Thứ tư 20/11/2024 01:31

Chợ phiên vùng cao

Đối với vùng cao, mỗi chuyến đi với chúng tôi luôn là những ký ức tươi đẹp, khó phai mờ, nhất là vào thời điểm cuối năm khi đào bung nở cánh thắm nhuộm sắc trên những cung đường. Khắp rẻo cao, bà con rộn ràng, nô nức mang các sản vật xuống núi tham gia phiên chợ mùa xuân.

Chợ phiên Bắc Hà (Lào Cai) không chỉ nổi tiếng trong nước mà đã lan tỏa hình ảnh ra thế giới. Sức hút của phiên chợ Bắc Hà có lẽ nằm ở nét văn hóa truyền thống vốn có của phiên chợ vùng cao - nơi mà người ta chưa thấy dấu vết của thương mại hóa.

Những dụng cụ dùng hàng ngày được bà con bày bán nhiều ở chợ phiên Bắc Hà và Mèo Vạc

Đến Bắc Hà dịp cuối năm, ngay từ tờ mờ sáng, khi đỉnh núi còn chưa rõ hình, bà con khắp bản cao đã váy áo xúng xính, sắc màu, nô nức đổ về trung tâm. Trên lưng bà còn thường gùi những món hàng bán dịp tết mang về phiên chợ, từ những bó rau cải tươi rói, những bó hương trầm ngào ngạt, những can rượu Bản Phố đến những bộ váy thổ cẩm cầu kỳ, hay thồ theo con lợn, trâu, bò… Một trong những khu vực ấn tượng nhất của phiên chợ Bắc Hà chính là nơi bán trâu bò, lợn gà, ngựa, dê. Nơi đây là một khu vực rất rộng lớn, người bán đông và người đến mua cũng không ít.

Sôi động phiên chợ vùng cao
Mang lợn xuống chợ

Đặc sắc nhất của phiên chợ ở Hà Giang chính là phiên chợ Mèo Vạc. Chợ phiên Mèo Vạc được mở ra để người dân xung quanh tụ hội, mang nét tinh hoa văn hoá của dân tộc mình để trao đổi, mua bán. Ở phiên chợ ngày tết, những sản phẩm như dao, cày, cuốc cũng được bày bán rất nhiều để khách hàng mua về thay thế những dụng cụ đã hỏng, đã cũ để cho vụ mùa mới, làm việc, lao động năng suất hơn.

Chọn váy áo mặc tết

Chiều dần buông trên đỉnh núi cũng là lúc bà con rậm rịch về bản, mỗi người gùi nặng trĩu sau lưng những mặt hàng, hương vị cho ngày tết. Nhưng có lẽ thứ họ mua được ở phiên chợ mùa xuân chính là niềm vui, hạnh phúc mong ngóng một mùa xuân mới, mùa gieo mầm chờ đón những bội thu.

Hoa Quỳnh

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719