Thứ năm 19/12/2024 03:55

Ý nghĩa hai văn kiện hợp tác ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc

Việc ký hai văn kiện hợp tác với Bộ Thương mại Trung Quốc là cơ sở để Bộ Công Thương duy trì, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, xuất khẩu nông sản.

Từ ngày 12-14/10, Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường có chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị mới của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước tổng thể duy trì đà phát triển tốt đẹp và đạt nhiều kết quả quan trọng mang tính lịch sử. Đáng chú ý, diễn ra vào thời điểm hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950-18/1/2025), chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường một lần nữa khẳng định sự ưu tiên mà hai nước dành cho nhau, và ý chí cùng nhau phấn đấu, nỗ lực vì Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường chứng kiến trao Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Trung Quốc - Ảnh: Dương Giang

Nhân dịp này, ngày 13/10/2024, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh ChínhThủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã trao hai văn kiện hợp tác với Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào.

Các văn kiện hợp tác bao gồm: Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững và Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác nghiên cứu các mô hình xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

Theo đánh giá của lãnh đạo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương), việc ký kết hai văn kiện hợp tác nêu trên với Bộ Thương mại Trung Quốc cũng là cơ sở để Bộ Công Thương tiếp tục duy trì và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. Đồng thời đẩy nhanh quá trình nghiên cứu, lựa chọn mô hình hợp tác phù hợp để xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Theo đó, đối với Bản ghi nhớ về tăng cường hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng nông sản bền vững, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho biết, Bản ghi nhớ nhằm mục tiêu xây dựng môi trường ổn định, công bằng cho hợp tác kinh tế, thương mại và thương mại nông sản - thực phẩm; cùng đảm bảo chuỗi cung ứng nông sản - thực phẩm thông suốt, ổn định và an toàn giữa hai nước, trong khu vực và trên toàn cầu.

Cùng với đó, Bản ghi nhớ cũng nhằm mục tiêu thúc đẩy hình thành chuỗi liên kết cung ứng nông sản - thực phẩm; Nâng cao mức độ thuận lợi hóa thương mại nông sản - thực phẩm và các hoạt động hợp tác xúc tiến thương mại liên quan.

Tương tự, đối với Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác nghiên cứu các mô hình xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cho rằng, đây sẽ là cơ sở để hai Bên tích cực cùng nghiên cứu các mô hình xây dựng Khu hợp tác kinh tế qua biên giới trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của mỗi Bên.

Mặt khác, Bản ghi nhớ này cũng nhằm thực hiện theo nội dung lãnh đạo cấp cao hai bên đã đạt được sự đồng thuận tại Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc nhân chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tháng 8/2024 vừa qua trong đó có nêu hai bên tích cực nghiên cứu triển khai xây dựng thí điểm Khu hợp tác kinh tế qua biên giới.

Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có tình hữu nghị truyền thống lâu đời. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam coi trọng và xác định phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc là chủ trương nhất quán, lâu dài, là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.

Những năm gần đây, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc không ngừng được củng cố và tăng cường. Giao lưu, tiếp xúc cấp cao và các cấp diễn ra thường xuyên với hình thức linh hoạt. Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư tăng trưởng tích cực và liên tiếp đạt kỷ lục mới.

Theo thống kê, từ năm 2004 đến nay, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Đà tăng trưởng thương mại song phương trong khoảng 10 năm gần đây đều ở mức 2 con số. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 và là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Với nhiều lợi thế trong hợp tác kinh tế thương mại, nhiều năm qua, trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Trung Quốc vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định và bền vững.

Về thương mại, Trung Quốc hiện nay cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN. Trong 9 tháng năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam - Trung Quốc đạt 148,6 tỷ USD; trong đó, Việt Nam xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc đạt 43,6 tỷ USD, tăng 1% so với cùng kỳ; nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 105 tỷ USD, tăng 32,5%. Từ nay đến hết năm 2024, với đà cải thiện mạnh mẽ về thương mại trong nửa đầu năm, dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc có thể tiến sát mốc 200 tỷ USD.

Đặc biệt, trong các chuyến thăm và làm việc cấp cao của lãnh đạo hai nước Việt Nam - Trung Quốc, hai bên đã ký kết nhiều văn bản hợp tác mới, tạo tiền đề nâng tầm quan hệ kinh tế song phương. Trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam vào tháng 12/2023, đã có 36 văn bản được ký kết. Vào tháng 8/2024, trong chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Trung Quốc, tại Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến lễ trao, ký kết 14 văn kiện, Bản ghi nhớ hợp tác giữa các ban, bộ, ngành, trung ương và địa phương hai nước.

Trong số các văn kiện, Bản ghi nhớ được ký kết giữa hai nước, Bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế chiếm đa số. Điều đó cho thấy sự quan tâm của hai Chính phủ, hai nhà nước và các bộ, ngành về việc thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế. Trong khuôn khổ các chuyến công tác cấp cao của lãnh đạo Chính phủ và các chương trình công tác khác giữa Việt Nam và Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng đã có các buổi hội đàm song phương với phía Trung Quốc. Tại các buổi làm việc này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chia sẻ, Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới với nhiều cặp cửa khẩu lối mở tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại song phương, tuy nhiên, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về hàng hóa thẩm lậu vào thị trường hai nước.

Thương mại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng phát triển, cùng với xu hướng đẩy mạnh kinh tế số và thương mại điện tử, đặt ra những khó khăn, thách thức cho cả hai nước trong các vấn lĩnh vực như gian lận thương mại, sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng… Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng đã đề xuất hai bên tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng thể chế, cơ chế chính sách, tổ chức bộ máy và tổ chức thực thi trong các lĩnh vực hợp tác; đẩy mạnh hợp tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao để các cán bộ của hai bên có cơ hội chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn…

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cũng nhận định, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường hiện nay, việc duy trì quan hệ Việt - Trung ổn định, lành mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu là yêu cầu khách quan, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của mỗi nước cũng như đối với hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực. Thúc đẩy và nâng cao chất lượng hợp tác thực chất trên các lĩnh vực, trọng tâm là kinh tế - thương mại, đầu tư; thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển theo hướng cân bằng hơn giữa hai nước.

Khánh An
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Tin cùng chuyên mục

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

2024: Năm thành công rực rỡ của hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Gia Lai: Tăng cơ hội tiếp cận thương mại điện tử cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Thương mại điện tử: 'Cuộc đua' tiếp tục sôi động

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển

Việt Nam xuất khẩu hơn 1,57 triệu tấn phân bón các loại trong 11 tháng năm 2024

Hàng nghìn người 'săn' hàng hiệu giá rẻ ở thành phố Vũng Tàu

Xuất khẩu dừa kỳ vọng vượt mốc 1 tỷ USD trong năm 2024