Thứ sáu 09/05/2025 14:43

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.

Khẳng định chất lượng

Vừa qua, Hiệp hội Chè Việt Nam đã tổ chức trao giải cho các đơn vị đoạt giải tại Golden Leaf Awards 2024. Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã đoạt giải vàng với sản phẩm Bạch trà Phìn Hồ.

Golden Leaf Awards - Giải thưởng Lá vàng của Úc là cuộc thi về trà chuyên nghiệp nhằm tôn vinh các loại trà ngon nhất với sự đánh giá trực tiếp của các chuyên gia trên toàn thế giới. Cuộc thi năm vừa qua có 683 mẫu trà tham dự với 122 mẫu từ 20 đơn vị sản xuất và kinh doanh trà của Việt Nam. Kết quả, Việt Nam đoạt 50 giải từ các sản phẩm trà, gồm 20 giải vàng, 17 giải bạc, 11 giải đồng và 2 giải khuyến khích.

Thành viên Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ sơ chế chè búp tươi, công đoạn đầu tiên để chế biến các sản phẩm Fìn Hò Trà. Ảnh: Lê Na

Theo đại diện Hiệp hội Chè Việt Nam, đoạt giải vàng trong cuộc thi không chỉ là niềm tự hào của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ mà còn mở ra cơ hội lớn để chè Shan tuyết Hà Giang vươn xa hơn trên thị trường thế giới.

Chè Shan tuyết là một trong năm loại cây trồng chủ lực của Hà Giang. Hàng năm, giá trị sản xuất ngành chè đem lại gần 690 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% giá trị ngành trồng trọt của tỉnh. Chè Shan tuyết được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, được xem là "báu vật" của núi rừng Tây Bắc.

Riêng huyện Hoàng Su Phì có 4.652,8 ha cây chè Shan tuyết, diện tích cho thu hoạch 3.599,1 ha, năng suất 39,0 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 14.000 tấn/năm. Một số xã có diện tích chè tập trung lớn như: Thông Nguyên 655,9 ha, Hồ Thầu 507 ha, Nậm Khòa 740 ha, Nậm Ty 557 ha, Nậm Dịch 220 ha, Tả Sử Choóng 188,4 ha, Túng Sán 269 ha, Bản Luốc 255,7 ha, Nam Sơn 630,5 ha. Diện tích còn lại nằm rải rác tại các xã trong huyện.

Đặc biệt, Hà Giang hiện có gần 40 sản phẩm chè của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được phát triển thành sản phẩm OCOP địa phương; trong đó, 2 sản phẩm chè xanh và hồng trà nhãn hiệu bà cụ của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia.

Bà Lý Mùi Mương- Giám đốc Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ, cho hay, một trong những bí quyết giúp chè của hợp tác xã đạt chất lượng tốt là đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất. “Năm 2018, lần đầu tiên Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ xuất khẩu trên 20 tấn chè khô sang thị trường Đài Loan, đánh dấu sự vươn tầm của thương hiệu Fìn Hò trà” - chị Lý Mùi Mương cho hay.

Mở thị trường cho sản phẩm đặc sản

Chè Shan tuyết “nổi tiếng” bên cạnh yếu tố tự thân còn bởi Sở Công Thương Hà Giang rất tích cực đầu tư, quảng bá cho sản phẩm này. Hàng năm địa phương luôn có hoạt động xúc tiến thương mại, chương trình kết nối giao thương cho sản phẩm chủ lực trong đó có chè.

Chè Shan tuyết giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang nâng cao thu nhập, giảm nghèo. Ảnh minh hoạ

Đơn cử, năm vừa qua tỉnh Hà Giang phối hợp Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thươngtổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực đông bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu gắn với Hội thảo chè Shan tuyết Hà Giang. Phát biểu tại sự kiện, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang nhấn mạnh, sự kiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Hà Giang và các tỉnh trong khu vực Đông Bắc kết nối giao thương, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá trong vùng.

Đồng thời, tạo cơ hội cho người trồng chè gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về sản xuất, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần quảng bá thương hiệu chè Shan tuyết Hà Giang. Đây cũng là dịp để các chuyên gia, các nhà phân phối lĩnh vực chè đóng góp ý kiến và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, để sản phẩm chè Shan tuyết Hà Giang phát triển bền vững, nâng cao vị thế, uy tín trên thị trường.

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển sản phẩm chè Shan tuyết, tỉnh Hà Giang ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ và có trách nhiệm. Tiếp tục hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp tham gia sản xuất.

Quan tâm đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông để hỗ trợ phát triển các vùng chè kết nối được thuận lợi đến với các thị trường tiêu thụ, giảm các chi phí trung gian, nâng cao chất lượng sản phẩm chè tiêu thụ.

Hỗ trợ phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, kết nối, quảng bá sản phẩm đến với các thị trường cao cấp để nâng cao giá trị gắn với thương hiệu, tính đặc thù của sản phẩm chè Shan cổ thụ.

Tổ chức các Cuộc thi sản phẩm hàng năm; tham gia các hội chợ, sự kiện chè quốc tế nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh chè Shan cổ thụ Hà Giang. Xây dựng các tour du lịch kết hợp với chè, tham quan khảo sát vùng chè. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành; phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, cùng với những hiến kế về khoa học kỹ thuật, cơ chế, chính sách của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp để tạo động lực cho nông nghiệp Hà Giang nói chung bứt phá và phát triển bền vững, đưa thương hiệu chè Shan tuyết Hà Giang ngày càng vươn xa.

Chè Shan tuyết cùng với những sản phẩm thế mạnh khác đang được các cấp, các ngành của tỉnh Hà Giang phát triển sản xuất theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị, tăng thu nhập và tiếp tục là “cây cầu” giúp bà con dân tộc thiểu số của tỉnh vượt qua đói nghèo.
Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới