Chăm sóc dinh dưỡng cho Trẻ em dân tộc thiểu số để nâng cao thể chất, trí tuệ

Suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân cơ bản khiến không ít trẻ em người dân tộc thiểu số (DTTS) gặp nhiều hạn chế và thiệt thòi trong quá trình hòa nhập xã hội. Phòng, chống suy dinh dưỡng cho trẻ em DTTS tiếp tục là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.

Chuyện ở Điểm trường Huổi Van

Trong chuyến công tác tại xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn – huyện xa xôi, khó khăn nhất tỉnh Lai Châu, chúng tôi có dịp ghé thăm Điểm trường Huổi Van - nơi học tập và sinh hoạt của các bé mẫu giáo người dân tộc Mảng (một trong những dân tộc rất ít người).

Chăm sóc dinh dưỡng cho Trẻ em dân tộc thiểu số  để nâng cao thể chất, trí tuệ
Nếu thiếu sự chăm lo, trẻ em người DTTS sẽ chịu nhiều thiệt thòi khi hòa nhập với xã hội

Thoạt nhìn lớp học được xây dựng kiên cố với sân chơi quy củ, thấy trẻ em ở đây được chăm lo chẳng khác gì trẻ em ở các thành phố, thị trấn. Vậy nhưng khi tiếp cận với các bé mới thấy, đa phần các cháu gầy gò, đen đúa; nhiều cháu có chiều cao, cân nặng thấp hơn nhiều so với quy định; một số cháu còn khá rụt rè, nhút nhát…

Chiều xuống, cô giáo cầm theo chai dầu gội đầu, dẫn cả bầy trẻ đi tắm. Theo chân cô giáo mới hay, các cháu ăn - nghỉ tại trường, nhưng nhà tắm nhỏ lại thiếu nước nên cô trò phải mang nhau xuống suối để tắm gội. Dầu gội và xà phòng nếu không xin được, các cô giáo phải tự bỏ tiền ra mua. Hôm nào mưa, nước suối lên cao thì “cả lớp nghỉ tắm”.

Theo các cô giáo, do đời sống đồng bào Mảng ở đây còn khá lạc hậu, nghèo khó… nên việc chăm sóc về dinh dưỡng, thể chất của các bé ít được quan tâm, nhiều bé suy dinh dưỡng ngay từ lúc mới sinh. Những năm gần đây, nhờ có chính sách hỗ trợ cho trẻ em DTTS đến trường, các cháu đi học được ăn uống ngày 3 bữa với thức ăn đa dạng nên trông các cháu mới đỡ gày gò. Nếu không đến lớp, các cháu được bố mẹ dắt theo lên nương, hoặc để chị em ở nhà tự trông nhau, có khoai ăn khoai, có sắn ăn sắn… Từ chỗ thể chất thấp còi, dẫn đến tư duy, nhận thức của một số bé dân tộc Mảng có nhiều hạn chế, để các bé theo được lớp, các cô giáo phải rất vất vả.

Nhiều chương trình, đề án hướng đến trẻ em

Chuyện ở Điểm trường Huổi Van chỉ là một trong những câu chuyện cho thấy phần nào những thiếu thốn, thiệt thòi của trẻ em người DTTS, đặc biệt là trẻ em ở các thôn, bản vùng sâu, vùng xa. Do cha mẹ ít học, sớm tối bám nương rẫy nên không có thông tin, kiến thức, thời gian chăm sóc con cái. Chưa kể, nhiều bé còn là kết quả của các trường hợp cha mẹ tảo hôn, hôn nhân cận huyết, hay sinh ra trong những gia đình đông con…Thực trạng này đã dẫn đến việc nhiều trẻ em DTTS suy dinh dưỡng, thiếu hụt cơ bản những yếu tố quan trọng để phát triển thể chất và trí tuệ.

Báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới, cho biết: Việt Nam là 1 trong số 34 quốc gia trên toàn cầu phải đối mặt với gánh nặng suy dinh dưỡng trẻ em. Trong số 1,9 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng có khoảng 1/3 trẻ em DTTS thiếu dinh dưỡng thể thấp còi, tỷ lệ này cao gấp 2 lần so với trẻ em người Kinh. Đáng chú ý, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở nhóm DTTS rất ít người còn ở mức cao như dân tộc Chứt là 40%, Si La: 21,7%; Bố Y: 35%; La Ha: 20%, Brâu, Rơ Măm: 29,87%; Ơ-đu: 12%; Lô Lô: 16,91%.

Để khắc phục thực trạng này, năm 2020, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1896/QĐ-TTg về Chương trình “Chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng, chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam”. Với chương trình này, đối tượng là trẻ em DTTS sẽ chiếm một phần không nhỏ. Tuy do nguồn lực và nguồn ngân sách thực hiện vẫn là lồng ghép trong các chương trình, dự án có liên quan, mà chưa có giải pháp riêng, nhất là đối với vùng DTTS và miền núi, nên mục tiêu “giải quyết căn bản gánh nặng kép về dinh dưỡng”, xem ra không đơn giản.

Cũng liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ em DTTS, Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 cũng đã xây dựng Dự án số 7 - “Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh duỡng trẻ em”; trong đó chú trọng vào chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em vùng đồng bào DTTS, đặc biệt là người dân thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

Chủ trương, chính sách đã có… Hy vọng, việc triển khai các chương trình, đề án trên sẽ giúp tập trung được tất cả nguồn lực, các giải pháp kỹ thuật để giải quyết căn cơ những bất cập còn tồn tại trước đây, cải thiện hiệu quả tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bào DTTS và miền núi… mang lại cho các em cuộc sống khỏe mạnh, tươi vui.

Hoàng Mai
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Xem thêm