Chủ nhật 24/11/2024 12:18

Chùa Vặt Hồng, nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lành mạnh

Chùa Vặt Hồng tọa lạc trên một dải đồi thoai thoải ở trung tâm bản Vặt, xã Mường Sang (Mộc Châu), nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lành mạnh của người dân.

Chùa Vặt Hồng xã Mường Sang, huyện Mộc Châu(Sơn La) được xây dựng vào thế kỷ XIII, thời kỳ Phật giáo Việt Nam phát triển hưng thịnh trong cả nước. Chùa có chiều rộng 11,8m, chiều dài 12,7m. Có một hồ nước trồng thả hoa sen, do vậy người dân địa phương gọi là “Noong Bua”, nghĩa là ao sen. Trong chùa có 1 pho tượng lớn, 8 pho tượng vừa, 50 pho tượng nhỏ đều đúc bằng đồng, ngoài ra còn 2 pho tượng bằng thiếc và 1 pho tượng nhỏ bằng ngà voi.

Chùa Vặt Hồng tọa lạc trên một dải đồi thoai thoải

Ngày xưa tại chùa Vặt Hồng là nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng bản Mường của người dân. Đặc biệt chùa thường tổ chức lễ hội, một năm hai lần, vào tháng 3-4 là lễ hội Xin Nước và vào tháng 5-6 là lễ hội Tắm Tượng. Những lễ hội này gắn liền với tín ngưỡng cầu mưa, cầu may của cư dân sản xuất nông nghiệp. Thời điểm đó, chùa Vặt Hồng trở thành công trình kiến trúc quan trọng đối với các dân tộc Tây Bắc và được coi là biểu tượng của sự thịnh trị của xứ Thái. Phật giáo đã thấm đẫm tới từng bà con dân bản nơi đây. Chẳng thế mà những gì thuộc về ngôi chùa đều được bà con bảo vệ và giữ như vật thiêng.

Chùa Vặt Hồng trải qua bao thăng trầm của lịch sử

Trải qua bao thăng trầm, đặc biệt là trong những năm kháng chiến chống Pháp, ngôi chùa cổ này cũng không tránh khỏi sự phá hoại của binh lửa điêu tàn. Rồi thời kỳ chiến tranh phá hoạt của đế quốc Mỹ (1965-1972) ngôi chùa bị bom đạn tàn phá nghiêm trọng chỉ còn là phế tích cho đến ngày nay.

Công trình kiến trúc quan trọng đối với các dân tộc Tây Bắc giờ chỉ còn 2 bệ thờ
Các trụ cột và mảng tường xây bằng đá

Cùng với một số công trình kiến trúc phật giảo còn lại trên địa bàn các tỉnh Tây Bắc chùa Vặt Hồng là một di tích lịch sử, văn hóa thuộc dòng Phật giáo Tiểu Thừa, minh chứng cho một thời kỳ phát triển hưng thịnh của văn hóa Phật giáo khu vực Châu Á và Đông Nam Á. Năm 2010 chùa Vặt Hồng được ghi vào danh sách 100 ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, được Giáo sư nhà sử học Lê Văn Lan thẩm định tính giá trị lịch sử của chùa. Hiện nay chùa Vặt Hồng chỉ còn 1 nền chùa khoảng 100m2, các trụ cột và mảng tường xây bằng đá, vòm cửa, 2 bệ thờ, một tấm bia đá, mộ của nhà sư từng trụ trì và một số hiện vật (tượng phật).

Chùa Vặt Hồng đã được UBND tỉnh Sơn La xếp hạng Di tích ngày 27/2/2012
Ngôi chùa được bà con dựng lại bằng cái lán để lấy chỗ thờ Phật

Đưa chúng tôi đi thăm ngôi chùa cổ, ông Hà Văn Trọng, Trưởng bản Vặt không khỏi xúc động khi nhắc về ngôi chùa thiêng của bản mình. Bao thăng trầm của lịch sử đã trôi qua, ngôi chùa cổ giờ chỉ còn lại nền móng và bức tường gạch khi xưa. Năm 2016 bà con người Thái ở bản Vặt đã quyên góp tiền dựng tạm cái mái lợp để dựng tượng thờ Phật phục vụ tín ngưỡng cho người dân. Ước mong của bà con là một ngày nào đó, ngôi chùa sẽ được phục dựng lại để các tăng ni, Phật tử ở khắp nơi về bản Vặt cầu an.

Phục vụ tín ngưỡng của người dân

Ông Hà Văn Trọng chia sẻ, dân bản chúng tôi mong muốn, các cấp chính quyền địa phương cùng người dân phối hợp thực hiện. Chúng tôi tin ngôi chùa cổ năm nào sẽ sớm được phục dựng để Chùa Vặt Hồng phát huy di tích, trở thành một điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng lành mạnh của người dân.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao