Tạo đột phá khoa học - công nghệ: 7 nhiệm vụ trọng tâm

Ngành Nông nghiệp và Môi trường đưa ra 7 nhiệm vụ trọng tâm để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Việt Nam sẽ tiến tới xuất khẩu lớn về khoa học công nghệ Tổng Bí thư: Chuyển đổi số là 'con đường duy nhất' đưa đất nước phát triển Doanh nghiệp kỳ vọng 'cú huých' từ Nghị quyết 57/NQ-TW

Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo về các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số do Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức chiều 5/5, tại Hà Nội.

'Đại hội khoa học - công nghệ' đầu tiên của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Thông tin tại buổi họp báo, ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường - cho biết, ngày 10/5, tỉnh Bắc Ninh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường sẽ phối hợp UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ngành nông nghiệp và môi trường.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu khai mạc họp báo. Ảnh: Tùng Đinh
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu khai mạc họp báo. Ảnh: Tùng Đinh

Hội nghị được tổ chức nhằm triển khai kịp thời, có hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết số 71/NQ-CP và Nghị định số 88/2025/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 503/QĐ-BNNMT ngày 27/3/2025 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trong ngành nông nghiệp và môi trường.

Theo chương trình, sáng 10/5, hội nghị sẽ họp phiên toàn thể tại hội trường. Buổi chiều cùng ngày, sẽ diễn ra 4 phiên họp chuyên đề nhằm đánh giá thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ngành Nông nghiệp và Môi trường; nhất là việc trao đổi, thảo luận về một số định hướng, nhiệm vụ, giải pháp then chốt để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của ngành.

Tại hội nghị, dự kiến sẽ tổ chức ký kết thỏa thuận hợp tác triển khai Nghị quyết số 57-NQ/TW giữa các cơ quan, đơn vị, hiệp hội, doanh nghiệp. Hội nghị dự kiến có 450 - 500 đại biểu tham dự trực tiếp, bao gồm đại diện các cơ quan Trung ương, địa phương; đại diện một số hiệp hội, hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.

"Sự tham gia đầy đủ của các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW là điều rất đáng mừng, nhất là khi hai Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa hợp nhất hôm 1/3. Đây là nguồn cổ vũ rất lớn cho những người làm công tác nghiên cứu, nhất là trong bối cảnh cả nước đang vươn mình vào kỷ nguyên mới”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định.

Xây dựng bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn hài hòa với quốc tế và khu vực

Thông tin về kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 193/2025/QH15 của Quốc hội; Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ, ông Nguyễn Văn Long - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) - cho biết, ngày 27/3/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định số 503/QĐ-BNNMT về Kế hoạch đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong đó, tập trung vào 7 nhiệm vụ then chốt để tạo đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của ngành.

Toàn cảnh buổi họp báo diễn ra tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Môi trường, chiều 5/5.
Toàn cảnh buổi họp báo diễn ra tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Môi trường, chiều 5/5. Ảnh: Tùng Đinh.

Thứ nhất, nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy, quyết tâm chính trị mạnh mẽ trong toàn ngành Nông nghiệp và Môi trường về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thứ hai, hoàn thiện thể chế, đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thứ ba, tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thứ tư, phát triển, trọng dụng nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Thứ năm, đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.

Thứ sáu, thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong doanh nghiệp về nông nghiệp và môi trường.

Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số dưới các hình thức đa phương, song phương.

ông Nguyễn Văn Long - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường  (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phát biểu tại buổi họp báo
Ông Nguyễn Văn Long - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: Tùng Đinh

Ông Nguyễn Văn Long cho biết thêm, hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang quản lý 1.832 tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và 175 quy chuẩn Việt Nam (QCVN) (lĩnh vực nông nghiệp có 1.464 TCVN và 103 QCVN; lĩnh môi trường có 368 TCVN và 72 QCVN). Từ năm 2021 - 2024, Bộ đã ban hành mới 475 TCVN và 57 QCVN; đồng thời, đã rà soát, cắt giảm 149 QCVN theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Hệ thống TCVN và QCVN đã cơ bản bao quát đầy đủ các chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành.

Tuy nhiên, Bộ đã chỉ đạo tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn theo hướng đồng bộ, hài hòa với các tiêu chuẩn quốc tế và khu vực đối với nhóm sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu cũng như xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các nhóm sản phẩm mới, chủ lực.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho biết, hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ngành nông nghiệp và môi trường sẽ cụ thể hóa những định hướng lớn trong phát triển nông nghiệp bền vững, hiện đại gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu, đảm bảo phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh, cũng như cam kết phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Đây sẽ là hội nghị quan trọng nhằm quán triệt tinh thần đổi mới, đặt nền tảng cho việc xây dựng hệ thống chính sách và chương trình hành động trong toàn ngành. Qua đó, thống nhất nhận thức và trách nhiệm trong quá trình triển khai...

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân 5.0: Chuyển đổi số để bắt kịp xu thế mới

Hội Nông dân Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ, từ tổ chức truyền thống sang mạng lưới đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ số.
Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Nông thôn mới vùng dân tộc: Giữ bản sắc trong hiện đại hóa

Xây dựng nông thôn mới vùng dân tộc thiểu số đang tạo chuyển biến rõ nét khi kết hợp giữa phát triển hạ tầng hiện đại với gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống.
Sản phẩm nông nghiệp

Sản phẩm nông nghiệp 'cất cánh' nhờ chuyển đổi số

Chuyển đổi số đã tạo đà cho nhiều sản phẩm nông nghiệp thành công, từ truy xuất nguồn gốc đến mở rộng tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử.
Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Chuyển đổi số du lịch nông thôn mới: Tiềm năng còn bỏ ngỏ

Dù sở hữu tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhưng chuyển đổi số trong du lịch nông thôn nhiều nơi vẫn chậm triển khai, bỏ lỡ cơ hội thúc đẩy kinh tế địa phương.
Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Số hóa đất đai, quy hoạch: Đòn bẩy đổi mới nông thôn

Chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai, quy hoạch, xây dựng đang mở ra hướng đi mới trong quản lý nông thôn mới hiện đại, minh bạch và bền vững.
Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, nhiều địa phương đang đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, huy động sức dân và doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng nông thôn mới.
Chuyển đổi số:

Chuyển đổi số: 'Cánh tay nối dài' văn hoá nông thôn

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã trở thành một “cánh tay nối dài” hữu hiệu, giúp cộng đồng lan toả những giá trị văn hoá nông thôn đặc trưng.
Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Bằng bàn tay, khối óc và trái tim nhiệt huyết, tuổi trẻ in đậm dấu ấn trên hành trình đổi mới nông thôn, vun đắp tương lai cho vùng đất còn nhiều gian khó.
Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn Thanh niên Việt Nam tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, mang lại những mô hình sáng tạo và giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao đời sống người dân.
Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Thúc đẩy văn hóa đọc ở nông thôn là bước đi chiến lược xây nền tri thức vững chắc, góp phần phát triển nông thôn mới.
Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Không tiếng cuốc xới, không mùi phân chuồng, chỉ có những ống dẫn nước lặng lẽ nuôi lớn từng luống rau sạch bằng hệ thống thủy canh tuần hoàn.
Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Việc ứng dụng dữ liệu dân cư vào công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những chuyển biến tích cực cho các địa phương.
Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đã thay đổi theo từng thời kỳ, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn đòi hỏi có những sửa đổi cho phù hợp.
Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Kinh tế tuần hoàn mở hướng đi bền vững cho nông thôn mới, đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp xanh – sạch.
Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt kế hoạch 2024, Bình Điền đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định 2025 – Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông
Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách xã hội đang trở thành đòn bẩy trong việc phát triển mô hình nông thôn mới, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế.
Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Nhiều em học sinh nông thôn đang tạo dấu ấn với những sáng kiến công nghệ thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển kinh tế địa phương.
Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

Nông thôn mới thông minh không còn là khái niệm xa vời khi công nghệ đã hiện diện trong quản lý, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân nông thôn.
Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Người dân Gia Lai đang viết tiếp hành trình đưa nông sản bản địa chạm tay thị trường trong và ngoài nước nhờ thay đổi tư duy trong thời đại chuyển đổi số.
Mobile VerionPhiên bản di động