Niềm tin Việt Nam từ bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng

Trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán Tân Sửu, cả nước lại gồng mình “vượt cạn” thêm một lần nữa, dù có chút lo lắng song với những thành công của năm 2020 và cả nhiệm kỳ từ bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, mỗi người dân đều có niềm tin rằng đất nước sẽ vượt qua thách thức để tiếp tục vươn tới với niềm kiêu hãnh mới.
Niềm tin Việt Nam từ bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng
Niềm tin Việt Nam từ bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng

Phòng chống dịch hiệu quả

Trước hết về phòng chống dịch hiệu quả, dù là quốc gia có sát đường biên giới với Trung Quốc – nơi khởi đầu và là tâm dịch Covid-19 của thế giới, nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và ý thức đoàn kết của nhân dân, Việt Nam đã nhanh chóng khống chế dịch bệnh với tỷ lệ người mắc và tử vong thấp nhất thế giới. Điều này đã tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, xã hội ổn định. Đặc biệt, với sự vào cuộc của Bộ Công Thương và cộng đồng doanh nghiệp, chúng ta đã đảm bảo thị trường hàng hoá phục vụ nhu cầu của nhân dân; công tác quản lý thị trường được đẩy mạnh, không xảy ra tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý.

GDP tăng trưởng dương

Kinh tế vĩ mô của Việt Nam duy trì ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chất lượng tăng trưởng được nâng lên, các cân đối lớn của nền kinh tế được cải thiện. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, nhưng Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng GDP ở mức 2,9%, cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Quy mô GDP tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt khoảng 2.750 USD.

Niềm tin Việt Nam từ bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Bộ trưởng Trần Tuấn Anh tại lễ ký kết Hiệp định RCEP

Hội nhập gặt hái được nhiều thành công

Năm 2020, Việt Nam cùng lúc đảm nhận 2 vai trò, uỷ viên thường trực Liên hợp quốc và Chủ tịch ASEAN. Trong bối cảnh đại dịch bùng nổ, Việt Nam không chỉ làm tốt nhiệm vụ của mình mà còn thể hiện rõ vai trò dẫn dắt, kết nối và được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Bên cạnh những thành công đó, Việt Nam cũng đã hoàn thành ký kết và thực thi nhiều Hiệp định thương mại tự do quan trọng như EVFTA, RCEP, EVFTA…như vậy trong cả nhiệm kỳ 5 năm, số hiệp định thương mại đã ký đã chiếm hơn 1/3 tổng số FTA mà Việt Nam đã ký kết, mở ra cơ hội vô cùng to lớn cho doanh nghiệp tự tin bước trên con đường hội nhập.

Kỳ tích xuất nhập khẩu

Năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt khoảng 543 tỷ USD mặc dù thương mại quốc tế giảm mạnh. Xuất khẩu năm 2020 ước đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm trước với 6 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD và 31 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD. Xuất siêu cả năm ước đạt khoảng 19,1 tỷ USD, qua đó đánh dấu năm thứ 5 liên tiếp đạt xuất siêu với mức thặng dư năm sau cao hơn năm trước.

Theo đánh giá của đồng chí Trần Tuấn Anh - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công Thương, năm 2020 là năm thành công nhất của Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2020. Bởi lẽ, chúng ta đã vượt qua ba thách thức rất lớn một cách ngoạn mục. Thứ nhất, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên thế giới, ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Thứ hai, thiên tai, dịch bệnh xảy ra từ đầu năm và kéo dài trong cả năm ở nhiều địa phương, khu vực. Thứ ba, những cạnh tranh về chính trị và bảo hộ mậu dịch ở các khu vực trên thế giới ảnh hưởng rất mạnh đến dòng chảy thương mại và kinh tế quốc tế.

Chúng ta đã thành công và Việt Nam là một trong những quốc gia rất hiếm trên thế giới đã khôi phục tình trạng bình thường mới để phát triển kinh tế. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận cả về vị thế và niềm tin.

Có được kết quả như trên, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là nhờ vào nhận định, chỉ đạo chính xác, kiên định của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với “mục tiêu kép” cùng hàng loạt giải pháp linh hoạt vừa tập trung kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó là ý thức trách nhiệm, sự đoàn kết một lòng của cả cộng đồng doanh nghiệp, người dân với tinh thần "chống dịch như chống giặc".

Niềm tin Việt Nam từ bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng
Thể hiện sự đồng tâm nhất trí vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh

Những thành quả nói thì rất ngắn, nhưng để đưa ra những quyết định, quyết sách mang tính lịch sử không hề đơn giản. Bởi lẽ, chẳng có quyết định nào được cho là vẹn toàn, chắc chắn 100% thành công.

Nhìn lại tiến trình lịch sử lập, giữ và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã trải qua nhiều thời điểm “ngàn cân treo sợi tóc” thù trong, giặc ngoài, bị cô lập… Thế nhưng với tư tưởng “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” của Hồ Chủ tịch vĩ đại, Đảng ta đã từng bước dẫn dắt đất nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác với quan điểm cực kỳ nhân văn “không để ai lại phía sau”, trong khi đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn ra.

Kiên định với mục tiêu kép, từ lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương, các thương vụ ở nước ngoài, các hiệp hội, doanh nghiệp cùng vào cuộc chung tay xây dựng, góp ý các phương án; nhiều ý tưởng sáng tạo, cách làm mới được phát huy, tình người được lan toả... Đó là “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để truy vết, khoanh vùng dập dịch; thương mại điện tử lên ngôi; khu cách ly giao thương được thành lập; xúc tiến thương mại trực tuyến; các cây ATM đủ loại ra đời; biên giới được kiểm soát chặt chẽ; những ca khúc động viên về tinh thần chống dịch ra đời….Tất cả đã dấy lên tinh thần yêu thương, đoàn kết cùng nắm tay nhau vượt qua khó khăn.

Niềm tin Việt Nam từ bản lĩnh, trí tuệ và khát vọng
Việt Nam đang trên đường phát triển (Ảnh minh hoạ)

Có thể khẳng định, tư tưởng yêu chuộng hoà bình, khát vọng “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” cùng bản lĩnh, trí tuệ, sự sáng tạo, đoàn kết, kinh nghiệm, sự trải nghiệm, niềm tin của dân tộc Việt Nam đã giúp chúng ta làm nên những kỳ tích.

Nói như vậy để thấy rằng những kết quả không tự nhiên mà có. Kết quả chứng minh cho một sự thật về bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam. Sự thật nằm ở trong lối suy nghĩ, cách làm và hành động đầy nhân văn. Và mỗi người Việt Nam trong và ngoài nước đều tự hiểu, tự biết và đều yên lòng với những gì Đảng và Nhà nước đang làm; tự hào với một Nhà nước xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

Thành quả đó, hơn cả, là niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào Chính phủ. Niềm tin của bạn bè quốc tế vào một Việt Nam sẽ hùng cường.

Cả đất nước Việt Nam đã cùng nắm tay nhau đoàn kết, đồng lòng chống lại Covid-19 và những biến thiên của thời tiết. Dù con đường phía trước có thể vẫn còn dài, còn khó khăn, song tất cả người dân “Con Lạc, cháu Hồng” đều có niềm tin chắc chắn rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục vượt qua khó khăn, chiến thắng đại dịch, phát triển kinh tế; tiếp tục ngẩng cao đầu tiến bước trên con đường đã chọn.

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Việt Nam - Indonesia: Hiện thực hóa các thỏa thuận, thúc đẩy hợp tác giữa hai nước

Hướng tới mục tiêu đưa kim ngạch thương mại đạt 18 tỉ USD vào năm 2028, Việt Nam - Indonesia khuyến khích sớm tổ chức các kỳ họp về hợp tác kinh tế, khoa học...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo nhân lực bán dẫn là ''đột phá của đột phá''

5 trụ cột để ngành công nghiệp bán dẫn: Xây dựng hạ tầng; hoàn thiện thể chế; đào tạo nhân lực; huy động nguồn lực; xây dựng hệ sinh thái phát triển.
Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Việt Nam có nhiều cơ hội xác lập ​​​​​​​vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn

Theo các ''ông lớn'' về công nghệ trên thế giới, Việt Nam có tiềm năng lớn về trí tuệ nhân tạo và đây là thời cơ vẽ lại vị trí trên bản đồ thế giới về bán dẫn.
Không có quốc gia nào

Không có quốc gia nào 'hóa rồng', 'hóa hổ' mà không có ngành công nghiệp điện tử

Để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, cần xây dựng hệ sinh thái về ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng Việt Nam là thị trường chủ lực.
Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Gỡ vướng các dự án BOT giao thông trên cả nước, gắn trách nhiệm cấp có thẩm quyền

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu giải quyết dứt điểm, triệt để những khó khăn, vướng mắc của một số dự án BOT giao thông gắn với tiến độ, trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, dự báo CPI bình quân tăng khoảng 4,5%

Bộ Tài chính vừa cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2)...
Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ ngành, địa phương phải có 1 đề án chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban, với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều ngày 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về Nghị định Quy định cơ chế mua bán điện

Ngày 24/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo lấy ý kiến đối với hai dự thảo Nghị định về cơ chế mua bán điện và phát triển điện mặt trời mái nhà.
Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Thủ tướng chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

Sáng 24/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban với trọng tâm thảo luận về kinh tế số.
Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Thúc đẩy thực hiện các thỏa thuận để mở rộng không gian hợp tác Việt Nam - Brunei

Trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN diễn ra tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp với Bộ trưởng thứ hai Bộ Ngoại giao Brunei.
Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Việt Nam - Liên Bang Nga: Thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch, kết nối hàng không

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, hai nước tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án hợp tác kinh tế - đầu tư; thúc đẩy hợp tác giáo dục, du lịch.
Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Tăng trưởng kinh tế 2024: Lạc quan nhưng đừng chủ quan!

Lạc quan về tăng trưởng GDP quý I/2024, tuy nhiên theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam không chủ quan với mục tiêu tăng trưởng 6,5% trong năm nay.
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng đến một ASEAN kỹ thuật số

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông nhấn mạnh, tương lai của ASEAN là tương lai kỹ thuật số. Việt Nam sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ các đối tác.
Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Diễn đàn Tương lai ASEAN góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, tự cường và phát triển bền vững

Thủ tướng hoan nghênh và cảm ơn Tổng Thư ký đã nhận lời mời tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) lần đầu tiên được tổ chức theo sáng kiến của Việt Nam.
Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng

Tại dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), đề xuất chuyển một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sang đối tượng chịu thuế GTGT để phù hợp thông lệ quốc tế.
Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Biểu dương các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương

Ngày 23/4, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ trao Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công Thương cho các cá nhân có thành tích trong công tác Quốc hội của Bộ Công Thương.
Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Việt Nam-Indonesia: Đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Indonesia thống nhất phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương đạt 18 tỷ USD vào năm 2028.
Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

Sẽ giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường

UBTVQH thống nhất trình Quốc hội 2 chuyên đề về bảo vệ môi trường và phát triển - sử dụng nguồn nhân lực để Quốc hội lựa chọn giám sát.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công  nghiệp

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định mới về cụm công nghiệp

Sáng 23/4, tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị triển khai, phổ biến Nghị định 32 và Nghị định 43 của Chính phủ.
Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Nhiều điểm mới trong Nghị định số 43/2024/NĐ-CP về xét tặng danh hiệu nghệ nhân

Bộ Công Thương phổ biến Nghị định số 43 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

WB: Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố ngày 23/4 dự báo, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt 5,5% vào năm 2024 và 6% vào 2025.
Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các Bộ, ngành, địa phương đánh giá cao công tác xây dựng Nghị định số 32/2024/NĐ-CP

Các bộ, ngành, địa phương chung quan điểm Nghị định số 32 đã đồng bộ tốt với các quy định, tạo cơ chế thoáng hơn cho phát triển cụm công nghiệp.
Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng: Chung sức, đồng lòng để "ngôi nhà chung" ASEAN phát triển vững mạnh

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự, phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Văn phòng Chính phủ cho biết, ngày mai (24/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động