Chủ nhật 22/12/2024 13:49

Chợ phiên Tây Bắc: Đa âm, đa sắc

Lên vùng đất Tây Bắc xa xôi, dù mùa nào đi nữa, du khách cũng được hòa mình vào nét văn hóa chợ phiên vừa độc đáo, vừa hấp dẫn. Đó là vốn văn hóa truyền thống được hun đúc từ bao đời nay của đồng bào các dân tộc. Mỗi phiên chợ đều mang một nét độc đáo riêng của cư dân bản địa.
Chợ phiên là nét văn hóa đặc trưng của vùng Tây Bắc

Những phiên chợ ở vùng đất Tây Bắc từ lâu đã trở thành điểm đến của những ai ưa khám phá, như chợ phiên: Cán Cấu, Bắc Hà, Sa Pa (Lào Cai); Mường Lò, Tú Lệ, Mù Cang Chải (Yên Bái); Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang); Pà Cò (Hòa Bình); Mộc Châu (Sơn La)… Dù ở chợ phiên nào, du khách cũng cảm nhận được niềm vui xuống chợ của đồng bào Mông, Dao, Tày, Nùng, Giáy, Thái...

Mới đến cổng chợ, chúng ta đã nhận ra một không gian thật khác so với những phiên chợ ở miền xuôi. Đó là một không gian đa âm, đa sắc màu, đa ngôn ngữ. Có được điều đó là bởi những phiên chợ ở Tây Bắc có sự hiện diện của nhiều dân tộc với nhiều sắc màu văn hóa hội tụ về đây. Du khách thực sự cảm nhận được không gian văn hóa chợ vùng cao là sự kết hợp giữa không gian hội xuống chợ, không gian mua bán và không gian ẩm thực của các dân tộc vùng Tây Bắc.

Bày bán sản vật của núi rừng

Điểm chung của các chợ phiên vùng cao là hàng hóa hầu hết đều là nông sản địa phương hay nông cụ sản xuất do chính bàn tay người dân làm ra. Những sản phẩm ấy là kết tinh của sự lao động cần cù, sáng tạo của người dân trên những vùng đất còn nhiều khó khăn. Các sản vật bày bán tại phiên chợ vùng cao chủ yếu là các sản vật đặc trưng địa phương như: Thổ cẩm, nhạc cụ, đồ khô, sản vật, rượu, miến, rau, củ, quả tươi… Đó là những loại rau xanh non trồng trên núi cao, những trái cam sành, quýt ngọt, mật ong rừng, rau rừng, nấm hương, mộc nhĩ, măng rừng, các loại gia vị như hạt dổi, hạt mắc khén, lá đắng... Bên cạnh đó phiên chợ còn trình diễn các nghề thủ công truyền thống: Đan lát, dệt thổ cẩm, chế tác đồ trang sức dân tộc, làm nhạc cụ…

Bà con phấn khởi đi mua sắm
Khách du lịch nước ngoài thích thú khám phá chợ phiên Tây Bắc

Cuộc sống ngày nay có nhiều thay đổi và phát triển, nhưng đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc vẫn giữ được những nét độc đáo của chợ phiên, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.

Khánh Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu