Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, đầu tư Việt Nam - New Zealand

Chuyến thăm của Thủ tướng New Zealand đến Việt Nam được kỳ vọng tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới.
Xuất khẩu hàng hóa của New Zealand tăng vọt, thâm hụt thương mại chỉ còn 2,1 tỷ USD New Zealand công bố học bổng chính phủ mới dành cho học sinh Việt Nam Tổng quan về Thương vụ Việt Nam tại New Zealand, kiêm nhiệm Phi-gi, Sa-moa

Kinh tế, thương mại - trụ cột hợp tác

Hai nước Việt Nam - New Zealand thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 19/6/1975 và nâng cấp quan hệ Đối tác Toàn diện vào tháng 9/2009. Tiếp đó, vào tháng 7/2020, hai nước đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, đưa quan hệ song phương ngày càng phát triển và đi vào thực chất, tạo đà để mở rộng các lĩnh vực hợp tác trong tương lai.

Những năm qua, New Zealand luôn khẳng định coi trọng quan hệ với Việt Nam, coi Việt Nam là nhân tố quan trọng trong chính sách đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Quan hệ hợp tác Việt Nam - New Zealand đang trên đà phát triển rất tốt đẹp, được thúc đẩy thông qua hàng loạt các cuộc tiếp xúc, trao đổi đoàn lãnh đạo cấp cao hai nước và nhiều cơ chế, thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể. Đáng chú ý, trong quan hệ giữa hai nước, kinh tế thương mại, đầu tư là một trong những trụ cột hợp tác quan trọng.

Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - New Zealand
Việt Nam xuất khẩu sang New Zealand điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện... Ảnh: Chương Dương

Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, tính đến tháng 2/2025, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 12 của New Zealand, trong đó, Việt Nam là nhà xuất khẩu thứ 12 vào thị trường New Zealand và là nhập khẩu đứng thứ 18 của New Zealand.

Chiều ngược lại, New Zealand là đối tác thương mại lớn thứ 41 của Việt Nam (xếp thứ 41 về xuất khẩu và 37 về nhập khẩu). Kim ngạch thương mại hai chiều tăng đều qua các năm. Năm 2022 đạt 1,4 tỷ USD, tăng khoảng 5,7% so với năm 2021; năm 2023 đạt 1,3 tỷ USD. Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2024 đạt xấp xỉ 1,3 tỉ USD (nhập khẩu đạt 604 triệu USD, xuất khẩu đạt 686,8 triệu USD), tương đương với năm 2023.

Việt Nam xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, hạt điều, giày dép; nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa, hoa quả, gỗ, nguyên liệu phụ liệu dệt, may, gia dày, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, phế liệu sắt thép, sắt thép các loại...

Theo đánh giá, dư địa để thúc đẩy hợp tác thương mại giữa hai nước còn rất lớn. Bên lề Hội nghị Bộ trưởng thương mại G7 diễn ra tại Italia hồi tháng 7/2024, trong buổi gặp gỡ tiếp xúc song phương giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay, Bộ trưởng Todd McClay khẳng định, hai nước Việt Nam - New Zealand còn nhiều tiềm năng, dư địa để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang nhau.

Bởi, người Việt Nam ưa chuộng sản phẩm các loại trái cây và hạt (trong đó có những loại trái cây như kiwi, cherry, táo…); hải sản (cá ngừ, vẹm xanh…) của New Zealand. Trong khi đó, Việt Nam xuất khẩu sang New Zealand nhóm hàng: Điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, thủy sản, hạt điều, giày dép...

Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - New Zealand
Hiệp định CPTPP và Hiệp định RCEP... đã và đang tạo cơ hội tận dụng các lợi thế trong trao đổi thương mại và hợp tác kinh tế, đầu tư. Ảnh: Bình Hải

Bổ sung thông tin, Đại sứ Việt Nam tại New Zealand Nguyễn Văn Trung cũng nhấn mạnh rằng, Việt Nam và New Zealand có những thế mạnh kinh tế có thể bổ sung cho nhau; hai nước cũng là thành viên của nhiều hiệp định thương mại tự do quan trọng ở khu vực như Hiệp định CPTPP và Hiệp định RCEP... những khuôn khổ hợp tác này đã và đang tạo cơ hội tận dụng các lợi thế trong trao đổi thương mại và hợp tác kinh tế, đầu tư.

Đại sứ Nguyễn Văn Trung cho biết, nông nghiệp là lĩnh vực hợp tác quan trọng và tiềm năng trong quan hệ hai nước. Việt Nam đã mở cửa thị trường cho khoai tây củ thương phẩm, thịt bò đông lạnh, quả kiwi, táo, bí ngô, dâu tây của New Zealand. New Zealand đã cấp phép cho xoài, thanh long, chôm chôm, chanh và bưởi của Việt Nam. New Zealand đang đề xuất mở cửa thị trường cho mật ong, lê, thịt hươu, thịt nai; Việt Nam đề xuất mở cửa thị trường cho nhãn, vải, hoa cắt cành.

Theo Thương vụ Việt Nam tại thị trường New Zealand, việc Việt Nam và New Zealand cùng tham gia các FTA đa phương khiến rào cản thuế quan, phi thuế quan ngày càng thấp hoặc bị loại bỏ. Đây là lợi thế lớn giúp hàng hóa Việt Nam tăng cường khả năng cạnh tranh với hàng hóa từ các nước không có FTA với New Zealand. Chính sách của New Zealand về việc tìm kiếm các nước đối tác cung ứng và thị trường khác ngoài EU và Trung Quốc cũng góp phần mở ra cơ hội cho Việt Nam trong lĩnh vực nhập khẩu và xuất khẩu.

Bên cạnh hợp tác về thương mại, New Zealand cũng có nhu cầu mở rộng hợp tác đầu tư ra nước ngoài. Minh chứng, thông qua chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính đến New Zealand hồi tháng 3/2024, các doanh nghiệp New Zealand mong muốn tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với Việt Nam.

Số liệu thống kê cũng cho thấy, tính đến tháng 2/2025, New Zealand có 55 dự án đầu tư với tổng số vốn 208 triệu USD, đứng thứ 39/149 quốc gia và lãnh thổ có đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, tập trung nhiều nhất tại lĩnh vực kinh doanh bất động sản, giáo dục và đào tạo, công nghiệp chế biến chế tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; xây dựng.

Ngược lại, Việt Nam có 12 dự án đầu tư tại New Zealand với tổng vốn đăng ký 43,9 triệu USD, đứng thứ 30/80 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo, dịch vụ lưu trú và ăn uống, bán buôn bán lẻ, phân phối, xuất nhập khẩu, nông nghiệp.

Hiện thực hóa mục tiêu nâng kim ngạch thương mại

Năm 2025 đánh dấu kỷ niệm 50 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, 5 năm triển khai quan hệ Đối tác chiến lược và là cột mốc quan trọng để hai nước kỳ vọng đưa quan hệ lên tầm cao mới. Trên đà quan hệ phát triển tốt đẹp thời gian qua, chuyến thăm chính thức đến Việt Nam của Thủ tướng New Zealand Christoper Luxon từ ngày 25-28/2 là một sự kiện đặc biệt.

Chuyến thăm là dịp quan trọng để hai bên đánh giá lại chặng đường hợp tác hữu nghị và đối tác chiến lược vừa qua để cùng định hướng chiến lược quan hệ hai nước trong thời gian dài sắp tới. Đây cũng là dịp để các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước trao đổi sâu hơn về các vấn đề lớn của thế giới và khu vực, phát huy sự tin cậy chính trị cao, sự đồng thuận về quan điểm và tầm nhìn của hai quốc gia, từ đó tạo tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực mới, khai thác tối đa tiềm năng của hai nước.

Cơ hội tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - New Zealand
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Thương mại New Zealand Todd McClay ký kết Thỏa thuận giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand về hợp tác kinh tế - thương mại hồi tháng 3/2024 dưới sự chứng kiến của Thủ tướng hai nước. Ảnh: Nhật Bắc

Hai nước Việt Nam - New Zealand đặt mục tiêu đạt kim ngạch thương mại 3 tỷ USD vào năm 2026. Chính vì vậy, trong buổi gặp gỡ song phương giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Thương mại New Zealand Todd McClay, hai Bộ trưởng đã thống nhất đẩy nhanh triển khai các điều khoản thỏa thuận về hợp tác kinh tế, thương mại được ký kết giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao, Thương mại New Zealand vào tháng 3/2024 trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ hai nước.

Trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của mỗi nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Thương mại New Zealand cho rằng, hai nước cần tạo điều kiện hơn nữa cho cộng đồng doanh nghiệp mỗi bên có cơ hội trao đổi, tiếp xúc nhằm thúc đẩy quá trình giao thương và đầu tư; phối hợp triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư có thêm thông tin về môi trường đầu tư và chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của mỗi nước.

Hai Bộ trưởng cùng nhấn mạnh hợp tác kinh tế, thương mại còn nhiều tiềm năng, do vậy nhất trí triển khai các biện pháp đột phá nhằm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều 3 tỷ USD vào năm 2026, gồm: tăng cường kết nối hai nền kinh tế, mở rộng tiếp cận thị trường, thực thi hiệu quả cam kết trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do, sớm mở đường bay thẳng giữa hai nước.

Để khai thác tiềm năng và các điều kiện thuận lợi quan hệ thương mại, đại diện Vụ Thị trường châu Á - châu Phi lưu ý doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các FTA mà Việt Nam và New Zealand là thành viên nhằm khai thác, tận dụng hiệu quả các ưu đãi về thuế và xuất xứ hàng hóa.

Khi tiếp cận thị trường cần có chiến lược bài bản, dài hạn, đồng thời tuân thủ nghiêm các quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường này với các sản phẩm nhập khẩu, nhất là sản phẩm có liên quan đến an toàn thực phẩm và kiểm nghiệm kiểm dịch nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu.

Mặt khác, doanh nghiệp phải tích cực tham gia các hoạt động, chương trình xúc tiến thương mại (hội chợ, triển lãm) hoặc các chương trình giao thương nhằm tìm kiếm đối tác, quảng bá các sản phẩm chất lượng của Việt Nam tại thị trường.

Trên cơ sở những kết quả hợp tác thương mại mà hai nước đạt được trong thời gian qua, Bộ Công Thương cho rằng, Việt Nam và New Zealand đều là những nền kinh tế năng động và đang tiến hành các biện pháp cải cách mạnh mẽ nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng vốn có để ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Hai nước có nhiều tiềm năng để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, công nghiệp và đầu tư.

Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam và dự Diễn đàn Tương lai ASEAN lần thứ hai từ ngày 25 - 28/2 tới đây.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Thủ tướng Christopher Luxon sẽ có cuộc hội đàm chính thức với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; chào xã giao các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước và Quốc hội, thăm một số cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh; dự và phát biểu tại Diễn đàn Tương lai ASEAN, thể hiện sự coi trọng của New Zealand đối với tổ chức ASEAN.

Dự kiến trong chuyến thăm, một số thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, kinh tế thương mại, hàng không, bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu sẽ được hai bên ký kết nhân dịp này.

Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Vụ Thị trường châu Á - châu Phi

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/4: Kịch chiến

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/4: Kịch chiến 'tay đôi', Nga bắt trinh sát Ukraine

Nga bắt trinh sát Ukraine; Nga phá hủy vị trí kiên cố của Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/4.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Phản ứng của Malaysia khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 24%

Phản ứng của Malaysia khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 24%

Ngay sau khi Hoa Kỳ ra Sắc lệnh thuế đối ứng với các đối tác thương mại, phía Malaysia ngay lập tức đã lên tiếng, khẳng định không trả đũa thuế quan.
Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/4: Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa; Nga phát triển hệ thống chế áp quang điện tử tích hợp phương tiện chiến đấu.
Bài học từ những cường quốc đi qua ‘siêu bão’ thương mại

Bài học từ những cường quốc đi qua ‘siêu bão’ thương mại

Nhiều quốc gia đã vượt “siêu bão” thương mại nhờ bản lĩnh chính sách và nội lực công nghệ. Đó có lẽ cũng gợi mở nhiều bài học lớn cho Việt Nam hôm nay.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 3/4: Nga

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 3/4: Nga 'hất văng' tàn quân Ukraine

Ukraine hứng thương vong nặng nề từ nhiều hướng; Nga siết nghẹt Kursk... là những thông tin "nóng" được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 3/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/4: Phi công Ukraine tự nguyện đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/4: Phi công Ukraine tự nguyện đầu hàng

Phi công Ukraine tự nguyện đầu hàng; Nga kiểm soát làng Rozlyv gần Kurakhove,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/4.
Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/4: Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm UAV in 3D, khi các thử nghiệm loại vũ khí sản xuất hàng loạt mới cho thấy tốc độ và hiệu quả.
Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 2/4: Trinh sát Ukraine thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 2/4: Trinh sát Ukraine thiệt mạng

Trinh sát Ukraine thiệt mạng; Nga tăng cường tấn công vào hậu cần Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 2/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/4: Nga tấn công ồ ạt, cố vấn NATO thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/4: Nga tấn công ồ ạt, cố vấn NATO thiệt mạng

Cố vấn NATO thiệt mạng; Robot Nga phá hủy loạt công sự ở Donbass,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/4.
Nóng: Thịt, trứng Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Singapore

Nóng: Thịt, trứng Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Singapore

Sau nhiều nỗ lực vận động, thịt và trứng gia cầm Việt Nam chính thức có mặt tại thị trường Singapore, là thành công lớn của ngành Công Thương và Nông nghiệp.
Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa thi thể một nạn nhân ra khỏi đống đổ nát của tòa nhà bị sập tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar.
Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp

Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 1/4: May bay chiến đấu F-16 sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp với các kíp phi công Ấn Độ tại Iniochos-2025.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 1/4: Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 1/4: Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng

Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng; chiến dịch đánh bại Kiev tại Kursk sắp kết thúc?...là tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 1/4.
Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Sau trận động đất tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam đã và đang “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, chắt chiu thời gian để tìm kiếm những nạn nhân mất tích…
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 1/4: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 1/4: Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine

Nga bắt giữ chỉ huy Ukraine; Nga đánh lớn, hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng,... là những tin tức đáng chú ý trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 1/4.
Việt Nam - Tunisia: Thúc đẩy hợp tác thương mại, mở rộng cơ hội song phương

Việt Nam - Tunisia: Thúc đẩy hợp tác thương mại, mở rộng cơ hội song phương

Thương vụ Việt Nam tại Algeria kiêm nhiệm Tunisia tổ chức Hội nghị giao thương trực tuyến kết nối doanh nghiệp hai nước vào chiều thứ Năm, ngày 24/4/2025.
Máy bay chiến đấu Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ

Máy bay chiến đấu Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 31/3: Su-57E sẽ xuất hiện ở Nam Mỹ, đó là thông tin được Rosoboronexport xác nhận khi sẽ tham gia LAAD 2025 tại Brazil từ 1/4.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 31/3: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 31/3: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng

Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Ukraine bị đánh bật ở Kursk,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 31/3.
Hình ảnh đầu tiên về đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar

Hình ảnh đầu tiên về đoàn cứu trợ Việt Nam tại Myanmar

Những hình ảnh đầu tiên về đoàn Việt Nam hỗ trợ cứu nạn, cứu hộ tại Myanmar sau thảm họa động đất. Đoàn đã hỗ trợ tìm kiếm được 1 thi thể nạn nhân tử vong.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 30/3: Tàn quân Ukraine rút lui ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 30/3: Tàn quân Ukraine rút lui ở Kursk

Tàn quân Ukraine rút lui ở Kursk; giao tranh tập trung ở Pokrovsk... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine tối 30/3.
Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine?

Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine?

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 30/3: Tên lửa Storm Shadow đã biến mất khỏi Ukraine? Các nguồn tin tại Ukraine cho biết, nguồn tên lửa này đã cạn.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 30/3: Nga bắt gián điệp Ukraine ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 30/3: Nga bắt gián điệp Ukraine ở Kursk

Nga bắt gián điệp Ukraine ở Kursk; Nga giáng đòn ồ ạt ở Liman,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 30/3.
Động đất Myanmar: Giao thương Việt Nam - Myanmar ảnh hưởng thế nào?

Động đất Myanmar: Giao thương Việt Nam - Myanmar ảnh hưởng thế nào?

Thương vụ Việt Nam tại Myanmar vừa thông tin tới Báo Công Thương về những ảnh hưởng sau trận động đất tại Myanmar đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường này.
Mobile VerionPhiên bản di động