Thứ hai 23/12/2024 05:03

Gạo Việt chiếm 40% thị phần tại thị trường Trung Quốc

10 tháng năm 2023, Việt Nam là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất vào Trung Quốc với thị phần chiếm gần 40%, tăng đáng kể so với mức 13,5% của cùng kỳ.

Trung Quốc giảm mua gạo từ hầu hết thị trường chính, ngoại trừ Việt Nam

Là doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ yếu vào thị trường Trung Quốc, chiếm tới 90% doanh thu, ông Vũ Văn Đồng - Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Thương mại Đại Dương chia sẻ, đầu tháng 12/2023, công ty sẽ ký hợp đồng với một đối tác Trung Quốc cung cấp khoảng 50.000 tấn gạo cho quý I/2024. Tùy theo nhu cầu của khách hàng, lượng hàng của doanh nghiệp và biến động thị trường, công ty sẽ xem xét chốt giá hợp lý.

Cũng theo ông Vũ Văn Đồng, Trung Quốc đang mở cửa cho các sản phẩm gạo của Việt Nam, do vậy xuất khẩu loại lương thực này sang quốc gia 1,4 tỷ dân trong cuối năm 2023 và đầu năm 2024 sẽ tiếp tục khả quan.

Thị phần gạo Việt chiếm 40% tại thị trường Trung Quốc

Là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc, ông Nguyễn Văn Đôn - Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (Tiền Giang) cho rằng, việc làm ăn với đối tác Trung Quốc nếu biết làm thì dễ chứ không khó.

"Thị trường không khó tính lắm nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu phải tuân thủ theo quy định của thị trường này. Hiện Việt Nam có 22 doanh nghiệp có giấy phép xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc. Do đó, vấn đề cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Việt cùng xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm bớt", ông Nguyễn Văn Đôn nói.

Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 10 tháng năm 2023, nhập khẩu gạo của Trung Quốc đạt 2,25 triệu tấn, tương ứng gần 1,2 tỷ USD, giảm 59% về lượng và giảm 48% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc giảm mua gạo từ hầu hết thị trường chính, ngoại trừ Việt Nam. Tính đến hết tháng 10, Trung Quốc đã nhập khẩu 896.307 tấn gạo từ Việt Nam, tương đương 520 triệu USD, tăng 23% về lượng và tăng 40% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Với kết quả này, Việt Nam là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất vào Trung Quốc với thị phần chiếm gần 40%, tăng đáng kể so với mức 13,5% của cùng kỳ.

Bên cạnh kết quả đạt được, theo ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, cái khó của Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc là sự hạn chế về mặt hàng, trong đó gạo nếp và gạo thơm chiếm tỷ trọng lớn.

Dẫn chứng về vấn đề này, ông Đỗ Hà Nam cho hay, gạo ST của Việt Nam chưa nhiều, chưa đủ cho tiêu dùng nội địa. Trong khi, thị trường Trung Quốc khá ưa thích mặt hàng này, nhưng đắt quá thì họ không mua. Do vậy, giá mặt hàng này không tăng mạnh được. Xuất khẩu lương thực sang Trung Quốc lúc này chỉ có thể trông chờ vào gạo thơm. Tuy nhiên thời điểm này đã kết thúc vụ thu đông, doanh nghiệp lùng sục mua nhưng không có hàng.

Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Trung Quốc

Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong cơ cấu hàng xuất khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc, mặt hàng gạo đã luôn tăng trưởng rất tốt trong những năm vừa qua, chiếm gần 1/5 tổng lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc. Năm 2022, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc đạt khối lượng 834,2 nghìn tấn, trị giá 423,2 triệu USD. Tính đến hết 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc cũng đã nhập khẩu từ Việt Nam gần 869 nghìn tấn gạo, tăng tới 41,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc ổn định, bền vững, Đoàn giao dịch thương mại mặt hàng gạo Việt Nam tại thị trường Trung Quốc do ông Trần Quốc Toản – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương là Trưởng đoàn, với thành viên là các cán bộ Cục Xuất nhập khẩu và Cục Xúc tiến thương mại và sự tham gia của 19 doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo đã có chương trình làm việc từ ngày 29/10/2023 – 31/10/2023 tại thành phố Bắc Kinh (Trung Quốc).

Ông Trần Quốc Toản cho biết, Việt Nam có khả năng cung ứng tốt các dòng gạo được ưa chuộng tại Trung Quốc (như các dòng gạo thơm phẩm cấp cao, gạo ST, gạo nếp…) và đã thiết lập quan hệ bạn hàng truyền thống lâu năm.

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam luôn nhận thức Trung Quốc là một thị trường quan trọng, đứng thứ 2 trong số các thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam, từ đó không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng và quy cách sản phẩm, đáp ứng tốt các quy định và phục vụ tốt nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Trung Quốc.

Để củng cố và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước nói chung và thương mại gạo Việt Nam – Trung Quốc nói riêng, đặc biệt đối với khu vực thị trường phía Bắc Trung Quốc, Đoàn công tác đã đề xuất và đạt được sự ủng hộ từ cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội và doanh nghiệp nông sản, lương thực, đặc biệt là doanh nghiệp gạo Trung Quốc về việc tăng cường hỗ trợ giao thương, thiết lập các kênh trao đổi thông tin, phối hợp kịp thời trong giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp hai nước, tiếp tục thúc đẩy hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào Trung Quốc trong thời gian tới.

Đồng thời, xem xét ký kết các biên bản ghi nhớ về thúc đẩy xuất khẩu, xúc tiến thương mại giữa hai nước; và hỗ trợ đưa sản phẩm gạo Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường bán lẻ truyền thống, các kênh thương mại điện tử của Trung Quốc trong thời gian tới.

Việc này sẽ góp phần duy trì thị phần, gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc, hiện thực hóa mục tiêu đã đề ra tại Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 583/QĐ-TTg ngày 26/05/2023.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024