các dự án triển khai đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc, thiểu số.

Thu nhập bình quân đầu người các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt trên 50 triệu đồng/người/năm, có xã đạt trên 60 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm qua các năm; duy trì 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; 100% xã vùng dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới; tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt gần 70%; công tác bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc được quan tâm, đẩy mạnh...

Dù vậy, việc phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các huyện này vẫn còn hạn chế, chưa khai thác hết được lợi thế về tiềm năng của vùng; Chương trình giảm nghèo chưa bền vững, thu nhập bình quân đầu người và đời sống còn thấp, tỷ lệ hộ nguy cơ tái nghèo cao.

Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND TP. Hà Nội) cho rằng, vẫn còn một số dự án chậm tiến độ, tỷ lệ giải ngân thấp; dự án vướng quy hoạch. Do đó, Ban Văn hóa - Xã hội đề nghị các huyện kiến nghị cụ thể, nhất là việc điều chỉnh đối với các dự án, đề án, bổ sung vốn, bố trí vốn, đơn giá định mức…

Ban Văn hóa - Xã hội cũng đề nghị Ban Dân tộc TP. Hà Nội, với vai trò là cơ quan thường trực, rà soát, tổng hợp khó khăn, vướng mắc, đề xuất điều chỉnh dự án bổ sung nguồn lực về cơ chế, chính sách liên quan đến thẩm quyền của HĐND thành phố.

Khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động về chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số, chủ trương của thành phố tới toàn xã hội, nhất là cộng đồng doanh nghiệp để quan tâm đầu tư, phát triển cho vùng.

Các sở, ngành chức năng của thành phố tập trung rà soát các nội dung thuộc lĩnh vực của ngành, cùng với các địa phương triển khai dự án đảm bảo tiến độ, hiệu quả sử dụng vốn, bổ sung nguồn lực địa phương ngoài phần hỗ trợ của thành phố; chủ động nghiên cứu đề xuất, chuyển đổi mô hình, phát triển kinh tế để nâng cao đời sống cho người dân; đặc biệt quan tâm công tác quản lý đất đai, xây dựng ở những khu vực này.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu