Thứ sáu 18/04/2025 19:11

Yếu tố nào giúp hàng Việt thâm nhập sâu thị trường Brazil?

Chất lượng sản phẩm, giá thành cạnh tranh được nhận định là hai yếu tố giúp hàng Việt tăng thị phần tại thị trường Brazil.

Tại Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Brazil, diễn ra ngày 6/5, ông Ngô Xuân Tỵ - Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil cho hay, Việt Nam - Brazil đã có giao dịch thương mại trong hầu hết các mặt hàng. 3 tháng đầu năm 2022, kim ngạch thương mại 2 chiều đạt 1,7 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Brazil đạt 533,2 triệu USD, tăng 3,5%, nhập khẩu 1,175 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2021.

“Năm vừa qua, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang thị trường Brazil đạt 6,35 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Hy vọng năm 2022, doanh nghiệp 2 nước đẩy mạnh hợp tác, duy trì và gia tăng được tỷ lệ này”, ông Ngô Xuân Tỵ nói.

Tại sự kiện, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil cũng tư vấn về cơ hội tiếp cận thị trường cho một số mặt hàng cụ thể theo đề xuất của doanh nghiệp. Theo đó, mặt hàng mỳ gạo được người tiêu dùng nước sở tại cũng như người châu Á sinh sống tại Brazil rất ưa chuộng, nhu cầu tiêu dùng cao, do đó có cơ hội cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận và đẩy mạnh xuất khẩu.

Doanh nghiệp được cung cấp nhiều thông tin hữu ích tại Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Brazil

Với một số mặt hàng nông sản khác như trà, nước uống mật ong chanh, gừng, nước ép từ quả, quả sấy khô hay rau củ đông lạnh là những mặt hàng khó thâm nhập hơn vào các trung tâm kinh tế, thành phố lớn. Nguyên do, bên cạnh sản phẩm không thông dụng như trà, Brazil là đất nước có nền nông nghiệp phát triển sản phẩm cùng loại rất đa dạng. Mặt khác, người tiêu dùng nước sở tại ưa dùng sản phẩm tươi. Dù vậy, doanh nghiệp trong nước vẫn có thể xuất khẩu các mặt hàng này nếu tiếp cận thị trường ngách là các bang, thành phố ở khu vực xa trung tâm lớn.

Riêng các mặt hàng công nghiệp chế biến như dệt may, da giày, hàng Việt có khả năng gia tăng kim ngạch. Bởi lẽ, chi phí sản xuất tại Brazil lớn, Việt Nam lại có nhiều lợi thế trong sản xuất do vậy khả năng cạnh tranh của các mặt hàng này tương đối cao.

Trả lời câu hỏi làm thế nào để tiếp cận thị trường Brazil, ông Ngô Xuân Tỵ cũng cho hay, chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu, tiếp đó mẫu mã bao bì phải phù hợp thị hiếu tiêu dùng, giá thành cạnh tranh. “Trên bao bì sử dụng ngôn ngữ Brazil là một yếu tố quan trọng, giúp người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm thuận lợi hơn”, Trưởng Thương vụ Việt Nam tại Brazil lưu ý thêm.

Cùng đó, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, nhất là tham gia các hội chợ chuyên ngành lớn tại Brazil là một kênh tìm hiểu thị trường, giới thiệu sản phẩm tốt. Thương vụ Việt Nam tại Brazil sẽ tổng hợp thông tin về các hội chợ chuyên ngành phù hợp với từng nhóm mặt hàng thế mạnh của Việt Nam để cung cấp cho doanh nghiệp.

Liên quan đến việc Chính phủ Brazil mới giảm thuế nhập khẩu mỳ ống, ông Ngô Xuân Tỵ khuyến cáo, việc cắt giảm thuế chỉ mang tính tạm thời và ngắn hạn từ 3-6 tháng. Doanh nghiệp trong nước đã có đối tác thì rất tốt nhưng nếu chỉ bắt đầu tìm kiếm sẽ khó tận dụng cơ hội từ quyết định này. Tiếp cận thị trường là cả hành trình dài, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị, đầu tư và đi sớm một bước mới có thể “chớp” các cơ hội tốt.

Mặt khác, hệ thống thuế của Brazil khá phức tạp, bên cạnh thuế chung theo quy định của Chính phủ còn có thuế riêng của mỗi bang. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thông tin về chủng loại sản phẩm, có thể tìm kiếm đối tác địa phương hoặc đơn vị tư vấn để hỗ trợ nắm rõ thuế với từng mặt hàng, từng giai đoạn và sự thay đổi quy định về thuế.

Brazil là thị trường có quy mô dân số lớn, tới 214 triệu dân với nhiều phân khúc tiêu dùng. Dự báo thời gian tới xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng sang Brazil tăng cao khi các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội được gỡ bỏ toàn bộ và chiến dịch tiêm vắc xin được thực hiện trên toàn quốc với tốc độ nhanh. Các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam có thể gia tăng thị phần khi nhu cầu tiêu dùng rất cao và Brazil không phải là thị trường khó tính.

Việt Nga
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra diễn đàn và triển lãm quốc tế năng lượng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Trùng Khánh?

Xúc tiến thương mại, giao thương giữa Việt Nam - Trùng Khánh

Xúc tiến thương mại thực phẩm Việt Nam vào thị trường Singapore

Cá tép dầu sấy khô: Vươn tầm chinh phục thị trường lớn

SaigonTex - SaigonFabric 2025 mở ra cơ hội giao thương cho ngành dệt may

Sắp diễn ra Tuần lễ Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2025

Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc tìm kiếm cơ hội kết nối giao thương

Cơ hội nào cho Việt Nam trên ‘miền đất hứa’ Halal?

Bí quyết đưa mật ong Tam Đảo vươn tầm quốc tế

Giao ban xúc tiến thương mại: Chủ động thích ứng trước biến động

Chuyển đổi xanh và số hóa: Cơ hội vàng cho xuất khẩu

Thương vụ hiến kế doanh nghiệp Việt chinh phục thị trường Halal

Giao ban xúc tiến thương mại với thương vụ tháng 3/2025: Cơ hội từ thị trường Halal