Kiến trúc sư hiến kế cải tạo cảnh quan sau khi phá bỏ Hàm Cá Mập

Theo kiến trúc sư, khi cải tạo tòa Hàm Cá Mập, cần lưu ý về vấn đề gìn giữ giá trị văn hóa, tạo không gian di sản, hạn chế biển quảng cáo, kinh doanh.
TS. Vũ Tiến Lộc: Bộ Công Thương phải giữ vai trò “kiến trúc sư trưởng” trong hình thành chuỗi cung ứng Cận cảnh khu đất 'vàng' dự kiến xây công viên gần Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội: Mương Kẻ Khế với dự án trăm tỷ biến thành nơi tập kết rác

Bước đầu trả lại "linh khí" cho khu vực Hồ Hoàn Kiếm

Văn phòng UBND TP. Hà Nội vừa thông báo Kết luận của Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Dương Đức Tuấn tại cuộc họp xem xét về phương án thiết kế, cải tạo Quảng trường Đông Kinh-Nghĩa Thục, quận Hoàn Kiếm.

Cụ thể, UBND TP. Hà Nội nhất trí với chủ trương và phương án tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, làm cơ sở nghiên cứu dự án cải tạo, chỉnh trang và tái thiết khu vực này. Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục có giá trị lịch sử, văn hóa cao, đóng vai trò kết nối giữa hai khu vực quan trọng gồm Khu di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm (phía Bắc) và Khu phố Cổ - di tích quốc gia (phía Nam). Việc cải tạo sẽ được triển khai đồng thời với quá trình nghiên cứu, đầu tư xây dựng các không gian công cộng khác xung quanh hồ Hoàn Kiếm, theo chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy và UBND TP. Hà Nội.

Chính quyền Hà Nội đồng ý phương án phá bỏ tòa Hàm Cá Mập gần Hồ Gươm. Ảnh: Phương Cúc
Chính quyền Hà Nội đồng ý phương án phá bỏ tòa Hàm Cá Mập gần Hồ Gươm. Ảnh: Phương Cúc

Đáng chú ý, chính quyền Hà Nội thống nhất với đề xuất phá bỏ tòa nhà “Hàm Cá Mập và quy hoạch không gian ngầm tại khu vực quảng trường hiện có cùng phần mở rộng sau khi công trình này bị dỡ bỏ. Theo tìm hiểu, việc phá bỏ tòa Hàm Cá Mập, tạo không gian mới đang được ủng hộ của nhiều kiến trúc sư quan tâm đến khu vực này.

Cụ thể, chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, kiến trúc sư Nguyễn Thành Lam (sinh năm 2000), thành viên của nhóm thực hiện Phương án kiến trúc có tên "Giao duyên" được Bộ Giao thông vận tải (nay đã sáp nhập vào Bộ Xây dựng) lựa chọn để đầu tư xây dựng công trình cầu Đuống mới (TP. Hà Nội) cho biết: "Tôi đồng tình với quyết định phá bỏ tòa nhà Hàm Cá Mập vì công trình này không phù hợp với cảnh quan lịch sử của Hồ Hoàn Kiếm và làm giảm giá trị không gian công cộng của khu vực. Kiến trúc của tòa nhà bị đánh giá là lấn át không gian công cộng, làm mất đi sự hài hòa của khu vực có giá trị lịch sử, văn hóa đặc biệt".

Kiến trúc sư Nguyễn Thành Lam chỉ ra rằng mặc dù trong hơn 30 năm qua, tòa Hàm Cá Mập đã trở thành một địa điểm quen thuộc của người Hà Nội với các quán cà phê có tầm nhìn đẹp, nhưng vai trò này chủ yếu mang tính tự phát, không được quy hoạch bài bản để đóng góp cho không gian công cộng. Điều này đặt ra câu hỏi: “Liệu việc giữ lại một công trình không phù hợp về mặt cảnh quan có phải là lựa chọn tối ưu?”.

Tầm nhìn từ tòa Hàm Cá Mập ra Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Phương Cúc
Tầm nhìn từ tòa Hàm Cá Mập ra Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Phương Cúc

Theo nhận định của anh Nguyễn Thành Lam, kế hoạch phá bỏ tòa nhà Hàm Cá Mập hiện đang nhận được nhiều phản ứng trái chiều. Một số người tiếc nuối vì đã có nhiều kỷ niệm với nơi này, nhưng phần đông ủng hộ, cho rằng công trình này "chưa bao giờ thực sự thuộc về Hồ Hoàn Kiếm. Theo các chuyên gia, phá dỡ tòa nhà này là bước đầu tiên trong quá trình "trả lại linh khí" cho khu vực.

"Tuy nhiên, việc loại bỏ một tòa nhà đơn lẻ như Hàm Cá Mập không đủ để giải quyết triệt để vấn đề cảnh quan đô thị nếu không có một chiến lược tổng thể về quy hoạch chiều cao và kiến trúc xung quanh Hồ Hoàn Kiếm", kiến trúc sư Nguyễn Thành Lam lưu ý.

“Hiến kế” cải tạo khu vực xung quanh tòa Hàm Cá Mập

Theo UBND TP. Hà Nội, sau khi phá bỏ tòa nhà “Hàm cá mập” sẽ đề xuất thực hiện không gian ngầm tại khu vực quảng trường hiện có và không gian mở rộng, nghiên cứu khoảng 3 tầng hầm, đề xuất cụ thể chức năng sử dụng tầng hầm (nên bố trí không gian văn hóa, thương mại tại tầng hầm 1, khu vực đỗ xe tại tầng hầm 2,3).

Trường hợp không bố trí đỗ xe, có thể sử dụng thành không gian lưỡng dụng.

Về vấn đề cải tạo khu vực xung quanh tòa Hàm Cá Mập, kiến trúc sư Nguyễn Thành Lam cũng có những ý tưởng để công trình này trở nên gần gũi với người dân hơn.

Sau khi cải tạo, khu vực tòa Hàm Cá Mập được kỳ vọng có kiến trúc gắn liền với giá trị văn hóa, lịch sử. Ảnh: Phương Cúc
Sau khi cải tạo, khu vực tòa Hàm Cá Mập được kỳ vọng có kiến trúc gắn liền với giá trị văn hóa, lịch sử. Ảnh: Phương Cúc

"Việc phá bỏ Hàm Cá Mập mở ra cơ hội để tái thiết không gian Hồ Hoàn Kiếm một cách bài bản và bền vững, đặt con người làm trung tâm, thay vì chạy theo lợi nhuận thương mại. Kiến trúc sư nổi tiếng Jan Gehl từng nhấn mạnh ‘trước tiên là cuộc sống, sau đó là không gian, cuối cùng mới đến các tòa nhà, làm theo thứ tự ngược lại sẽ không bao giờ hiệu quả’. Điều này có nghĩa là thiết kế không gian sau khi phá bỏ Hàm Cá Mập phải phục vụ cộng đồng trước tiên", anh Nguyễn Thành Lam nhận định.

Do đó, kiến trúc sư Nguyễn Thành Lam đề xuất ba hướng chính về việc cải tạo không gian văn hóa xung quanh khu vực tòa Hàm Cá Mập.
Thứ nhất, phát triển không gian ngầm đa chức năng bao gồm xây dựng trung tâm triển lãm văn hóa, không gian sáng tạo, cửa hàng nhỏ; bãi đỗ xe ngầm giúp giảm áp lực giao thông, giữ cho mặt đất thông thoáng; đảm bảo không có công trình cao tầng làm cản trở tầm nhìn ra hồ.

Thứ hai, tạo “quảng trường mềm” – không gian xanh, mở. Cụ thể, không gian không chỉ lát đá mà có thêm cây xanh, ghế nghỉ, mặt nước nhỏ. Đồng thời biến nơi đây thành một điểm đến công cộng thực sự, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, giao lưu cộng đồng.

Thứ ba, về phong cách thiết kế, phần kiến trúc nên mang hơi hướng giao thoa giữa quá khứ và tương lai. Nếu có công trình mới thì phải “kể được câu chuyện của Hà Nội”, sử dụng vật liệu phù hợp với khu vực di sản. Và tránh việc xây dựng một công trình mang phong cách quá hiện đại hoặc thương mại hóa khu vực.

Hiện trạng tòa Hàm Cá Mập gần Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Phương Cúc
Hiện trạng tòa Hàm Cá Mập gần Hồ Hoàn Kiếm. Ảnh: Phương Cúc

"Một lo ngại lớn sau khi phá bỏ tòa Hàm Cá Mập là nguy cơ thương mại hóa quá mức. Tòa nhà Hàm Cá Mập vốn là một dự án tư nhân và nếu không kiểm soát tốt, khu vực sau này có thể tiếp tục bị biến thành một không gian thuần túy phục vụ thương mại. Do đó, Hà Nội cần tham khảo kinh nghiệm từ các thành phố như New York (Mỹ), London (Anh), Seoul (Hàn Quốc), nơi không gian công cộng được bảo vệ khỏi sự chi phối của vấn đề kinh doanh. Điều này có thể được thực hiện bằng các chính sách hạn chế biển quảng cáo, kiểm soát hàng rong và khuyến khích các hoạt động văn hóa thay vì thuần túy thương mại.

Nếu được thiết kế đúng, không gian sau khi phá dỡ Hàm Cá Mập không chỉ loại bỏ một kiến trúc không phù hợp, mà còn mở ra một chương mới cho đô thị Hà Nội, thể hiện một thành phố biết trân trọng quá khứ nhưng vẫn tự tin bước vào tương lai", Kiến trúc sư Nguyễn Thành Lam đánh giá.

Tòa nhà Hàm Cá Mập được xây dựng từ năm 1991, mặt trước hướng ra quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục, mặt trái hướng ra hồ Gươm, mặt phải giáp với phố Cầu Gỗ. Tòa nhà có 6 tầng, trong đó tầng 2 đến tầng 5 là các nhà hàng, quán cà phê, tầng 6 có tầm nhìn bao quát hồ Gươm.

Trần Đình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: UBND TP. Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Từ lời nhắn của người lính đến trách nhiệm viết tiếp

Từ lời nhắn của người lính đến trách nhiệm viết tiếp 'câu chuyện hòa bình' của thế hệ trẻ

Thế hệ cha ông giữ đất nước bằng máu, thế hệ hôm nay viết tiếp "câu chuyện hòa bình" bằng bản lĩnh, tri thức và trách nhiệm...
Bộ đội Biên phòng Lai Châu cứu bé gái lạc trong rừng

Bộ đội Biên phòng Lai Châu cứu bé gái lạc trong rừng

Sau gần 3 ngày đêm tìm kiếm, Bộ đội Biên phòng Lai Châu đã kịp thời cứu an toàn cháu bé người La Hủ 7 tuổi bị thiểu năng lạc vào rừng sâu.
Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Dù sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhưng chuyển đổi số trong du lịch nông thôn nhiều nơi vẫn chậm triển khai, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy kinh tế địa phương.
Tai nạn giao thông trong 2 ngày lễ đầu tháng 5 giảm cả hai tiêu chí

Tai nạn giao thông trong 2 ngày lễ đầu tháng 5 giảm cả hai tiêu chí

Thống kê của Cục Cảnh sát giao thông, trong hai ngày nghỉ lễ 1 và 2/5/2025 cả nước ghi nhận 117 vụ tai nạn giao thông, làm chết 50 người bị thương 100 người.
Từ ngày 1/7/2025, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí

Từ ngày 1/7/2025, khoảng 1,6 triệu người cao tuổi sẽ nhận trợ cấp hưu trí

Từ 1/7/2025, khi Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, dự kiến khoảng 1,6 triệu người cao tuổi trên cả nước sẽ nhận trợ cấp hưu trí theo quy định mới.

Tin cùng chuyên mục

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến 'xa lộ' logistics - Bài 3: Từ 'mạch máu' thép đến 'huyết quản' số

Việt Nam đã chuyển từ hậu cần chiến tranh sang chuỗi cung ứng toàn cầu, cải cách hạ tầng và phát triển chiến lược logistics, nền tảng vững chắc cho hội nhập.
Thời tiết hôm nay 2/5: Hà Nội đêm mưa, ngày nắng

Thời tiết hôm nay 2/5: Hà Nội đêm mưa, ngày nắng

Thời tiết hôm nay 2/5, Hà Nội có mây, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng, gió nhẹ. Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, trong mưa dông xảy ra lốc, sét, mưa đá.
Thời tiết biển hôm nay 2/5/2025: Hầu hết vùng biển mưa, dông

Thời tiết biển hôm nay 2/5/2025: Hầu hết vùng biển mưa, dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 2/5/2025, gió trên các vùng biển có cường độ yếu. Hầu hết các vùng biển có mưa rào và dông vài nơi.
Về Bảo tàng Lịch sử Quân sự, cùng dòng người ngược dấu xưa

Về Bảo tàng Lịch sử Quân sự, cùng dòng người ngược dấu xưa

Dịp 30/4 - 1/5, hàng ngàn người đổ về Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, cùng nhau ngược dòng ký ức, chạm vào những dấu chân không thể lãng quên của dân tộc.
Rộn ràng sắc màu ngày 1/5 trên khắp phố phường Hà Nội

Rộn ràng sắc màu ngày 1/5 trên khắp phố phường Hà Nội

Không khí lễ hội tràn ngập khắp phố phường Hà Nội trong ngày 1/5, tạo nên bức tranh rực rỡ và sôi động, thấm đẫm niềm tự hào lao động.
Trải nghiệm mới tại Công viên Thống nhất dịp nghỉ lễ

Trải nghiệm mới tại Công viên Thống nhất dịp nghỉ lễ

Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, nhiều gia đình chọn Công viên Thống nhất làm nơi giải trí bởi tiết kiệm chi phí, nhiều hoạt động và hòa mình với thiên nhiên.
Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xây dựng đang mở ra hướng đi mới trong quản lý nông thôn mới hiện đại, minh bạch và bền vững.
Công nhân sáng tạo: Nền móng cho phát triển trong kỷ nguyên mới

Công nhân sáng tạo: Nền móng cho phát triển trong kỷ nguyên mới

“Công nhân sáng tạo, vững tin bước vào kỷ nguyên mới” là một trong những nội dung hoạt động trọng tâm của Tháng Công nhân năm 2025.
Từ tuyến lửa Trường Sơn đến

Từ tuyến lửa Trường Sơn đến 'xa lộ' logistics - Bài 2: Hòa nhịp cùng đất nước

Sau ngày thống nhất, những chuyến tàu, kho hàng và tờ tem phiếu trở thành 'xa lộ' logistics cùng đất nước bước qua những tháng năm thiếu thốn và gian khó
Học giả Nguyễn Đình Đầu: Người tận hiến cho dân tộc và lịch sử nước nhà

Học giả Nguyễn Đình Đầu: Người tận hiến cho dân tộc và lịch sử nước nhà

Suốt cuộc đời xuyên qua hai thế kỷ, học giả Nguyễn Đình Đầu luôn là một tấm gương sáng, tận hiến cho dân tộc và lịch sử nước nhà.
Thời tiết hôm nay 1/5: Bắc Trung Bộ có mưa rào

Thời tiết hôm nay 1/5: Bắc Trung Bộ có mưa rào

Thời tiết hôm nay 1/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông vài nơi, cục bộ có nơi mưa to.
Thời tiết biển hôm nay 1/5/2025: Biển Đông có mưa và dông

Thời tiết biển hôm nay 1/5/2025: Biển Đông có mưa và dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 1/5/2025, gió trên các vùng biển có cường độ yếu. Khu vực Biển Đông có mưa rào rải rác và dông vài nơi.
Nụ hôn 30/4 và Việt Nam trong mắt du khách quốc tế sau 50 năm thống nhất

Nụ hôn 30/4 và Việt Nam trong mắt du khách quốc tế sau 50 năm thống nhất

Một nụ hôn trong ngày 30/4 trở thành khoảnh khắc đáng nhớ, phản ánh góc nhìn đầy thiện cảm của du khách về một Việt Nam đang vươn mình sau 50 năm thống nhất.
Kíp xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập sau 50 năm: Khoảnh khắc và cuộc đời

Kíp xe tăng 390 húc đổ cổng Dinh Độc Lập sau 50 năm: Khoảnh khắc và cuộc đời

Sau khi nghe lệnh "Chú tông thẳng vào!", lái xe tăng 390 Nguyễn Văn Tập đã húc tung cánh cổng chính Dinh Độc Lập, vào đúng ngày này 50 năm về trước...
Đại tá dẫn đầu phi đội Su30-MK2 tiết lộ thông điệp bầy chim sắt ‘viết lên trời xanh”

Đại tá dẫn đầu phi đội Su30-MK2 tiết lộ thông điệp bầy chim sắt ‘viết lên trời xanh”

Đại tá Nguyễn Thế Dũng, Chủ nhiệm chính trị Sư đoàn 371 dẫn đầu phi đội Su30-MK2 tiết lộ thông điệp bầy chim sắt ‘viết lên trời xanh”, bay trong hoà bình!
Từ chiến hào đến ngày toàn thắng: Hồi ức 30/4 của người lính năm xưa

Từ chiến hào đến ngày toàn thắng: Hồi ức 30/4 của người lính năm xưa

Nửa thế kỷ đã trôi qua, đất nước đã hồi sinh từ tro tàn chiến tranh, nhưng ký ức về ngày 30/4 lịch sử chưa bao giờ nguôi trong trái tim người lính năm xưa.
TP. Hồ Chí Minh: Cầu Ba Son lung linh trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh: Cầu Ba Son lung linh trong dịp lễ 30/4

Cầu Ba Son – một trong 50 công trình tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh mang vẻ đẹp lung linh, đầy cuốn hút khi về đêm nhờ hệ thống chiếu sáng mỹ thuật hiện đại.
Có một Hà Nội 30/4 rực màu cờ đỏ - màu hoa khát vọng thành phố vì hoà bình!

Có một Hà Nội 30/4 rực màu cờ đỏ - màu hoa khát vọng thành phố vì hoà bình!

Trung tâm Thủ đô Hà Nội rộn ràng trong sắc đỏ cờ hoa và cảm xúc thiêng liêng của 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, của ngày hội thống nhất non sông.
Hiệu quả công tác điều hành giao thông dịp lễ 30/4

Hiệu quả công tác điều hành giao thông dịp lễ 30/4

Toàn quốc ghi nhận 42 vụ tai nạn, giảm mạnh cả ba tiêu chí so với cùng kỳ năm 2024, cho thấy hiệu quả của công tác điều hành giao thông dịp lễ 30/4.
Thăm nơi Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch giải phóng miền Nam

Thăm nơi Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch giải phóng miền Nam

Dịp lễ 30/4 năm nay, Hoàng thành Thăng Long thu hút du khách đến tham quan di tích D67, nơi Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương có những quyết sách quan trọng.
Mobile VerionPhiên bản di động