Thứ hai 28/04/2025 19:49

Bộ Công Thương: Đưa nông sản Hòa Bình vào hệ thống phân phối

Ngày 14/11/2019, Tuần lễ giới thiệu sản phẩm cây ăn quả có múi và nông, thuỷ sản an toàn, chất lượng tỉnh Hoà Bình năm 2019 đã khai mạc tại Siêu thị BigC Thăng Long (Hà Nội). Tuần lễ do Bộ Công Thương và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hoà Bình chủ trì, Sở Công Thương và Tập đoàn Central Retail Việt Nam phối hợp tổ chức.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nhận định: Hưởng ứng các hoạt động kết nối, bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc chương trình mục tiêu Y tế - Dân số kết hợp với triển khai Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2014 - 2020, Bộ Công Thương cùng các đơn vị có liên quan thực hiện các chương trình có điểm nhấn về yếu tố an toàn thực phẩm và đặc sản vùng miền. Chương trình đã thu hút đông đảo người tiêu dùng đến với các hệ thống phân phối hiện đại, góp phần ổn định đầu ra cho nông sản Việt. Trong đó, tiêu biểu là các hoạt động kết nối tiêu thụ đặc sản an toàn do Bộ Công Thương khởi xướng phối hợp với Tập đoàn Central Retail Việt Nam – chuỗi siêu thị BigC và GO ! từ năm 2018 như: “Tuần lễ cá sông Đà của tỉnh Hòa Bình và Sơn La”; “Tuần lễ nhãn và nông sản an toàn tỉnh Sơn La”; “Tuần lễ vải thiều Bắc Giang”; “Tuần lễ đặc sản Tây Bắc và các tỉnh miền núi phía Bắc”… đã tiêu thụ được hơn 20.000 tấn hàng hoá, đồng hành với 139 hợp tác xã trên cả nước và tạo công ăn việc làm cho khoảng 6.000 nông dân Việt.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ dự khai mạc Tuần lễ giới thiệu sản phẩm cây ăn quả có múi và nông, thuỷ sản an toàn, chất lượng tỉnh Hoà Bình năm 2019

Tuần lễ giới thiệu sản phẩm cây ăn quả có múi và nông, thuỷ sản an toàn, chất lượng tỉnh Hoà Bình năm 2019 là hoạt động ý nghĩa nhằm giới thiệu và quảng bá các sản phẩm cây ăn quả có múi và nông, thuỷ sản an toàn, chất lượng của tỉnh Hoà Bình, giúp người tiêu dùng được tiếp cận các sản phẩm nông sản an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP…

Tuần lễ đã thu hút số lượng lớn doanh nghiệp từ địa phương với hơn 18 doanh nghiệp, hợp tác xã trưng bày 22 gian hàng giới thiệu các mặt hàng chất lượng nhất và thực hiện chính sách giảm giá khá “sâu” như: Cam Cao Phong (còn 19.900 đồng/kg), bưởi đỏ, bưởi da xanh Tân Lạc (còn 33.000 đồng/kg), quýt Hoà Bình (còn 30.000 đồng/kg)… Ngoài ra, một số mặt hàng lần đầu tiên được giới thiệu với người tiêu dùng Thủ đô như rau, củ, quả Lương Sơn, Yên Thuỷ, các loại trà túi lọc (Sachi, trà cà gai leo, giảo cổ lam…).

Trong khuôn khổ Tuần lễ và tiếp tục thực hiện các nội dung tại Biên bản ghi nhớ hợp tác số 28062019/TT/MOIT-CG ngày 28/6/2019 giữa Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tập đoàn Central Retal Việt Nam, Tập đoàn Central Retail Việt Nam đã ký hợp đồng nguyên tắc thu mua sản phẩm nông sản đối với một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hoà Bình với tỷ lệ chiết khấu 0%. Đây là việc làm có ý nghĩa và rất đáng biểu dương nhằm tạo điều kiện cho người tiêu dùng được tiếp cận với thực phẩm sạch. Đồng thời, thể hiện sự quan tâm sát sao của Bộ Công Thương trong việc tìm đầu ra cho nông sản Việt trong bối cảnh Chính phủ và các bộ, ngành đang quyết liệt chỉ đạo việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, nông nghiệp chất lượng cao để người dân được hưởng những thành quả về an toàn thực phẩm.

M.T

Tin cùng chuyên mục

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững