Giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ

Để logistics trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp tích cực vào cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, ngoài vấn đề về cơ chế, chính sách, kết cấu hạ tầng, cần sự nỗ lực của các ngành, các cấp có liên quan, đặc biệt là cộng đồng doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá thành.

Ông NGUYỄN QUỐC PHƯƠNG

- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV):

Logistics hàng không có nhiều dư địa tăng trưởng

Thị trường vận tải hàng không Việt Nam nói chung và thị trường logistics hàng không nói riêng được đánh giá còn nhiều dư địa tăng trưởng. Cùng với những điều kiện thuận lợi từ các chính sách của Chính phủ như: Tham gia các tổ chức ASEAN, APEC, WTO, các hiệp định FTA và “mở cửa” bầu trời, tự do hóa trong vận tải hàng không đã mở ra những cơ hội kinh doanh mới.

Giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ
Chi phí logistics của Việt Nam còn cao

Theo dự báo của Hội đồng cảng hàng không quốc tế (ACI), Việt Nam là một trong top 10 quốc gia phát triển vận chuyển hành khách cao nhất trong giai đoạn 2018 - 2040; và định hướng mục tiêu phát triển của thị trường vận tải hàng không trong nước đến năm 2030 tăng trưởng trung bình 10 - 12%/năm.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, cần thực hiện đầu tư đồng bộ để đảm bảo kết nối giao thông thuận tiện đến các cảng hàng không, đặc biệt là với các trung tâm logistics; sớm hoàn thành quy hoạch nhà ga hàng hóa; ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển logistics hàng không tại một số cảng hàng không có sản lượng chưa cao; dành quỹ đất phát triển kết cấu hạ tầng hàng không theo chiến lược, quy hoạch. Đặc biệt, dành quỹ đất cho đầu tư phát triển hệ thống nhà ga hàng hóa, các kho hàng không kéo dài.

Đại diện Công ty CP Giao hàng Tiết kiệm:

Cần sớm hoàn thiện chính sách

Chúng tôi đề xuất Chính phủ, Bộ Công Thương có quan điểm chỉ đạo về việc tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp logistics; hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics như: Sửa đổi, ban hành mới các chính sách, pháp luật điều chỉnh dịch vụ logistics, vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới; nội luật hóa các cam kết quốc tế về logistics…

Bên cạnh đó, mong muốn các bộ, ngành, địa phương ưu tiên mở rộng quỹ đất, đầu tư hoàn thiện hạ tầng logistics bằng việc tiếp tục rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng các trung tâm kho vận lớn, tập trung ở các địa phương và thành phố; nâng cấp và kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải; giảm các khoản phí hạ tầng, phụ phí bến bãi…

Ngoài ra, tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ và những thành tựu công nghệ trong lĩnh vực logistics cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua tái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng năng lực dư thừa.

Bà NGÔ THỊ TRÚC ANH

- Giám đốc Bộ phận Vận chuyển Lazada Việt Nam:

Xây dựng hệ thống logistics chuẩn quốc tế tại Việt Nam

Tầm nhìn của Lazada đến năm 2030 là phục vụ cho 300 triệu khách hàng; chắp cánh cho 8 triệu doanh nghiệp vừa và nhỏ trên khắp Đông Nam Á phát triển hưng thịnh và tạo nên hàng triệu việc làm trong hệ sinh thái thương mại điện tử.

Theo đó, Lazada luôn hướng đến xây dựng một hệ sinh thái thương mại điện tử bền vững thông qua đầu tư dài hạn về công nghệ và logistics. Chúng tôi đã xây dựng một hệ thống logistics chuẩn quốc tế tại Việt Nam để phục vụ người tiêu dùng và nhà bán hàng.

Lazada hiện có 3 kho hàng tại TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Hà Nội; 2 Trung Tâm phân loại hàng hóa tự động tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội; hơn 2.000 điểm tiếp nhận hàng cho người bán hàng và hơn 200 điểm nhận hàng cho khách hàng; hơn 1.500 đối tác giao nhận trên khắp cả nước... Bên cạnh đó, Lazada cũng ứng dụng công nghệ và dữ liệu quản lý trực tuyến vào hoạt động logistics; quản lý hệ thống mạng lưới tập trung, chuẩn hóa địa chỉ và tem vận chuyển; hệ thống phân loại hàng hóa tự động và đội ngũ giao hàng chuyên nghiệp.

Đại diện Cảng Quốc tế Long An:

Tối ưu hóa hoạt động logistics của doanh nghiệp

Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều kênh, rạch nên việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy là ưu tiên hàng đầu. Cùng với việc cửa sông Soài Rạp nằm ở Long An, khả năng đón các tàu trọng tải lớn ra vào đã biến nơi đây thành cửa ngõ nối TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh trong vùng và khu vực.

Nắm bắt tiềm năng lợi thế đó, Cảng Quốc tế Long An do Đồng Tâm Group làm chủ đầu tư có diện tích 147ha, được quy hoạch bao gồm: Khu liên hợp các khu công nghiệp, khu dịch vụ công nghiệp, khu đô thị, và các khu dịch vụ cảng biển, lưu trú...

Giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ

Vận tải đường sắt chưa hấp dẫn khách hàng

Đến nay, Cảng Quốc tế Long An đã xây dựng hoàn thành 3 cầu cảng với chiều dài 630m có thể tiếp nhận tàu 70.000 DWT. Trong năm 2020, đơn vị đã ký kết hợp tác chiến lược với các cảng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tạo điều kiện xúc tiến phát triển mạng lưới vận chuyển hàng hóa đa phương thức, đó cũng là tiền đề để Cảng Quốc tế Long An trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ đi các khu vực và quốc tế, góp phần giảm giá thành hàng hóa của các doanh nghiệp trong vùng, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Ông ĐỖ XUÂN MINH

- Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Logistics Tân Cảng (SNP Logistics), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG):

Nâng cao chất lượng dịch vụ khai thác cảng

Tiếp nối thành công trong việc áp dụng công nghệ số hóa hiện đại vào giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khai thác cảng, từ năm 2015, TCSG đã tiếp tục đầu tư áp dụng hệ thống quản trị dịch vụ logistics hiện đại “Oracle Transportation Management”, kết hợp triển khai nhiều hệ thống quản lý kho hàng WMS nhằm phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.

Việc triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý dịch vụ logistics đem lại hiệu quả tối ưu: Quản lý 100% đơn hàng từ khách hàng từ khi phát sinh cho đến khi hoàn tất, ra hóa đơn và theo dõi công nợ; nâng cao tỷ lệ đáp ứng dịch vụ với mức KPI bình quân trên 98% trong nhiều năm; giảm thiểu các sai sót cá nhân. Đánh giá trung thực và hiệu quả năng lực của từng cá nhân trong chuỗi dịch vụ; kết nối hiệu quả với các hệ thống thông tin của khách hàng.

Với định hướng tiên phong trong giải pháp công nghệ số hóa, kết hợp các ứng dụng công nghệ quản lý dịch vụ logistics - TCSG định vị là lợi thế nâng cao sức cạnh tranh trong việc cung cấp giải pháp logistics toàn diện, mang lại giá trị cho khách hàng.

Đại diện Công ty CP Vận tải và Thương mại Đường sắt (RATRACO):

Thị phần của các phương thức vận tải hàng hóa còn chênh lệch

Hiện tại, vận tải hàng hóa nội địa trên đường bộ chiếm 65% tổng sản lượng vận tải trong khi đường sắt chỉ chiếm 0,6%, đường biển 18%. Như vậy, thị phần của các phương thức vận tải hàng hóa còn chênh lệch, chưa đồng bộ, hợp lý.

Vận tải đường sắt có ưu thế vận chuyển khối lượng lớn, an toàn và đa dạng các loại hàng hóa; cự ly vận chuyển lớn cùng với giá cước vận chuyển ổn định, hợp lý; có khả năng kết nối với các điểm đến nằm sâu trong nội địa xa hệ thống cảng biển song chỉ chiếm thị phần khiêm tốn.

Việc kết hợp hài hòa, hiệu quả giữa vận tải đường sắt và các loại hình vận tải khác sẽ tạo điều kiện thuận lợi để lưu thông hàng hóa, tiết giảm chi phí logistics của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Vì vậy, trong giai đoạn 2021 - 2030, hệ thống giao thông vận tải cần được đồng bộ hiện đại, liên thông đa phương thức, gắn với thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý, kết nối hài hòa thuận tiện với mạng lưới đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế và các đầu mối vận tải đối ngoại.

Đặc biệt, các cơ quan quản lý nhà nước cần có các chính sách cụ thể, cơ chế đặc thù để huy động tối đa vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường sắt…

Ông PHẠM NAM LONG - Nhà sáng lập và CEO Abivin:

Chuyển đổi số ngành kho vận để giảm chi phí

Hiện nay tại Việt Nam, khối lượng hàng hóa vận tải lớn nhất đến từ vận tải nội địa. Trong đó, hai loại hình vận tải hàng hóa phổ biến nhất là vận tải đường bộ và vận tải đường thủy nội địa. Với 1,3 triệu xe tải, Việt Nam là quốc gia sở hữu nhiều xe tải thứ hai Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Điều này, cho thấy tiềm năng chuyển đổi số, tối ưu vận tải đường bộ và đường thủy nội địa tại Việt Nam vô cùng lớn.

Thành lập năm 2015, Abivin cung cấp giải pháp tối ưu chuỗi cung ứng cho các công ty trong nhiều lĩnh vực: Nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ logistics, vận tải container. Hiện nay, Abivin đã triển khai giải pháp ở 5 quốc gia: Việt Nam, Singapore, Indonesia, Myanmar và Nhật Bản. Trong 5 năm qua, Abivin đã thực hiện hơn 45 dự án tối ưu hóa chuỗi cung ứng/logistics. Năm 2020, khoảng 1.350 triệu tấn.km hàng hóa được xử lý bởi giải pháp chuyển đổi số của Abivin. Hiện nay, Abivin cung cấp Abivin vRoute 4.0 - nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI Platform) để giải quyết bài toán quản lý và tối ưu cho các doanh nghiệp chủ hàng và chủ xe ở cả 4 mô hình vận tải. Giải pháp giúp các doanh nghiệp giảm chi phí logistics lên tới 30%.

Đại diện Công ty CP Vận tải Xăng dầu VIPCO:

Giảm chi phí cảng biển, neo đậu

Bên cạnh những thuận lợi như nhiều năm kinh nghiệm và nền tảng vững chắc trong lĩnh vực vận tải tầu dầu, VIPCO cũng gặp một số khó khăn nhất định. Chẳng hạn, các khoản chi phí khai thác như giá nhiên liệu đang ở mức tăng; chi phí dịch vụ cảng biển, phí cầu bến ở mức cao và có xu hướng tăng nên ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả khai thác. Khai thác tuyến chuyến tỷ lệ chi phí nhiên liệu và cảng phí luôn chiếm khoảng 55-60% doanh thu của chuyến hàng.

Giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ

Thị trường logistics hàng không còn nhiều dư địa tăng trưởng

Đặc biệt, với diễn biến của dịch Covid-19, việc thay thế thuyền viên, công tác bảo dưỡng các thiết bị trên tàu bị hạn chế rất nhiều. Chi phí cho thuyền viên rời tàu/nhập tàu, cách ly bị phụ trội lên, thậm chí nếu phải thay thế thuyền viên tại các cảng nước ngoài thì chi phí thường gấp 4-5 lần so với trong nước…

Đối mặt với những khó khăn trên, VIPCO mong muốn các bộ, ban, ngành, cơ quan chức năng liên quan nghiên cứu và có những giải pháp tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc, cụ thể như: Giảm các chi phí cảng biển, neo đậu và các chi phí liên quan đến hoạt động vận tải; thuyền viên khi rời tàu có thể xem xét giảm thời gian cách ly trên bờ vì tàu rời cảng xếp hàng (cảng nước ngoài) và trả hàng tại Việt Nam thì thời gian tàu chạy trên biển có thể xem xét là thời gian cách ly.

Đại diện Công ty CP Giao nhận Vận tải Quốc tế Lacco:

Cung cấp dịch vụ xuyên suốt với chất lượng cao

Lacco là một trong những công ty logistics lớn tại Việt Nam. Với mạng lưới toàn cầu nên các dịch vụ của Lacco luôn đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng và tư vấn đầy đủ phương án vận chuyển tối ưu nhất cho hàng hóa ở mỗi quốc gia, khu vực, giảm thiểu tối đa sự chậm trễ, tiết kiệm chi phí.

Đối với dịch vụ vận tải biển, Lacco liên kết với các đối tác là các hãng tàu hàng đầu như: Maersk, Mol, Msc… và có đầy đủ các dịch vụ xuyên suốt với chất lượng cao. Còn với dịch vụ vận tải đường bộ, lợi thế có các chi nhánh và văn phòng đại diện tại các bến cảng, cửa khẩu chính của cả nước, Lacco nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng xe container hoặc xe tải từ kho khách hàng đến cảng Việt Nam và hàng lẻ từ kho đến kho trong lãnh thổ Việt Nam…

Tuy nhiên, vốn là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại Việt Nam nên Lacco khó tiếp cận ký hợp đồng trực tiếp với các công ty FDI mà phải làm thầu phụ cho các công ty nước ngoài. Trong khi, giá cước vận tải quốc tế (cước đường biển và cước hàng không) nằm trong tay các hãng vận chuyển lớn của nước ngoài, giá biến động nhiều, không ổn định dẫn đến việc khó khăn cho công ty trong việc ký hợp đồng cung cấp dịch vụ logistics dài hạn cho đối tác.

NGUYỄN QUỲNH DƯƠNG - CEO Công ty Cổ phần Nhanh.vn:

Giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp bán lẻ

Quản lý vận hành luôn là bài toán đầy khó khăn với các doanh nghiệp bán lẻ Việt. Có thể trong thời gian đầu khi mới bắt đầu kinh doanh ở mô hình nhỏ, khối lượng không quá nhiều, việc quản lý sẽ không quá phức tạp. Tuy nhiên, khi hoạt động kinh doanh đã dần ổn định, để mở rộng mô hình kinh doanh, doanh nghiệp thường gặp những bài toán khó trong việc quản lý chặt chẽ dòng tiền, quản lý hàng hóa để không xảy ra thất thoát, mất hàng hay kiểm soát hiệu quả làm việc của từng nhân viên…

Hiểu được điều này, Nhanh.vn đã ra đời, mang lại một giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp bán lẻ, trở thành công cụ đắc lực giúp các đơn vị có thể quản lý mọi lúc, mọi nơi, kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận hành kinh doanh của mình.

Với sứ mệnh giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam có thể tối ưu quy trình vận hành kinh doanh hiệu quả, hiện tại, Nhanh.vn đang cung cấp chuỗi giải pháp quản lý bán hàng số 1 tại Việt Nam, là dịch vụ 4 trong 1 gồm: Phần mềm quản lý bán hàng, thiết kế web, phần mềm quản lý page Facebook và dịch vụ vận chuyển. Nhanh.vn đã cung cấp phần mềm quản lý bán hàng đa kênh tốt nhất và được hơn 80.000 cửa hàng đã tin dùng.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng không

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Nam Định: Nhiều tín hiệu vui từ xuất khẩu hàng hoá

Một doanh nghiệp dệt may tại Khu Công nghiệp Rạng Đông, tỉnh Nam Định vừa làm thủ tục xuất lô hàng đầu tiên với khối lượng 3,5 tấn hàng, trị giá 53.000 USD.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

Việt Nam thu về hơn 532 triệu USD từ xuất khẩu xăng dầu

3 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu xăng dầu của Việt Nam đạt 631.310 tấn, trị giá 532,02 triệu USD, tăng 13,9% về lượng và tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ.
Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore: Giữ đà tăng trưởng

Trong tháng 3/2024, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục giữ được mức tăng trưởng dương khá tốt (tăng 7,69%), đạt 603,3 triệu SGD.
Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Sản xuất lúa cần cân đối với sản lượng gạo xuất khẩu

Năm 2024, dự kiến sản lượng lúa sẽ giảm khoảng 35 nghìn tấn so với năm 2023. Do đó, sản xuất lúa và cân đối lúa gạo xuất khẩu cần được chú trọng.
Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng thu về 253 triệu USD

Quý I/2024, xuất khẩu sầu riêng đạt gần 57.000 tấn với trị giá thu về 253 triệu USD, tăng 42% về lượng và tăng 63,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Xuất khẩu gạo kỳ vọng tiếp tục bứt phá trong năm 2024

Dần khẳng định thương hiệu và uy tín trên thị trường quốc tế, xuất khẩu gạo được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá trong năm 2024 này.
Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo

Triển khai nhiều giải pháp, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo nói riêng và ngành lúa gạo Việt Nam nói chung.
Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản tăng cả về lượng và trị giá

Xuất khẩu quặng và khoáng sản trong tháng 3/2024 đạt 233.844 tấn với trị giá hơn 21,88 triệu USD, tăng 74,5% về lượng và tăng 45,3% về trị giá so tháng 2/2024.
Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Xuất khẩu cà phê gia tăng áp lực mới

Cùng với áp lực về nguồn cung giảm, giá thu mua tăng phi mã, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đang đối diện với những khó khăn mới từ thị trường xuất khẩu.
Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4 sẽ diễn ra Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Ngày 26/4, sẽ diễn ra Hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Rà soát tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng, bảo vệ ngành thép

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng để chủ động thực hiện các biện pháp phù hợp.
Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Những lưu ý khi xuất khẩu dưa hấu sang thị trường Trung Quốc

Dưa hấu tươi của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc không được nhiễm 5 đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống.
Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Lào Cai: Giá trị xuất nhập khẩu trong tháng 4 tăng trên 60% so với cùng kỳ

Thống kê từ Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn trong tháng 4/2024 tăng trên 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam tăng mạnh về lượng và kim ngạch

Nhập khẩu xăng dầu về Việt Nam trong tháng 3/2024 tăng 44,7% về lượng và tăng 46,1% về kim ngạch so với tháng 2/2024, đạt 1.076.653 tấn, trị giá 901,7 triệu USD
Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Doanh nghiệp gỗ ván ép đối mặt với thuế chống phá giá từ Hàn Quốc cao hơn 4% so với trước

Với sự chênh lệch mức thuế chống bán phá giá biên độ dao động từ 4,2 - 13,04% của Hàn Quốc gây khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván ép của Việt Nam.
Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

Quý I/2024, xuất khẩu cá tra đến thị trường UAE tăng 67%

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường UAE đạt hơn 7 triệu USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.
Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Xuất khẩu hạt tiêu sang thị trường Hàn Quốc tăng gần 180%

Quý I/2024, Hàn Quốc đã chi hơn 9,37 triệu USD để nhập 2.165 tấn hạt tiêu từ Việt Nam, tăng 179,7% về lượng và tăng 188,5% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động