Thứ sáu 25/04/2025 06:23

Bát nháo quảng cáo thực phẩm chức năng

Trước tình trạng loạn quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội về công dụng của thực phẩm chức năng, Bộ Y tế đã có công văn về việc tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo đối với loại sản phẩm này.
Quảng cáo tràn lan

Không khó nhận thấy, trên nhiều phương tiện truyền thông, nhất là các mạng xã hội như: Zalo, Facebook, Youtube… hình ảnh các diễn viên, ca sĩ, thậm chí cả nghệ sĩ nổi tiếng quay quảng cáo và không ít trong số đó đã "thần dược hóa" công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe, quảng cáo giống như thuốc chữa bệnh. Với lượng người hâm mộ đông đảo, nhiều người đã tin và mua theo.

Quảng cáo thổi phồng công dụng của thuốc

Hay có đơn vị còn tổ chức dàn dựng hình ảnh về bác sĩ, lương y nổi tiếng, có thể chữa dứt điểm các loại bệnh như: Dạ dày, xương khớp, xoang… sau đó quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội để bán các loại thực phẩm chức năng khiến hàng vạn người bệnh trên khắp cả nước sập bẫy, còn đối tượng lừa đảo thì thu lợi trái phép hàng chục tỷ đồng.

Mới đây, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã "tuýt còi" Công ty TNHH Thương mại HAND Việt Nam (tầng 8B, số 252 đường Lê Trọng Tấn, phường Khương Mai, quận Thanh Xuân, Hà Nội) về việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạ dày Tâm Vị không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo; quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; quảng cáo không có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh". Với hành vi này, công ty đã bị xử phạt 110 triệu đồng và buộc tháo gỡ nội dung quảng cáo, cải chính thông tin theo quy định. Ngoài ra, với hành vi dàn dựng clip giả mạo bác sĩ quân y nhằm quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe dạ dày Tâm Vị, Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị cơ quan công an điều tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Xử lý nghiêm vi phạm

Trước tình trạng loạn quảng cáo thực phẩm chức năng nói trên, ngày 31/3, Bộ Y tế đã có công văn gửi các bộ, ngành, địa phương về việc tăng cường phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Theo đó, đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân phát hành quảng cáo sai sự thật, quảng cáo chưa có thẩm định của cơ quan chuyên môn hoặc không đúng với nội dung đã được thẩm định. Có biện pháp xử lý mạnh với các trang mạng xã hội như: Facebook, Tiktok, Twitter… Các nền tảng quảng cáo trên Google ads như: Youtube, Coccoc, Chrome… và yêu cầu thực hiện nghiêm túc pháp luật của Việt Nam về quảng cáo.

Bộ Y tế cũng đề nghị rà soát quản lý chặt điều kiện cho phép mở các trang website, tên miền hoạt động nhằm đảm bảo khi phát hiện sai phạm về quảng cáo cần kịp thời tạm đóng tên miền hoặc đóng vĩnh viễn tên miền vi phạm. Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới.

Bộ Công Thương tăng cường thanh tra, kiểm tra, có biện pháp, chế tài xử lý mạnh các sàn giao dịch thương mại điện tử hoạt động quảng cáo không đúng về thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Có biện pháp giám sát các hoạt động đa cấp, đặc biệt là các buổi hội thảo phát triển thành viên của các công ty, để tránh việc quảng cáo truyền miệng sai sự thật.

Năm 2020 - 2021, các cơ quan chức năng đã phạt hành chính khoảng 3,9 tỷ đồng, buộc gỡ bỏ nhiều gian hàng và hàng trăm sản phẩm vi phạm trên sàn giao dịch điện tử.
Tuệ Minh
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến mãi

Tin cùng chuyên mục

Tăng khuyến mại, kích cầu tiêu dùng nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Phiên chợ Xanh - Tử tế: 9 năm lan tỏa nông sản sạch

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Thu cũ đổi mới - Đưa hàng Việt tới tay người tiêu dùng

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Tủ lạnh mini Funiki: Giải pháp tối ưu cho homestay và khách sạn mini

Điện máy Gia dụng Hòa Phát ra mắt bộ sưu tập máy làm mát mới

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Vàng bạc Phú Quý ra mắt sản phẩm bạc thỏi Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước