Xuất khẩu hạt tiêu dự báo khởi sắc những tháng cuối năm 2021

Dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong những tháng cuối năm 2021 sẽ thuận lợi hơn khi các thị trường lớn tăng nhập khẩu để bù đắp phần thiếu hụt những tháng trước đó.
Thổ Nhĩ Kỳ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam Chuyển dịch cơ cấu nguồn cung, gia tăng giá trị hạt tiêu xuất khẩu

Giảm lượng, tăng chất

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 5/2021 Việt Nam ước đạt 27.963 tấn, giảm 7,9% so với tháng 5/2020, lũy kế 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu được 121.338 tấn với kim ngạch đạt 379,6 triệu USD, giảm 17,1% về khối lượng nhưng tăng 23% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Xuất khẩu hạt tiêu dự báo khởi sắc những tháng cuối năm 2021
Xuất khẩu hạt tiêu dự báo khởi sắc những tháng cuối năm 2021

5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu hạt tiêu từ khu vực châu Mỹ từ thị trường Việt Nam đạt 27.398 nghìn tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó, lượng nhập khẩu hạt tiêu tăng ở Anh, Pháp, Ireland, Italy, Hàn Quốc, Iran, Nhật Bản,…

Mỹ là thị trường nhập khẩu hạt tiêu nhiều nhất từ Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 24.636 nghìn tấn, giảm 0,4% so với cùng kỳ năm 2020. Nhập khẩu của châu Phi giảm 38,4%, trong đó Ai Cập giảm 48,4% từ 6.035 tấn xuống còn 3.114 tấn. Tại khu vực châu Á nhập khẩu giảm 25,1%, trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam cũng giảm 29,4% xuống còn 23.657 tấn so với lượng nhập khẩu 33.508 tấn cùng kỳ năm ngoái. Một số thị trường khác cũng có lượng nhập khẩu giảm như Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Saudi Arab, Bangladesh.

Trong tháng 5/2021, giá xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam ở mức 3.429 USD/tấn, tăng 5% so với tháng trước và tăng tới 70% (1.416 USD/tấn) so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, giá hạt tiêu tiếp tục tăng tháng thứ 7 liên tiếp. Đây cũng là mức giá cao nhất kể từ tháng 12/2018. Bình quân 5 tháng đầu năm 2021, giá xuất khẩu hạt tiêu đã tăng 48,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 3.128 USD/tấn. Nhờ giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh nên dù hoạt động xuất giảm 17% do chịu tác động bởi đại dịch Covid-19 nhưng kim ngạch vẫn ghi nhận mức tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.

Công ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ XNK Trân Châu tiếp tục là doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu đứng đầu 5 tháng đầu năm 2021 đạt 10.614 tấn, tuy nhiên so cùng kỳ lượng xuất khẩu của doanh nghiệp này giảm 22,3% về lượng. Công ty TNHH Olam Việt Nam xuất khẩu đứng thứ 2 đạt 9.336 tấn và so cùng kỳ giảm 4,3% về lượng. Lượng hạt tiêu xuất khẩu cũng giảm ở Phúc Sinh, Haprosimex JSC, Phúc Lợi, Sinh Lộc Phát,… Trong khi đó, các doanh nghiệp Nedspice, Liên Thành, Intimex Group, Sơn Hà, Unispice, Harris Freeman, Expo Commodities,… có lượng xuất khẩu tăng so với cùng kỳ.

Đáng chú ý, ngành hạt tiêu Việt Nam đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu chủng loại xuất khẩu, giảm lượng nhưng tăng chất. Xuất khẩu hạt tiêu đen xay và hạt tiêu trắng xay tăng mạnh, trong khi xuất khẩu hạt tiêu đen và trắng dạng thô giảm.

Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, 4 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng giảm lần lượt 23,6% và 26,1% về lượng, đạt 72,21 nghìn tấn và 6,51 nghìn tấn. Ngược lại, xuất khẩu hạt tiêu đen xay và hạt tiêu trắng xay tăng lần lượt 14,5% và 69,3% về lượng, đạt 9,9 nghìn tấn và 2,51 nghìn tấn.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, việc Trung Quốc đẩy mạnh thu mua hạt tiêu khiến giá phục hồi trở lại từ cuối tháng 5/2021. Tuy nhiên, sức mua không tăng mạnh như kỳ vọng. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã nhận được đơn hàng, trong bối cảnh nguồn cung cạn dần do vụ thu hoạch tiêu đã kết thúc. Cước phí tàu biển tiếp tục tăng nên các doanh nghiệp hạn chế việc mua vào.

Dự báo giá tiêu trong nước có thể tăng “nóng” trở lại

Theo Tổ chức Hạt tiêu Quốc tế (IPC), thu hoạch hạt tiêu vụ mùa 2021 của Việt Nam đạt 180 nghìn tấn, giảm 40 nghìn tấn so với dự báo trước đó, giảm 25% so với vụ thu hoạch 2020.

Dự báo, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam thời gian tới sẽ thuận lợi về giá khi các thị trường Mỹ, EU, Ấn Độ nới lỏng giãn cách xã hội, Trung Quốc tăng nhập khẩu để bù đắp phần thiếu hụt từ những tháng trước đó. Tuy nhiên, lượng hạt tiêu còn lại trong dân không còn nhiều do đã đẩy mạnh bán ra từ trước đó. Điều này sẽ tác động tích cực lên giá hạt tiêu trong thời gian tới.

Hiện giá tiêu tại thị trường trong nước dao động trong khoảng 70.000 – 75.000 đồng/kg đối với tiêu đen. Giá hạt tiêu trắng ở mức trên 100.000 đồng/kg tăng mạnh so với 67.000 đồng/kg cùng kỳ năm 2020. Ông Hoàng Phước Bính- Phó Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai)- dự báo, giá hạt tiêu đen sẽ tốt dần lên và khả năng đến cuối năm giá sẽ đạt 90.000 - 100.000 đồng/kg.

Vẫn còn những yếu tố bất lợi cho ngành hàng này. Cụ thể, Covid-19, nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn ít nhiều làm ảnh hưởng và giảm tiêu thụ hạt tiêu, làm đứt gãy lưu thông hàng hoá giữa Việt Nam và các nước. Bên cạnh đó, giá cước tàu vận chuyển đi các nước Trung Đông, EU, Mỹ…tăng lên quá cao, chi phí logistics tăng cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Giá cước vận tải tăng cao trong khi container cũng không có để vận chuyển hàng khiến lượng xuất khẩu sụt giảm.

Những tháng qua, nhờ giá tiêu tăng tương đối ổn định nên nhiều nông dân Đắk Lắk, Đắk Nông đang bắt đầu tăng diện tích. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện dịch bệnh ở hạt tiêu vẫn còn diễn biến phức tạp; giá tiêu còn bấp bênh, chưa ổn định. Người dân cần cẩn trọng, trong thời điểm này chưa nên mở rộng diện tích hạt tiêu.

Hạt tiêu Việt Nam chiếm khoảng 60% tổng sản lượng hạt tiêu được giao dịch trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ngành hạt tiêu Việt Nam lại đang đứng trước những thách thức lớn như giá bán thấp, thiếu tính bền vững, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu đang ngày một thắt chặt hơn của các thị trường.

Ông Nguyễn Quý Dương- Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)- cho rằng, hiện nay, việc đảm bảo không còn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm hạt tiêu xuất khẩu là rất quan trọng, bởi những đòi hỏi của thị trường ngày càng cao. Ngay cả Trung Quốc, thị trường nhập khẩu quan trọng của tiêu Việt Nam cũng đã có những đòi hỏi ngày càng khắt khe về an toàn toàn thực phẩm. Do đó sản xuất bền vững ngành hạt tiêu là một nhiệm vụ quan trọng và là đòi hỏi tất yếu.

Trong bối cảnh giá hạt tiêu biến động, ngành hạt tiêu Việt Nam cần chuyển dịch cơ cấu nguồn cung, trong đó, hạt tiêu hữu cơ là một trong những hướng đi bền vững, giúp gia tăng giá trị sản phẩm so với các loại hạt tiêu trồng truyền thống.

Dự báo giá tiêu toàn cầu sẽ tăng trong thời gian tới, song mức tăng không lớn. Nguyên nhân giá tiêu tiếp tục tăng là do nguồn cung tại Việt Nam - nước sản xuất tiêu lớn nhất thế giới giảm mạnh so với năm trước.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hàng dệt may Việt Nam có là lựa chọn của nhà nhập khẩu Mỹ?

Hàng dệt may Việt Nam có là lựa chọn của nhà nhập khẩu Mỹ?

Việt Nam có thể là lựa chọn trở thành nguồn cung hàng dệt may cho nhà nhập khẩu Mỹ, nhưng để trở thành mắt xích quan trọng cần phải lưu ý nhiều yếu tố.
Thị phần cà phê Việt Nam tại Bỉ tăng lên 20,08%

Thị phần cà phê Việt Nam tại Bỉ tăng lên 20,08%

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Bỉ từ thị trường ngoại khối EU tăng từ 17,13% năm 2022 lên 20,08% trong năm 2023.
Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ. Năm 2023, giá xoài nhập khẩu bình quân từ Việt Nam đạt 3.189,9 USD/tấn, tăng 26% so với năm 2022.
Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn

2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn, thu về 7,9 triệu USD giảm nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu hồ tiêu, cây gia vị: Nâng chất lượng, hướng đến phân khúc thị trường cao cấp

Xuất khẩu hồ tiêu, cây gia vị: Nâng chất lượng, hướng đến phân khúc thị trường cao cấp

Năm nay, hồ tiêu, cây gia vị được dự báo được giá. Nâng chất, hướng đến thị trường cao cấp,… là bước đi lâu dài mà các doanh nghiệp đang triển khai, thực hiện.
Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu

Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu

Hiện nay, 80% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng.
Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn

Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn

ASEAN là thị trường rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang khối thị trường này vẫn còn khá khiêm tốn.
Trước sức ép hàng vụ mới của Brazil, giá cà phê Arabica suy yếu

Trước sức ép hàng vụ mới của Brazil, giá cà phê Arabica suy yếu

Sức ép bán hàng ngày càng tăng khi Brazil sắp bước vào thu hoạch niên vụ mới đè nặng lên giá cà phê. Giá cà phê Arabica suy yếu trong khi giá Robusta nhích nhẹ.
Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD

Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD

Xuất khẩu sắn thu về 300 triệu USD; chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu gần 30 triệu USD ... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 11-17/3.
Giá cà phê xuất khẩu tăng ấn tượng đạt hơn 3.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng ấn tượng đạt hơn 3.000 USD/tấn

2 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân của cà phê Việt Nam đạt mức 3.153 USD/tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 2/2024, Việt Nam chi gần 144 triệu USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng

Tháng 2/2024, Việt Nam chi gần 144 triệu USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng

Tháng 2/2024, Việt Nam nhập khẩu 214.064 tấn khí đốt hóa lỏng, tương đương hơn 143,9 triệu USD, giảm 25,9% về lượng và giảm 28,1% về trị giá so với cùng kỳ.
Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Củng cố về ‘chất’, mở cơ hội xuất khẩu cho sản phẩm công nghiệp

Tiếp tục củng cố về ‘chất’ sẽ là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp sớm hội nhập vào chuỗi sản xuất công nghiệp hỗ trợ ASEAN và toàn cầu.
Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới vào ngành gỗ năm 2023

Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới vào ngành gỗ năm 2023

28 dự án với vốn đầu tư 106,63 triệu USD, Trung Quốc chiếm 49,1% về số dự án và chiếm tới 35,5% về tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ trong năm 2023.
Giá cà phê đồng loạt khỏi sắc, nguồn cung Robusta sẽ thắt chặt

Giá cà phê đồng loạt khỏi sắc, nguồn cung Robusta sẽ thắt chặt

Khép lại phiên giao dịch 14/3, giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt khởi sắc, trong đó giá Arabica hồi phục 0,66% và Robusta tăng thêm 0,52%
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Hiện, tỷ trọng gạo Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm từ 36 - 37%. Đây là con số khá cao so với các nước cùng xuất khẩu vào thị trường này.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu USD

2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu USD

2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 282.059 tấn xơ sợi dệt các loại, trị giá hơn 666,75 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so cùng kỳ.
Tìm cách khơi thông thị trường Halal cho sản phẩm gia cầm Việt

Tìm cách khơi thông thị trường Halal cho sản phẩm gia cầm Việt

Trên thế giới hiện có hơn 2 tỉ người theo đạo Hồi, đây là cơ hội để sản phẩm gia cầm Việt có thể mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tồn kho cà phê trên sàn bật tăng giúp giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Tồn kho cà phê trên sàn bật tăng giúp giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm trong bối cảnh tồn kho cà phê tại các sàn tăng cao. Thị trường quay về phản ứng với triển vọng nguồn cung tạo áp lực lên giá.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam.
Doanh nghiệp xuất nhập khẩu hưởng siêu ưu đãi với combo từ MB

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu hưởng siêu ưu đãi với combo từ MB

Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu tận dụng cơ hội kinh doanh tích cực, tăng tính cạnh tranh MB vừa cho ra mắt gói combo mới với siêu ưu đãi.
Năm 2023: Xuất khẩu viên nén gỗ thu về gần 680 triệu USD

Năm 2023: Xuất khẩu viên nén gỗ thu về gần 680 triệu USD

Năm 2023, xuất khẩu viên nén gỗ thu về gần 680 triệu USD. Thị trường Nhật Bản được nhận định tiếp tục đóng vai trò quan trọng đối với ngành viên nén gỗ Việt Nam
Mở rộng thị trường, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao

Mở rộng thị trường, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng. Nhiều thị trường mới đang được ngành rau quả mở rộng, phát triển mạnh mẽ.
Mặt hàng nào tăng trưởng mạnh nhất trong tháng 2, xuất khẩu thu về hơn 200 triệu USD?

Mặt hàng nào tăng trưởng mạnh nhất trong tháng 2, xuất khẩu thu về hơn 200 triệu USD?

Việt Nam là quốc gia hàng đầu trong thị trường Đông Nam Á về xuất khẩu dầu thô. Đây là mặt hàng tăng trưởng mạnh nhất trong trong tất cả các mặt hàng.
Đề xuất áp thuế VAT với dịch vụ xuất khẩu: Nên khuyến khích chứ đừng "buộc lại"

Đề xuất áp thuế VAT với dịch vụ xuất khẩu: Nên khuyến khích chứ đừng "buộc lại"

Đề xuất áp thuế VAT 10% đối với dịch vụ xuất khẩu được đánh giá là không khuyến khích xuất khẩu dịch vụ và sẽ dẫn đến thuế chồng thuế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động