Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi: Vẫn rất khiêm tốn

9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng bất chấp ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuy nhiên, việc đa dạng thị trường còn khiêm tốn do phải thiết lập vùng an toàn dịch bệnh, chi phí thức ăn chăn nuôi và chi phí logistics cao khiến biên độ lợi nhuận của doanh nghiệp ở mức thấp.

9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng trưởng 15,2%

Theo số liệu Trung tâm Tin học và thống kê (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT)) 9 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đạt 294,4 triệu USD, tăng 15,2% so cùng kỳ 2020.

Về mặt hàng, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa đạt 87 triệu USD, là mặt hàng chăn nuôi xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất, tăng 20,9% so cùng kỳ 2020. Nhóm thị trường xuất khẩu tăng gồm Iraq, Campuchia, Philippines. Trong khi đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc lại giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau.

doanh nghiệp kiến nghị các đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT như Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cục Thú y cần thông tin cho doanh nghiệp về nhu cầu cũng như hỗ trợ đàm phán xuất khẩu
Doanh nghiệp kiến nghị các đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT cần thông tin cho doanh nghiệp về nhu cầu cũng như hỗ trợ đàm phán xuất khẩu thịt gà sang các thị trường

Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt đạt 76 triệu USD, tăng 18,2% so cùng kỳ 2020. Thịt lợn là mặt hàng thịt xuất khẩu lớn nhất, đạt 22,8 triệu USD, tăng 32,6% so cùng kỳ 2020, trong đó, 99,7% là thịt lợn sữa đông lạnh với thị trường xuất khẩu duy nhất là Hồng Kông. Chế phẩm từ thịt động vật đạt 21,6 triệu USD, tăng 46,2%, trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm 42,2% thị phần, tăng 214,0% so cùng kỳ 2020; sang Nhật Bản chiếm 36,0%, tăng 22,7%; sang Hồng Kông chiếm 15,2%, giảm 8,1%; sang Papua New Guinea chiếm 3,6%, tăng 4,4%.

Thịt gia cầm đứng thứ ba với 15,2 triệu USD kim ngạch, tăng 11,6%, trong đó, xuất khẩu sang Hồng Kồng chiếm 57,4% thị phần, tăng 21,9% so cùng kỳ 2020; sang Trung Quốc chiếm 20,5%, tăng 28,1%; sang Hàn Quốc chiếm 11,2%, tăng 899,0%; sang Thái Lan chiếm 10,3%, tăng 4.838,2%. Các mặt hàng thịt khác (thịt trâu bò, cừu dê, phụ phẩm sau giết mổ…) có kim ngạch không đáng kể.

Đối với mặt hàng mật ong, xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2021 đạt 83 triệu USD, tăng 65,2% so với cùng kỳ 2020, trong đó, 91% xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ.

Xuất khẩu mặt hàng tơ tằm đạt 46 triệu USD, chiếm 13,9% thị phần xuất khẩu, tăng 87,1% so với cùng kỳ 2020. Ấn Độ là thị trường chủ yếu chiếm 90% thị phần. Đây cũng là thị trường chiếm 90% kim ngạch xuất khẩu da và lông vũ của Việt Nam. Xuất khẩu trứng các loại cũng có sự tăng trưởng.

Ông Nguyễn Quốc Toản- Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT)- nhận định, một tín hiệu tích cực là xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi thời gian qua đã tăng trưởng bất chấp ảnh hưởng bởi Covid-19. Tuy nhiên, việc đa dạng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi còn khiêm tốn. Nguyên nhân do còn thiếu các cơ sở an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) nói chung và các nước nhập khẩu nói riêng nên chưa có nhiều thị trường xuất khẩu và diện mặt hàng xuất khẩu mở cửa được, bao gồm các mặt hàng chủ yếu trong nhóm sản phẩm chăn nuôi chủ lực như thịt, trứng.

Mặt khác, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên khâu lưu thông quốc tế bị ách tắc, các chi phí xuất khẩu tăng, đặc biệt là chi phí vận tải quốc tế. Tình trạng thiếu nhân lực, tăng chi phí sản xuất trong nước… cũng ảnh hưởng trực tiếp tới lĩnh vực sản xuất chăn nuôi phục vụ xuất khẩu.

Riêng đối với xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa sang thị trường Trung Quốc không tăng trưởng như kỳ vọng khi ký kết Nghị định thư về xuất khẩu sữa sang Trung Quốc, ông Nguyễn Quốc Toản cho hay, nguyên nhân do đại dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng làm giảm nhu cầu tại thị trường tiêu thụ nội địa Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tới cả quá trình lưu thông và vận chuyển qua biên giới với Trung Quốc đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam.

Cần đồng bộ các giải pháp

Các chuyên gia nhận định, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi của chúng ta còn khiêm tốn là do công tác chế biến của chúng ta vẫn còn yếu và thiếu. Số liệu của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, tính đến hết năm 2020, cả nước có 104 cơ sở, nhà máy quy mô công nghiệp của các doanh nghiệp chế biến thịt, trứng và sữa để xuất khẩu và phục vụ tiêu dùng trong nước, số còn lại có quy mô nhỏ lẻ. Trong số các cơ sở quy mô công nghiệp, có, 64 nhà máy và sản phẩm thịt chế biến khoảng trên 1,1 triệu tấn, chiếm 19-20% tổng sản lượng thịt sản xuất trong nước; 5 nhà máy và sản lượng trứng chế biến khoảng trên 100 triệu quả trứng/năm, chiếm khoảng 0,7% tổng sản lượng trứng sản xuất trong nước. Các sản phẩm trứng chế biến chủ yếu là trứng muối, bột trứng, trứng đóng hộp; 35 nhà máy chế biến sữa, trong đó phần lớn các nhà máy chế biến có công nghệ tiên tiến, tính tự động hóa cao.

Xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE là yếu tố tiên quyết trong xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi. Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Long - Phó Cục trưởng Cục thú ý - nhận định, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh tại nhiều địa phương chưa được chú trọng.

Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Quang Hiếu - Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty TNHH De Heus - cho hay, về phát triển thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp sớm xuất khẩu thịt gà sang Nhật Bản. Hiện, doanh nghiệp cũng nắm được nhu cầu thịt gà của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore rất lớn. Do vậy, doanh nghiệp kiến nghị các đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT như Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cục Thú y cần thông tin cho doanh nghiệp về nhu cầu cũng như hỗ trợ đàm phán xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi nói chung và thịt gà nói riêng.

Trong khi đó, một số ý kiến cho rằng, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm 65% giá thành sản xuất của ngành chăn nuôi, trong khi nguyên liệu sản xuất thức ăn phải nhập khẩu làm tăng chi phí, sản phẩm khó cạnh tranh. Vấn đề của ngành chăn nuôi là giảm giá thành sản phẩm, thay đổi công nghệ chăn nuôi, nâng cao chất lượng con giống, trình độ chăn nuôi người nông dân.

Để xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, ông Nguyễn Quốc Toản cho rằng, cần có một chiến lược xuất khẩu. Ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh xây dựng mã định danh với vùng chăn nuôi, thúc đẩy liên kết chuỗi giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, hộ nông dân.

Theo số liệu của Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), về Dự án vùng an toàn dịch bệnh theo tiêu chuẩn của OIE để phục vụ xuất khẩu, đối với vùng chăn nuôi gia cầm, đến năm 2025, xây dựng vùng của 9 huyện an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle. Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố thiết lập vùng đệm 23 huyện. Các huyện này từng bước xây dựng vùng an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam, sau đó tiến tới áp dụng và đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh theo quy định của OIE.

Đối với vùng chăn nuôi gia súc, đến năm 2025, xây dựng vùng của 7 huyện an toàn với các bệnh lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi, dịch tai xanh, dịch tả lợn cổ điển. Đồng thời, UBND các tỉnh, thành phố thiết lập vùng đệm 18 huyện. Các huyện này cần xây dựng để đạt an toàn dịch bệnh theo quy định của Việt Nam, sau đó tiến tới áp dụng và đạt tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh theo quy định của OIE.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.
Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Gia Lai – vùng đất đỏ bazan giàu tiềm năng nông nghiệp đang cho thấy bước chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu.
Chùm ảnh: Hội thảo

Chùm ảnh: Hội thảo 'Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Cơ hội để Logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

Đại sứ Kazakhastan tại Việt Nam Kanat Tumysh cho biết, thị trường Kazakhastan yêu thích và đang có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt Nam.
Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Định hình ‘mắt xích’ chiến lược cho chuỗi cung ứng Việt Nam

Trung tâm Logistics Quốc tế Bắc Giang đề xuất giải pháp tích hợp vận tải đa phương thức, kho thông minh, số hóa để tối ưu chi phí.

Tin cùng chuyên mục

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Quý 1/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 47.660 tấn hồ tiêu các loại, trong đó tiêu đen chiếm 39.853 tấn và tiêu trắng đạt 7.807 tấn
Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Cần chiến lược đồng bộ để phát triển logistics bền vững trong kỷ nguyên số

Ngành dịch vụ logistics Việt Nam cần chiến lược đồng bộ, dài hạn và giải pháp toàn diện để bứt phá trong kỷ nguyên số, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Chuyển đổi số không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn với ngành dịch vụ logistics Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0.
Hôm nay, diễn ra hội thảo

Hôm nay, diễn ra hội thảo 'Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0'

Chiều nay 24/4, Báo Công Thương phối hợp cùng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo “Cơ hội để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0”.
Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Tiếp nhận cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI: Bộ Công Thương không để doanh nghiệp gián đoạn hoạt động

Bộ Công Thương khẳng định, không để gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi đơn vị cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI về Bộ Công Thương.
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore đạt gần 10 tỷ SGD

3 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 9,81 tỷ SGD, tăng 27,32% so với cùng kỳ năm 2024.
Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Thêm xung lực, thương mại Việt - Lào hướng mốc 10 tỷ USD

Chuyến thăm chính thức Lào của Chủ tịch nước Lương Cường tới đây sẽ là xung lực mới, thúc đẩy hợp tác thương mại Việt Nam - Lào sớm đạt mốc 10 tỷ USD.
Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Bộ Công Thương triển khai nhiệm vụ mới về cấp C/O không ưu đãi từ ngày 5/5

Chiều ngày 22/4, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị phổ biến và tổ chức triển khai Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Tránh ‘vỡ trận’ sầu riêng

Dù chưa vào chính vụ thu hoạch nhưng giá sầu riêng đang giảm. Nỗi lo 'sầu riêng' thành 'sầu chung' đang hiện hữu nếu vấn đề thị trường không sớm được giải quyết
Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX từ VCCI

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1103/QĐ-BCT ngày 21/4/2025 thu hồi quyền cấp C/O, CNM và mã số REX đã uỷ quyền cho VCCI trước đó.
Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

Tiếp tục đề xuất bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy

8 hội, hiệp hội tiếp tục kiến nghị Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng, các bộ, ngành liên quan về bãi bỏ thủ tục công bố hợp quy.
Chanh leo nhận

Chanh leo nhận 'vé thông hành' tại thị trường tỷ dân

Sau hơn 2 năm thí điểm nhập khẩu, giữa tháng 4/2025, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã chính thức ký Nghị định thư xuất khẩu chanh leo sang thị trường Trung Quốc.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Cám gạo, cám gạo chiết ly là những mặt hàng vừa được ký Nghị định thư xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mở ra cơ hội cho phụ phẩm lúa gạo Việt Nam.
Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Thành phố Đà Nẵng gặp gỡ, đối thoại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và logistics trên địa bàn.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Bộ Công Thương họp sửa đổi Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Chiều 17/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp xây dựng Nghị định mới quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa.
Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sau khi chạm đáy, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng trở lại và đang đứng đầu thế giới. Dự báo, giá gạo xuất khẩu trong thời gian tới tiếp tục giữ đà tăng.
HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025: Mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu

HCMC FOODEX 2025 mở ra cơ hội để doanh nghiệp thực phẩm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết nối đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Mobile VerionPhiên bản di động