Thứ ba 05/11/2024 21:24

Chợ phiên - nét văn hóa của đồng bào vùng cao

Chợ phiên là nét đẹp văn hoá độc đáo mang đặc trưng của đồng bào vùng cao. Những ngày này, đồng bào khắp các bản làng rộn rã xuống chợ chào đón năm mới và chúc nhau những điều may mắn.

Đến chợ phiên, ta có thể đắm chìm trong sắc màu thổ cẩm với những nụ cười hiền hậu, không khí ấm cúng thân thiện như tính cách con người vùng cao. Người dân vùng cao đến chợ không chỉ mang theo hàng hóa để bán mà còn mang nét đẹp, đặc sắc riêng của dân tộc mình. Đó là những chiếc áo, chiếc váy được thêu tay tinh xảo và những cuộn chỉ nhiều màu được các cô, các chị say mê chọn lựa, những sản vật địa phương chỉ vùng cao mới có, những bát thắng cố nóng hổi, chén rượu ngô thơm nồng… Chợ là nơi giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, nơi hội tụ giá trị tinh thần, là một nét đẹp văn hoá độc đáo mang đặc trưng của các vùng miền.

Ngày hội xuống chợ phiên vùng cao
Rộn ràng trong tiếng khèn, sáo Mông
Nhiều sản vật vùng miền tại phiên chợ
Trình diễn dệt thổ cẩm

Trải nghiệm cùng phiên chợ, ai ai cũng thấy ấm lòng bởi sắc xuân. Ở phiên chợ, ngoài trao đổi mua bán các sản vật địa phương, thưởng thức các món ngon vùng miền còn có các hoạt động vui chơi ném pao, nhảy sạp, ném còn… Không khí chợ càng thêm rộn ràng trong tiếng khèn Mông, ngân nga điệu hát Then tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đầm ấm mang đậm nét truyền thống của đồng bào các dân tộc.

Khánh Ngọc
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng