Thứ bảy 10/05/2025 11:18

Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững: Hiện thực hóa mục tiêu

Chương trình sản xuất và tiêu dùng bền vững đã và đang được Bộ Công Thương triển khai mạnh mẽ, góp phần hiện thực hóa nền kinh tế không phát thải.
Cùng với chuyển dịch năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (SCP) được xem là một trong những trụ cột quan trọng mà Bộ Công Thương đang triển khai nhằm góp phần hiện thực hóa mục tiêu Net Zezo vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26.

Ngày 24/6/2020, Bộ Công Thương đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 889/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021-2030 thay thế Quyết định 76/QĐ-TTg với mục tiêu “Thúc đẩy quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu, khuyến khích phát triển các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, nguyên vật liệu và sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái tạo, tái sử dụng và tái chế; thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững trên nền tảng đổi mới, sáng tạo, thực hành và phát triển các mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, đẩy mạnh sản xuất và tiêu dùng nội địa bền vững, tạo việc làm ổn định và việc làm xanh, thúc đẩy lối sống bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, hướng đến phát triển nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”.

Sử dụng nhiều hơn túi tự hủy sinh học

Sau 2 năm triển khai thực hiện, 24 tỉnh, thành phố đã ban hành kế hoạch hoạt động Chương trình SCP. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã xây dựng được 5 hướng dẫn kỹ thuật chuyên sâu cho các ngành triển khai sản xuất và tiêu dùng bền vững; xây dựng được Bộ tiêu chí áp dụng cho các làng nghề thủ công bền vững; xây dựng được bộ bài giảng đào tạo về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho giảng viên, tuyên truyền viên; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn cho một số ngành; tính toán và xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu áp dụng cho ngành phân bón; xây dựng tài liệu kỹ thuật và nâng cao năng lực về thiết kế bền vững, thiết kế sinh thái, thiết kế để tái chế, tái sử dụng đối với sản phẩm bao bì.

Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết Chương trình SCP năm 2022 diễn ra mới đây tại Đà Nẵng, ông Trịnh Quốc Vũ - Phó Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) - cho biết, 2021 là năm đầu tiên thực hiện chương trình. Dù với nguồn kinh phí còn hạn chế nhưng kết quả thực hiện chương trình rất đáng khích lệ.

Cũng trong năm 2021, mặc dù dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng chương trình đã hỗ trợ 2 tỉnh và xây dựng hướng dẫn địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện; hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các ngành như chế biến thủy sản, bia rượu, bao bì…

Là địa phương có nhiều thành công trong việc triển khai Chương trình SCP và xây dựng thành công nhiều mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững, sản xuất sạch hơn, ông Đào Hồng Thái - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương TP. Hà Nội) - chia sẻ, trung tâm đã xây dựng chương trình truyền thông để phổ biến thông tin, nâng cao nhận thức, kiến thức, giới thiệu các mô hình sinh thái, các chuỗi cung ứng, các mô hình điển hình về sản xuất và tiêu dùng bền vững. Kết quả, 70% các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp và 50% các doanh nghiệp tại các làng nghề được hướng dẫn, áp dụng sản xuất và tiêu dùng bền vững, áp dụng đổi mới công nghệ theo hướng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường. Và 80% các siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TP. Hà Nội đã thực hiện cam kết giảm sử dụng túi nilon khó phân hủy, chuyển đổi sử dụng túi tự hủy sinh học, bao bì thân thiện với môi trường thay thế dần cho các sản phẩm bao bì nhựa dùng một lần, khó phân hủy…

Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ một số địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn 2021 - 2030; hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho các ngành như da giày, chế biến chè...
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến mãi

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Tung nhiều khuyến mãi, siêu thị vẫn vắng khách dịp lễ

VPBank và BYD ưu đãi lãi suất độc quyền 0% trong 24 tháng cho khách hàng mua xe

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

TP. Hồ Chí Minh lan tỏa hàng Việt, tiêu dùng trách nhiệm

Việt Nam là vùng đất hứa cho các thương hiệu cao cấp

Tăng khuyến mại, kích cầu tiêu dùng nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5

‘Sinh lời trúng lớn’ cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng đến 250 tỷ đồng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Phiên chợ Xanh - Tử tế: 9 năm lan tỏa nông sản sạch

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật