Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

4 tháng năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đều tăng so với cùng kỳ đã đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản hướng mốc 70 tỷ USD Quý I/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 15,72 tỷ USD Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức chiều 5/5, tại Hà Nội.

4 tháng, ngành nông nghiệp xuất siêu 5,18 tỷ USD

Chia sẻ tại cuộc họp báo, ông Trần Gia Long - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) - cho biết, tháng 4/2025, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 5,47 tỷ USD, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu nông sản chính đạt khoảng 3,1 tỷ USD, tăng 11,6%; xuất khẩu lâm sản chính đạt gần 1,36 tỷ USD, giảm 6,6%; xuất khẩu thủy sản đạt 774 triệu USD, giảm 0,2%; xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 50,2 triệu USD, tăng 20%; xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 190 triệu USD, tăng 33,1%.

4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê đạt 3,78 tỷ USD, tăng 51,1%
4 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cà phê đạt 3,78 tỷ USD, tăng 51,1%

Tính chung 4 tháng đầu năm 2025, tất cả các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái, đưa kim ngạch xuất khẩu toàn ngành lên con số 21,15 tỷ USD, tăng 10,7%. Trong đó, xuất khẩu nông sản đạt 11,6 tỷ USD, tăng 11,7%; xuất khẩu lâm sản đạt 5,56 tỷ USD, tăng 11,2%; xuất khẩu thuỷ sản đạt 3,09 tỷ USD, tăng 13,7%; xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 178 triệu USD, tăng 16,8%; xuất khẩu đầu vào sản xuất đạt 722 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

4 tháng đầu năm, có 6 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD, 2 mặt hàng đạt trên 3 tỷ USD và hầu hết các mặt hàng chủ lực đều đạt giá trị xuất khẩu cao hơn cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,2 tỷ USD, tăng 5,8%; xuất khẩu cà phê đạt 3,78 tỷ USD, tăng 51,1%; xuất khẩu cao su đạt 862 triệu USD, tăng 18,9%; xuất khẩu tôm đạt 1,24 tỷ USD, tăng 28,4%. Riêng xuất khẩu gạo đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% và xuất khẩu rau quả đạt 1,62 tỷ USD, giảm 14,2%.

Giá xuất khẩu bình quân một số nông sản tăng trên 2 con số. Cụ thể, giá cà phê đạt 5.698 USD/tấn, tăng 67,5%; giá cao su đạt 1.935 USD/tấn, tăng 30,2%; giá hạt tiêu đạt 6.893 USD/tấn, tăng 62,5%; giá hạt điều đạt 6.808 USD/tấn, tăng 27%. Riêng giá gạo đạt 514 USD/tấn, giảm 20%; giá chè đạt 1.608 USD/tấn, giảm 2,2%;...

Về thị trường, 4 tháng đầu năm 2025, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang một số châu lục và thị trường tăng mạnh. Trong đó, xuất khẩu sang khu vực châu Mỹ đạt 4,83 tỷ USD, tăng 12,6%; châu Âu đạt 3,48 tỷ USD, tăng 37,7%; châu Phi đạt 648 triệu USD, tăng 78,4%; riêng châu Á đạt 8,82 tỷ USD, giảm 1,3% và châu Đại Dương đạt 263 triệu USD, giảm 2,6%.

Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản tiếp tục là 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất, trong đó, giá trị xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,5%, tăng 10,2%; Trung Quốc chiếm 17,1%, giảm 1,1% và Nhật Bản chiếm 7,5%, tăng 23,3%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu 4 tháng đầu năm của ngành nông nghiệp và môi trường đạt con số 15,97 tỷ USD, tăng 16,6%. Trong đó, nông sản đạt 10,17 tỷ USD, tăng 18,4%; sản phẩm chăn nuôi đạt 1,39 tỷ USD, tăng 27,8%; thuỷ sản đạt 1,02 tỷ USD, tăng 29%; lâm sản đạt 943 triệu USD, tăng 20,2%; đầu vào sản xuất đạt 2,44 tỷ USD, tăng 0,3%; muối đạt 10,6 triệu USD, giảm 12,3%. Như vậy, toàn ngành xuất siêu khoảng 5,18 tỷ USD, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về thị trường, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản từ châu Mỹ tăng 13,5%, đạt 3,995 tỷ USD; châu Á tăng 12,5%, đạt 4,738 tỷ USD; châu Âu tăng 11%, đạt 665 triệu USD và châu Phi tăng 87,9%, đạt 403 triệu USD; châu Đại Dương tăng 2,1%, đạt 556 triệu USD.

7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cũng như kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản mà ngành nông nghiệp và môi trường đã đề ra cho năm nay, ông Trần Gia Long cho biết, bộ sẽ triển khai 7 nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm.

Ông Trần Gia Long (ảnh), Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), cho biết
Ông Trần Gia Long - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) - chia sẻ tại buổi họp báo

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế, chính sách phục vụ tăng trưởng ngành và xuất khẩu nông lâm thủy sản; triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nghị quyết, chiến lược, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu ngành, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng sản phẩm và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nông lâm nghiệp và thủy sản.

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thứ tư, tăng cường chuyển đổi số, thực hiện đột phá trong ứng dụng chuyển giao khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thứ năm, thúc đẩy phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu. Thứ sáu, thúc đẩy mạnh mẽ các ngành, lĩnh vực hỗ trợ sản xuất nông lâm thủy sản. Thứ bảy, đẩy mạnh truyền thông phát triển nông nghiệp và bảo vệ môi trường.

Riêng với nhiệm vụ, giải pháp thứ năm, ông Trần Gia Long cho biết, bộ sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, đàm phán để tháo gỡ rào cản kỹ thuật, rào cản thương mại và mở cửa xuất khẩu chính ngạch thêm nhiều nông sản vào thị trường truyền thống, các thị trường có tổng kim ngạch xuất khẩu lớn như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Nga, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc....

Đồng thời, mở cửa các thị trường mới, còn nhiều tiềm năng (thực phẩm Halal của các nước Hồi giáo, Trung Đông, châu Phi...) với phương châm đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, góp phần từng bước giảm xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới phía Bắc. Nâng cao hiệu quả công tác đàm phán, mở cửa thị trường, xúc tiến thương mại, xử lý các vấn đề trong thương mại.

Đối với thị trường trong nước, bộ sẽ có lộ trình, phương án rõ ràng đẩy mạnh tiêu thụ nội địa đối với những sản phẩm có tính thời vụ cao (như rau, hoa, quả), dễ bị tác động của điều kiện tự nhiên, thời tiết, làm giảm phẩm cấp, chất lượng. Có giải pháp ổn định thị trường, kiểm soát sự biến động giá của một số mặt hàng nông sản, thủy sản, thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp.

Đồng thời, tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn thực phẩm cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu. Bảo đảm chất lượng nông sản trong cả chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại đến tay người tiêu dùng trong nước và thị trường nước ngoài.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ tiếp tục hoàn thiện Đề án “Phát triển hệ thống logistics nhằm nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam đến năm 2030”; ban hành kế hoạch của bộ thực hiện các nhiệm vụ được Chính phủ giao về công tác phát triển thị trường nông lâm thủy sản nói chung và ngành hàng lúa gạo nói riêng;...
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Để nâng kim ngạch thương mại, cùng với lĩnh vực truyền thống, Việt Nam - Kazakhstan cần mở rộng hợp tác sang các ngành công nghiệp nền tảng, có tính đột phá.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi Thông tư 05 và 38 nhằm hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa và quy trình cấp Giấy chứng nhận C/O.
Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Theo Cục Hải quan, quý 1/2025, xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước.
Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Từ 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

Cung giảm, cầu tăng đẩy giá dừa lên mức cao nhất từ trước đến nay. Dự báo, xuất khẩu dừa có thể đạt trên 1,2 tỷ USD năm nay.
EC lùi thời gian thanh tra

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

EC đề nghị Việt Nam gửi báo cáo tiến độ khắc phục tồn tại gỡ ‘thẻ vàng’ IUU trước 15/9 và sẽ thực hiện đợt thanh tra lần 5 vào cuối năm 2025.
Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đề xuất áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT) 0% đối với các dịch vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Campuchia trở thành quốc gia thứ 5 sau Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Philippines ký Nghị định thư về xuất khẩu sầu riêng tươi sang thị trường Trung Quốc.
Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Phải mạnh dạn, có thể rất đau, nhưng bỏ đi những luật không cần thiết, những nghị định đang là rào cản sẽ tạo động lực để kinh tế tư nhân bứt phá.
Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Nhu cầu hàng hóa, nông sản của thị trường EU là rất lớn, tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất để đưa được hàng vào châu Âu đó là tiêu chuẩn, chất lượng.
Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Chủ động lựa chọn phân khúc thị trường khó tính, trong đó có thị trường Nhật Bản, đây là cách để nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam.
Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Hành trình xuất nhập khẩu 50 năm qua là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện năng lực sản xuất.
Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025

Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu 75.427 tấn thuốc lá nguyên liệu năm 2025, áp dụng cho doanh nghiệp có giấy phép hợp lệ.
Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Rủi ro thương mại quốc tế: Doanh nghiệp cẩn trọng tránh ‘bẫy’

Hội nhập sâu rộng, giao thương hàng hóa ngày càng tăng, nhưng kèm theo đó là những rủi ro thương mại quốc tế, đòi hỏi doanh nghiệp phải cẩn trọng, tránh ‘bẫy'.
Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container khẳng định vị thế M&R Isotank tại Việt Nam

Tân Cảng Container chính thức trở thành thành viên của TCDA - tổ chức uy tín trong lĩnh vực khai thác dịch vụ logistics, Isotank tại Trung Quốc.
Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Danh sách thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tính đến 28/4/2025

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 28/4/2025, cả nước có 152 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo.
Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Thương vụ khuyến nghị doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Khi xuất khẩu sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, từ đó củng cố xuất khẩu, đầu tư vào các ngành công nghiệp nền tảng, mũi nhọn.
Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal Indonesia: Còn nhiều dư địa cho doanh nghiệp Việt

Tăng xuất khẩu sản phẩm Halal vào thị trường Indonesia mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt, nhưng cũng yêu cầu phải tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn chất lượng
Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Xuất khẩu sầu riêng: Gắn với vùng trồng an toàn

Ngành sầu riêng cần tập trung khoanh vùng các khu vực trồng an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm để khôi phục vị thế tại thị trường Trung Quốc.
Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Xuất khẩu tôm: Cần xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng

Quý I/2025, xuất khẩu tôm vượt mốc 900 triệu USD. Trong bối cảnh năng suất đạt ngưỡng, việc xây dựng thương hiệu gắn với chất lượng sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu.
Mobile VerionPhiên bản di động