Hà Nội: Phấn đấu giảm 3-4% mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu
Phát triển bền vững Thứ hai, 23/05/2022 - 14:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo Kế hoạch số 266/KH-UBND năm 2022 Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu giảm mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu trong sản xuất công nghiệp đạt 3-4%.
Theo đó, Hà Nội sẽ tập trung các hoạt động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người tiêu dùng áp dụng các giải pháp, phương thức, đổi mới sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, liên kết bền vững, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nhiên, vật liệu, giảm thiểu phát sinh chất thải, thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.
![]() |
Hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp sản xuất |
Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững theo hướng tiếp cận vòng đời sản phẩm, đẩy mạnh liên kết trong các khâu từ khai thác tài nguyên, nhiên liệu, nguyên, vật liệu đến sản xuất, phân phối, tiêu dùng và thải bỏ; chú trọng sửa chữa, bảo dưỡng và bảo trì, tái sử dụng và tái chế trong các công đoạn của vòng đời sản phẩm; coi trọng đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường, cải tiến thiết bị, quy trình quản lý nhằm cải thiện, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thân thiện môi trường.
Đồng thời, nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm xã hội của cộng đồng, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về sản xuất và tiêu dùng bền vững (từ sản xuất, lưu thông, phân phối, tiêu dùng, tái chế, tái sử dụng); huy động sự tham gia, đóng góp của mọi thành phần trong xã hội, trong đó doanh nghiệp và người tiêu dùng đóng vai trò trung tâm.
Trong năm 2022, Hà Nội phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm 3 - 4% mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu của các ngành sản xuất như: Dệt may, rượu bia nước giải khát, thép, nhựa. Tỷ lệ các quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức về lối sống, tiêu dùng bền vững đạt 70%. Phấn đấu 85% các khu, cụm công nghiệp và 60% các làng nghề được phổ biến, nâng cao nhận thức về sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Phấn đấu 100% các siêu thị, trung tâm thương mại không sử dụng túi nilon khó phân hủy; chuyển đổi sử dụng các sản phẩm bao bì thân thiện với môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy. Xây dựng, thúc đẩy phát triển chuỗi cung ứng bền vững; khuyến khích phân phối các sản phẩm thân thiện môi trường, được dán nhãn sinh thái tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Khuyến khích lồng ghép nội dung về sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chương trình đào tạo, giảng dạy tại các cấp đào tạo.
Với những tiêu chí đề ra, Hà Nội xác định phải đẩy mạnh truyền thông về sản xuất và tiêu dùng bền vững như: Tuyên truyền sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường thay thế dần các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy tại siêu thị, trung tâm thương mại; tổ chức phổ biến hướng dẫn và nhân rộng các mô hình, thực hành tốt về phân phối xanh, bền vững...
Thực hiện lồng ghép vấn đề sản xuất và tiêu dùng bền vững vào các đề án, chương trình, kế hoạch như: Quản lý và phát triển hoạt động logistics, thương mại điện tử; Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Chương trình khuyến công; Chương trình sản phẩm công nghiệp chủ lực; Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ... đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu giai đoạn 2021 - 2025 đề ra.
Hà Nội tiếp tục thúc đẩy sản xuất sạch hơn, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, áp dụng mô hình, liên kết bền vững theo chuỗi vòng đời sản phẩm; phát triển hệ thống phân phối, xuất nhập khẩu bền vững. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

5 giải pháp cho mục tiêu 45.000 hợp tác xã vào năm 2030

Triển lãm "Sống mới với cũ"- Một hành động thiết thực cho kinh tế tuần hoàn

Chính phủ ký ban hành Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn

HEINEKEN Việt Nam công bố Báo cáo phát triển bền vững 2021

Việt Nam - Thụy Điển: Hợp tác giảm phát thải carbon, phát triển bền vững
Tin cùng chuyên mục

Saint-Gobain Việt Nam cam kết phát triển bền vững qua loạt vật liệu hiện đại

Meliá Hotels International: Thương hiệu khách sạn bền vững

Doanh nghiệp năng lượng đưa tính bền vững vào chiến lược kinh doanh

Đại diện Việt Nam chia sẻ về phát triển kinh tế xanh trước 21 thành viên APEC

ADM Cares hỗ trợ 1,725 tỉ đồng phát triển sinh kế bền vững tại Việt Nam

Cần Thơ thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi

Đà Nẵng: Chợ Hàn được thí điểm giảm thiểu rác thải nhựa

Thay thế Nghị định 67: Hỗ trợ ngư dân bám biển, khai thác xa bờ

Thúc đẩy hiện thực hoá cam kết phát thải carbon ròng bằng 0

Lao động có kỹ năng: “Chìa khóa” nâng cao năng suất

Doanh nghiệp châu Âu dự báo tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Vĩnh Long: Đầu tư sản xuất xanh

Tối ưu hóa nguồn lực là “chìa khóa” để phát triển sau đại dịch
