Chi trả dịch vụ môi trường rừng: Khó nhưng bắt buộc phải thực hiện

Theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ CO2 của rừng, những đơn vị phát thải khí CO2 lớn ra ngoài môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh sẽ phải trả phí. Việc này dù khó nhưng bắt buộc phải thực hiện.

Đây là khẳng định của Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) - ông Hà Công Tuấn - tại Hội thảo góp ý dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ CO2 của rừng, do Bộ NN&PTNT tổ chức sáng ngày 7/8 tại Hà Nội.

chi tra dich vu moi truong rung kho nhung bat buoc phai thuc hien

Xi măng, nhiệt điện sẽ thí điểm thực hiện đầu tiên

Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính quốc gia đã chỉ ra nhóm các nhà máy nhiệt điện và xi măng là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất. Trong đó, trên 99% phát thải của các nhà máy này là khí CO2. Tuy nhiên, hiện nay, Việt Nam chưa có bất kỳ cơ chế tài chính nào đối với khí CO2.

Theo dự thảo Quyết định, 4 địa phương được lựa chọn thí điểm là Quảng Ninh, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam với 20 đơn vị là các cơ sở sản xuất có nguồn khí phát thải lớn gồm: 9 tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh nhiệt điện than (phát thải từ 1,5 - 7,3 triệu tấn CO2/cơ sở/năm); 11 tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh xi măng (phát thải từ 0,7 - 3,1 triệu tấn CO2/cơ sở/năm).

Dự thảo cũng quy định về mức chi trả phù hợp với mức giá trung bình mà các doanh nghiệp sẵn sàng chi trả. Cụ thể, đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh nhiệt điện than, mức thu sẽ là 4 đồng/kwh (tương đương 2 USD/tấn CO2); đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh xi măng mức thu là 2.100 đồng/tấn clinker (tương đương 1,35 USD/tấn CO2). Tổng số tiền thu được dự kiến đạt 172 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Văn Vũ – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính – Tổng cục Lâm nghiệp, mức tiền chi trả này sẽ không tác động nhiều đến tính cạnh tranh, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tham gia thí điểm cũng như chi tiêu của các hộ gia đình. “Mức tiền chi trả này sẽ làm tăng giá thành sản xuất điện cũng như giá thành sản xuất xi măng của các nhà máy lên khoảng 0,29% và mức tăng này vẫn nằm trong khoảng tăng giá thành thực tế của lĩnh vực sản xuất xi măng là 0,3-1%/năm. Dự kiến, 4 tỉnh thí điểm sẽ thu được khoảng 172 tỷ đồng, trong đó nhiệt điện than 112 tỷ đồng, xi măng 44 tỷ đồng” – ông Vũ nói.

Cần có lộ trình cho doanh nghiệp thực hiện

Ông Nguyễn Đức Sơn – Phó Giám đốc Công ty Nhiệt điện Đông Triều (Quảng Ninh) – cho hay, doanh nghiệp sẵn sàng tham gia để góp phần bảo vệ môi trường, ủng hộ việc thí điểm này bởi nhiệt điện than có lượng phát thải khí nhà kính lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, phần chi phí này phải được tính vào giá điện. Bên cạnh đó, cần có lộ trình để cho doanh nghiệp thực hiện.

chi tra dich vu moi truong rung kho nhung bat buoc phai thuc hien
Nhà máy nhiệt điện sẽ thí điểm tham gia chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ cacbon

Đồng quan điểm, ông Lê Trí Thanh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – cho hay, tổng số tiền dịch vụ môi tường rừng tỉnh Quảng Nam thu được năm 2017 là 100 tỷ đồng, 3 quý của năm 2018 là 90 tỷ đồng; đã có 27.000 hộ được hưởng dịch vụ môi trường rừng. Đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ CO2 của rừng, trên địa bàn tỉnh có 4 cơ sở có lượng phát thải khí CO2 lớn. Việc thực hiện chủ trương này là rất đúng nhưng cần có lộ trình, kế hoạch phù hợp để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đến nay, toàn quốc đã có 42 quỹ bảo vệ và phát triển rừng từ trung ương đến địa phương, huy động ủy thác nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2011-2019 đạt hơn 12.510 tỷ đồng, bình quân trên 1.200 tỷ đồng/năm. Tiền dịch vụ môi trường rừng đã góp phần quản lý bảo vệ 5,8 triệu ha rừng, chiếm 42% tổng diện tích rừng toàn quốc.

Theo ông Nguyễn Quốc Trị - Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp - trong vài thập kỷ gần đây, biến đổi khí hậu và định giá khí thải CO2 là những vấn đề đang được các quốc gia quan tâm trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Định giá khí thải CO2 là cơ chế để các doanh nghiệp trả một khoản tiền tương ứng với mức lượng CO2 họ thải ra môi trường từ hoạt động kinh doanh. Do vậy, dự thảo quy định về thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ CO2 của rừng dựa trên nguyên tắc: người gây phát thải khí nhà kính phải trả tiền dịch vụ về hấp thụ và lưu giữ CO2 của rừng. “Việc thực hiện chính sách này là thể hiện trách nhiệm xã hội, đây sẽ là những lợi thế của doanh nghiệp trong sự ủng hộ của người tiêu dùng. Sau xi măng, nhiệt điện than sẽ tiếp tục mở rộng ra các đối tượng khác”, ông Nguyễn Quốc Trị nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, Việt Nam đang thực hiện giảm phát thải khí nhà kính, phát triển nền kinh tế xanh. Do đó, việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ CO2 của rừng, từng bước hình thành thị trường phát thải CO2 là một xu thế tất yếu. “Dù việc thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ, lưu giữ CO2 của rừng có khó khăn, nhưng đây là việc bắt buộc phải làm theo đúng thông lệ quốc tế”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Trước ý kiến kiến nghị của các doanh nghiệp, các địa phương, Thứ trưởng Hà Công Tuấn đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp tổng hợp, tiếp thu, giải trình, hoàn thiện hồ sơ tham mưu cho Bộ NN&PTNT trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2019 theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 1586/VPCP-NN ngày 26/02/2019 của Văn phòng Chính phủ. “Theo tôi, cần làm rõ hơn phạm vi đối tượng áp dụng của quyết định này; tại sao lại chỉ áp dụng cho hai lĩnh vực nhiệt điện than và xi măng; tại sao lại là những doanh nghiệp này ở 4 tỉnh; cơ sở xác định mức giá dịch vụ; việc chi trả cho bên cung ứng dịch vụ này như thế nào… để có cơ sở thực hiện một cách hiệu quả. Đồng thời, việc thực hiện thí điểm cần đảm bảo quyền và lợi ích của các bên, nhất là các doanh nghiệp tham gia thí điểm cả về kinh tế và tinh thần”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Đồng thời, Thứ trưởng cũng đề nghị các tổ chức cá nhân có liên quan tham mưu cho lãnh đạo sớm có ý kiến tham gia chính thức về dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ CO2 của rừng. UBND 4 tỉnh thí điểm quan tâm chỉ đạo, điều hành; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Chính sách, triển khai thực hiện chính sách thí điểm sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Năm 2015, Việt Nam đã tham gia ký Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu, theo đó Việt Nam cam kết đến năm 2030, bằng nguồn lực trong nước sẽ giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng ban hành Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 156/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Theo đó, đã giao cho Bộ NN&PTNT tổ chức thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ CO2 của rừng đến hết năm 2020, từ đó tổng kết, trình Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, hình thức chi trả, mức chi trả, quản lý, sử dụng tiền chi trả… Đây là cơ hội để Việt Nam thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo cam kết, góp phần thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu và Tăng trưởng xanh.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Biến đổi khí hậu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Thêm cơ sở để áp thuế VAT 5% với phân bón

Ngày 17/11, tại Hà Nội đã diễn ra Toạ đàm Áp thuế giá trị gia tăng (VAT) phân bón vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Vẫn còn 41,8% số công trình cấp nước sạch nông thôn hoạt động kém bền vững

Cả nước hiện có 18.109 công trình cấp nước tập trung nông thôn, cấp nước sạch đạt quy chuẩn, trong số này vẫn còn 41,8% số công trình hoạt động kém bền vững.
Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Rạng Đông - Ứng dụng năng lượng mặt trời trong sản xuất nông nghiệp

Phát triển bền vững thông qua nông nghiệp công nghệ cao và năng lượng tái tạo là một giải pháp toàn diện giúp bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị nông sản.
Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Dự báo cường độ bão số 7 sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa

Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, bão số 7 sẽ hướng vào Trung Trung bộ nhưng cường độ bão sẽ suy yếu dần khi đi qua quần đảo Hoàng Sa.
Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Hội nghị Nấm học toàn quốc tại Đà Nẵng: Kết nối nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ VI được tổ chức tại Đà Nẵng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc kết nối, hợp tác giữa nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp

Tin cùng chuyên mục

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Tập đoàn Hùng Nhơn ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix (Pháp)

Hợp tác chiến lược với Tập đoàn Olmix giúp Hùng Nhơn hiện thực hóa mô hình chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng sản phẩm chăn nuôi gia súc theo tiêu chuẩn Halal.
Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Lâm Đồng: Sẵn sàng cho quá trình chuyển đổi xanh, phát triển bền vững để thu hút nhà đầu tư

Tỉnh Lâm Đồng phấn đấu đạt các tiêu chuẩn trở thành thành phố trực thuộc Trung ương hiện đại, có bản sắc, xanh, thông minh và đáng sống vào năm 2050.
Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Phải chuẩn bị phương án ứng phó cao nhất với bão số 6

Để ứng phó với bão số 6 (bão Trà Mi), các địa phương cần lên phương án phòng, chống với tinh thần không hối tiếc.
Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC

Sáng 24/10, diễn ra lễ khai mạc Hội thảo quốc tế về “Phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp: Con đường phát triển bền vững trong các nền kinh tế APEC”.
Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Hà Nội hiện có 406 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, áp dụng chuyển đổi số, trong đó có 262 mô hình ở lĩnh vực trồng trọt.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Theo số liệu của Bộ Tài chính, đến hết tháng 8/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trong lĩnh vực nông thôn mới chỉ đạt 45% tổng kế hoạch vốn được giao.
Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thừa Thiên Huế ban hành nhiều kế hoạch, chính sách phát triển nghề truyền thống, làng nghề, tuy nhiên vẫn gặp nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm ra thị trường.
Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Với hơn 40 sản phẩm OCOP từ chăn nuôi, thủy sản, Thái Bình khẳng định chất lượng, uy tín, góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp địa phương.
Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Trong quý 3/2024, doanh thu mảng nông nghiệp của Hòa Phát tăng 21% so với cùng kỳ năm trước, trong khi lợi nhuận tăng đột biến tới 80% so với cùng kỳ 2023.
Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Nhiều khó khăn đang ‘bủa vây’ mô hình du lịch canh nông tại Lâm Đồng, trong đó khó khăn lớn nhất là việc áp dụng Luật Đất đai, Luật Du lịch và Luật Xây dựng.
Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Sáng 18/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai Đề án Nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng.
Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với chủ đầu tư Dự án nông nghiệp công nghệ cao DHN Gia Lai và nghe báo cáo kết quả triển khai tại dự án này.
Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Chương trình Tự hào Nông dân Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh và trao danh hiệu Nông dân Việt Nam xuất sắc, biểu dương hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc năm 2024.
Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Vốn, đất đai và thị trường là những lĩnh vực còn tiềm ẩn khó khăn mà nhiều nông dân vẫn đang phải đối mặt.
Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Việc bắt tay với đối tác ngoại thực hiện chăn nuôi theo mô hình công nghệ cao đã và đang giúp Hùng Nhơn khẳng định vị thế trên thị trường thế giới.
Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Để thực hiện mục tiêu xóa nhà dột nát cho hộ nghèo, Tuyên Quang đã huy động các nguồn lực, vận động cộng đồng chung tay giúp hộ nghèo có một nơi an cư dài lâu.
Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội đã chủ động “nâng cấp” hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, ứng dụng công nghệ số với quy mô lớn.
Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 được tổ chức cùng Triển lãm Sắc màu di sản văn hóa thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam.
Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Từ trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp,… mỗi lĩnh vực gắn liền với trí tuệ, tâm huyết của cố Phó Thủ tướng, Nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Nguyễn Công Tạn.
Đà Nẵng:

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Nhiều mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang tại TP. Đà Nẵng bước đầu cho hiệu quả kinh tế, góp phần chống hoang hóa, lãng phí nguồn lực đất đai.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động