Thứ sáu 09/05/2025 14:11

Đà Nẵng: Tặng quà Tết cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số

Lãnh đạo TP. Đà Nẵng thăm và tặng quà Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 cho 421 hộ đồng bào dân tộc Cơ Tu và nhóm người Việt gốc Hoa sinh sống tại huyện Hòa Vang.

Chiều 18/1, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, đại diện lãnh đạo TP. Đà Nẵng do ông Lương Nguyễn Minh Triết – Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng, Chủ tịch HĐND TP. Đà Nẵng dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các xã thuộc huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng).

Đại diện lãnh đạo TP. Đà Nẵng tặng quà cho các hộ đồng bào dân tộc Cơ Tu

Cụ thể, đã đến thăm, tặng quà 255 hộ đồng bào dân tộc Cơ Tu tại các thôn Tà Lang, Giàn Bí (xã Hòa Bắc); 140 hộ đồng bào Cơ Tu tại thôn Phú Túc (xã Hòa Phú); 26 hộ gia đình người Việt gốc Hoa đang sống tại thôn Trung Nghĩa (xã Hòa Ninh). Mỗi suất quà trị giá 1,2 triệu đồng, gồm 1 triệu đồng tiền mặt và 200 nghìn đồng quà hiện vật. Tổng kinh phí cho chương trình là hơn 500 triệu đồng, từ nguồn ngân sách năm 2024 và từ Quỹ “Vì người nghèo thành phố”.

Tại các điểm thăm, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Đà Nẵng Lương Nguyễn Minh Triết đã gửi lời thăm hỏi, chúc người dân đón Tết vui tươi, đầm ấm.

Tại điểm thăm xã Hòa Bắc, ông Lương Nguyễn Minh Triết cho biết, qua theo dõi tình hình, xã Hòa Bắc nói chung và hai thôn Tà Lang, Giàn Bí có nhiều kết quả rất đáng khích lệ, phấn khởi trong phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo đời sống nhân dân, ổn định chính trị. Các hình thức du lịch phát triển, góp phẩn cải thiện đời sống, giúp người dân thoát nghèo. Việc làm được giải quyết.

Theo ông Lương Nguyễn Minh Triết, đến thăm, chúc Tết các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống trên địa bàn Đà Nẵng là hoạt động truyền thống của lãnh đạo thành phố, thể hiện sự quan tâm đến người dân nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Tặng quà Tết cho các hộ gia đình người Việt gốc Hoa

Đại diện lãnh đạo TP. Đà Nẵng thông tin, trong năm 2023, mặc dù kinh tế Đà Nẵng còn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức do nhiều nguyên nhân, tuy nhiên, thành phố luôn dành sự quan tâm, chú trọng đến các chính sách an sinh xã hội, đặt việc chăm lo đời sống cho người dân lên hàng đầu. Điều này được thể hiện cụ thể qua việc Đà Nẵng tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách để chăm lo đầy đủ, toàn diện đối với mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, có những chính sách rất nhân văn, vượt trội so với tiêu chuẩn chung của cả nước, liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, đời sống văn hóa của người dân….

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới