Thứ ba 29/04/2025 17:16

Bạc Liêu: Thúc đẩy bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số

Các học viên tham gia lớp tập huấn cần tăng cường công tác tuyên truyền giúp người dân tộc thiểu số nâng cao ý thức, hướng tới bình đẳng giới.

Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BDTTG, ngày 14/2/2023 của Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu về việc triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” năm 2023, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức tập huấn công tác bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số cho 60 học viên là đại biểu không hưởng lương từ ngân sách nhà nước như cán bộ xã không chuyên trách, hòa giải viên cơ sở, trưởng, khóm ấp, cộng tác viên trẻ em, chi hội phụ nữ ấp phụ trách công tác bình đẳng giới; người có uy tín, đồng bào các dân tộc thiểu số…trên địa bàn thành phố Bạc Liêu.

Các học viên đã được báo cáo viên truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ trong tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới; triển khai, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bình đẳng giới; quán triệt các nội dung mới về chương trình, dự án chính sách liên quan đến bình đẳng giới nhằm mục đích nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc địa phương; Thực hiện tốt hơn công tác tư vấn cũng như triển khai có hiệu quả công tác bình đẳng giới ở cơ sở, đặc biệt là trong vùng dân tộc thiểu số để từng bước hạn chế hướng tới loại trừ việc phân biệt đối xử về giới trong các lĩnh vực xã hội.

Các học viên tham gia lớp tập huấn về bình đẳng giới tại Bạc Liêu

Đồng thời, bên cạnh đó, tiếp tục phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện bình đẳng giới trên địa bàn; Chấp hành tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Thanh Dũng, Phó Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo đề nghị các học viên tham gia lớp tập huấn sau khi được báo cáo viên truyền đạt kiến thức khi về địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền giúp người dân, đặc biệt là người dân tộc thiểu số nâng cao ý thức, thay đổi hành vi, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về công tác bình đẳng giới, nghiêm túc tiếp thu, nâng cao kiến thức hiểu biết về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Bình Đẳng giới, đặc biệt là công tác bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số để trong thời gian tới việc triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, tiến tới hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch đề ra.

Đây là lớp đầu tiên trong số 07 lớp sẽ được Ban Dân tộc và Tôn giáo tổ chức triển khai từ nay đến ngày 09/3/2023 ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, với tổng số 420 học viên.

Hà Linh
Bài viết cùng chủ đề: công tác nữ và bình đẳng giới

Tin cùng chuyên mục

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh