Xuất khẩu của Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào từ chính sách đánh thuế carbon của EU?

Từ tháng 1/2026, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU sẽ bị ảnh hưởng từ chính sách thuế carbon của EU.
Định hướng thị trường và sản phẩm xuất khẩu

Sáng 6/12 tại Hà Nội, Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á đã tổ chức hội thảo Đánh giá tác động của cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh châu Âu (EU) và đề xuất chính sách thuế carbon cho Việt Nam.

Vào tháng 7/2021, EU đã trình đề xuất về quy định thiết lập Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) như một trong những sáng kiến nhằm thúc đẩy việc giảm phát thải khí nhà kính và đạt trung hòa carbon vào năm 2050

Mục tiêu của CBAM là giải quyết nguy cơ rò rỉ carbon do các chính sách khí hậu thiếu chặt chẽ của các quốc gia không thuộc EU, đồng thời bổ trợ cho Cơ chế trao đổi hạn ngạch phát thải của EU (EU-ETS).

Các chứng chỉ CBAM sẽ được cấp cho các nhà nhập khẩu dựa trên cường độ phát thải tích hợp trong sản phẩm mà họ nhập khẩu vào EU và có giá bằng hạn ngạch ETS.

Theo đề xuất ban đầu CBAM sẽ được áp dụng cho một số mặt hàng trong các lĩnh vực: sắt, thép, nhôm, xi măng, phân bón, điện và có khả năng mở rộng ra cả hydro, hóa chất hữu cơ, nhựa và ammonia.

Đề xuất đang ở giai đoạn cuối cùng của quy trình pháp lý khi Hội đồng và Nghị viện EU thông qua vào năm 2022. Giai đoạn chuyển tiếp dự kiến bắt đầu vào năm 2023 và có hiệu lực vào tháng 01/2026.

Mặc dù nhằm mục đích chống biến đổi khí hậu, CBAM do EU đề xuất sẽ ảnh hưởng và tạo thêm chi phí đáng kể đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt nếu cơ chế này được mở rộng sang các lĩnh vực khác trong tương lai.

Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Việt Nam có kế hoạch xây dựng và phát triển thị trường carbon trong nước, bao gồm hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải và tín chỉ carbon.

Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ đưa ra lộ trình bao gồm xây dựng khung pháp lý và triển khai thí điểm cơ chế trao đổi tín chỉ carbon từ nay đến năm 2027 (vận hành thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2025) và vận hành chính thức sàn giao dịch tín chỉ carbon từ năm 2028.

Cùng với cơ chế trao đổi hạn ngạch phát thải thuế carbon được coi là công cụ định giá carbon ở Việt Nam cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để xây dựng một cách hiệu quả, tránh trùng lặp với cơ chế thuế hiện hành và phù hợp với các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết.

Xuất khẩu của Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào từ chính sách đánh thuế carbon của EU?
Các đại biểu tham gia Hội thảo

Dự án “Đánh giá tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh châu Âu và xây dựng chính sách thuế carbon cho Việt Nam” là một trong những hoạt động trọng điểm nằm trong khuôn khổ hợp tác về chuyển dịch năng lượng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Việt Nam với ETP được nêu trong Biên bản ghi nhớ giữa Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam và Văn phòng dịch vụ dự án của Liên hợp quốc (UNOPS) ký ngày 21/6/2022.

Phát biểu tại hội thảo, bà Sirpa Jarvenpaa – Giám đốc Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) cho biết: “Năm 2021 EU đã đề xuất cơ chế điều chỉnh biên giới carbon nhằm giảm bớt rò rỉ CO2. Như vậy các quốc gia có sản phẩm xuất khẩu sang EU cần có chính sách định giá carbon để tăng tốc độ giảm phát thải khí nhà kính. Việc thực hiện cơ chế này gặp nhiều khó khăn do mục tiêu chính hướng tới các quốc gia nằm ngoài EU trong đó có Việt Nam. Hội thảo lần này nhằm đánh giá tác động chính sách trên đối với Việt Nam như thế nào trong phát triển kinh tế nói chung và các sản phẩm xuất khẩu sang EU nói riêng đặc biệt là đối với các nghành hàng thí điểm như nói ở trên để từ đó có chính sách thúc đẩy giảm khí nhà kính tại Việt Nam thông qua công cụ thuế đối với các sản phẩm xuất khẩu vào EU của Việt Nam”.

Xuất khẩu của Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào từ chính sách đánh thuế carbon của EU?
Bà Sirpa Jarvenpaa – Giám đốc Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP)

Đây là bước đầu tiên, điểm khởi đầu cho mối quan hệ dài hạn cho các đối tác giữa chúng tôi với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Công Thương cũng như các cơ quan hữu quan khác của Việt Nam. Từ đó chúng tôi sẽ tổ chức các cuộc hội thảo với các cơ quan này cũng như với các tổ chức kinh tế, xã hội khác để thu nhận các ý kiến để có thể đưa ra chính sách thuế phù hợp”, bà Sirpa Jarvenpaa cho biết.

Trong khi đó, ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài Nguyên và Môi trường chia sẻ: “Để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, ngoài áp dụng công nghệ ít phát thải, nhiều quốc gia áp dụng công cụ định giá carbon. Công cụ định giá carbon phổ biến được áp dụng là thuế carbon, hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính, cơ chế tín chỉ carbon (hay cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon). Việc EU áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới CBAM để bảo vệ các doanh nghiệp thuộc EU trước việc hàng hóa nhập khẩu rẻ hơn từ các quốc gia có tiêu chuẩn về môi trường thấp hơn”.

Xuất khẩu của Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào từ chính sách đánh thuế carbon của EU?
Ông Tăng Thế Cường- Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu phát biểu tại Hội thảo

Cũng theo ông Tăng Thế Cường, phạm vi áp dụng cơ chế CBAM sẽ bao gồm các ngành công nghiệp dịch vụ trong Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính của EU (EU-ETS) để đảm bảo rằng hàng hóa nhập khẩu có phát thải khí nhà kính phải chịu cùng mức giá carbon tương đồng với các hàng hóa nội địa và loại bỏ nhu cầu phân bổ miễn phí thêm hạn ngạch phát thải khí nhà kính trong thị trường.

EU dự tính sẽ áp dụng CBAM bắt đầu với các sản phẩm dễ tính toán lượng khí nhà kính thải ra trong quá trình sản xuất như là thép, xi măng, nhôm, giấy, hóa chất… Tuy nhiên dự kiến EU sẽ xem xét điều chỉnh, áp dụng phù hợp đối với các sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia đã áp dụng công cụ định giá carbon, có nỗ lực nhằm giảm phát thải khí nhà kính”, ông Tăng Thế Cường cho biết thêm.

Dự án nhằm mục đích đánh giá và tính toán các tác động của CBAM lên các sản phẩm xuất khẩu, chuyển dịch năng lượng, toàn bộ nền kinh tế và việc thực hiện NDC của Việt Nam. Đồng thời, dự án cũng hướng đến phân tích các vấn đề liên quan đến việc hình thành thị trường carbon trong nước và việc xây dựng chính sách thuế carbon ở Việt Nam để đưa ra khuyến nghị nhằm đánh giá tính phù hợp và xây dựng lộ trình, chính sách thuế carbon cho Việt Nam.

Theo đó, các sản phẩm dự án gồm: (1) Báo cáo đánh giá tác động CBAM - đây là một nghiên cứu toàn diện đánh giá và tính toán các tác động của CBAM lên các sản phẩ xuất khẩu, chuyển dịch năng lượng, toàn bộ nền kinh tế và việc thực hiện NDC của Việt Nam; Các khuyến nghị để giảm thiếu tác động tiêu cực và góp phần xây dựng kế hoạch giảm phát thải theo lĩnh vực và phát triển thị trường carbon; (2) Báo cáo nghiên cứu chuyên sâu phân tích các ý nghĩa và cung cấp các khuyến nghị về lộ trình và thiết kế hệ thống thuế carbon tại Việt Nam.

Các kết quả nghiên cứu này sẽ giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương cùng các Bộ, ngành liên quan nắm rõ tác động của Cơ chế CBAM và là căn cứ để đề xuất, ban hành các chính sách kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành hàng xuất khẩu, các ngành xuất khẩu liên quan Cơ chế CBAM đồng thời đề xuất được chính sách lộ trình thuế carbon phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050 của Việt Nam.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chính sách thuế carbon

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

Nhờ đầu tư sản phẩm chế biến sâu, thủy sản Việt Nam vẫn đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho vải thiều và các sản phẩm chủ lực tỉnh Bắc Giang

Năm 2024, Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong và ngoài nước gắn với quảng bá, giới thiệu các sản phẩm chủ lực, đặc trưng.
Canada coi Việt Nam là

Canada coi Việt Nam là 'cửa ngõ đi vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương'

Theo Liên đoàn phòng thương mại Quebec luôn coi Việt Nam là cửa ngõ để vào khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương-một khu vực phát triển nhanh và đầy năng động.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam có thể sẽ tăng từ quý II

Giá xuất khẩu cà phê trong tháng 4/2024 đạt mức 3.791 USD/tấn, tăng 55,4% so với cùng kỳ. Dự báo, xuất khẩu cà phê trong những tháng còn lại của quý II sẽ tăng.
Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Tháng 4/2024, xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ tăng cao nhất trong 4 năm trở lại đây

Xuất khẩu hồ tiêu sang Hoa Kỳ trong tháng 4/2024 đạt 7.514 tấn, đây cũng là tháng có lượng xuất khẩu hồ tiêu cao nhất tính từ tháng 6/2021 (8.078 tấn).

Tin cùng chuyên mục

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Lượng thịt heo nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong quý I/2024

Quý I/2024, Trung Quốc nhập khẩu 253,13 nghìn tấn thịt heo, với trị giá 497,06 triệu USD, giảm 52,1% về lượng và giảm 62% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Đề nghị doanh nghiệp hợp tác vụ yêu cầu điều tra áp dụng chống bán phá giá thép mạ nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Chợ truyền thống buôn bán ế ẩm vì bán hàng online phát triển

Thói quen mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi bức tranh sôi động, nhộn nhịp thường thấy trước kia ở các khu chợ truyền thống.
Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục lao dốc, cà phê Arabica giảm về mức thấp nhất 1 tháng

Giá cà phê tại thị trường trong nước tiếp tục giảm. Giá Robusta lao dốc 14,7% đứt chuỗi 9 tuần liên tiếp. Giá Arabica giảm 10,38%, về mức thấp nhất 1 tháng.
Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Ẩn số phiên livestream 100 tỷ đồng: Người trong nghề "bóc" tỷ lệ huỷ đơn

Phiên livestream của chủ kênh Quyền Leo Daily với tổng doanh thu đạt hơn 100 tỷ đồng chỉ 17 giờ tạo ra kỷ lục mới cho ngành thương mại điện tử.
Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

Xuất khẩu tuần 29/4-5/5: 3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm-thủy sản tăng 71,5%

3 nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng tỷ USD; xuất siêu nông-lâm -thủy sản tăng 71,5%... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần 29/4-5/5.
Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Doanh nghiệp ngành sợi đã giảm dần thua lỗ

Thị trường khởi sắc cùng sự linh hoạt trong thời điểm quyết định mua bán nguyên liệu bông giúp doanh nghiệp ngành sợi giảm lỗ.
Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng trưởng tích cực

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Vì sao giá cà phê tiếp tục lao dốc?

Giá cà phê xuất khẩu kéo dài đà giảm mạnh trong tuần này và đạt mức thấp nhất trong 1 tháng. Giá cà phê trong nước rơi tự do trong nhiều phiên liên tiếp.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Kim ngạch xuất, nhập khẩu qua địa bàn Lạng Sơn đạt 18.377,9 triệu USD

Cùng với hoạt động xuất nhập khẩu đạt kết quả cao, sản xuất công nghiệp tại Lạng Sơn duy trì đà tăng trưởng do công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng mạnh.
Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Xuất khẩu thủy sản vẫn có cơ hội tăng trưởng

Dù hiện nay các thị trường đều co lại do người tiêu dùng giảm bớt chi tiêu song thủy sản là hàng thực phẩm thiết yếu nên vẫn còn có cơ hội tăng trưởng.
Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Doanh nghiệp rau quả bước vào “cuộc chiến" gay gắt

Tình trạng nắng nóng, ngập mặn tại nhiều địa phương khiến nguồn cung trái cây suy giảm. Hiện nhiều doanh nghiệp xuất khẩu rau quả không dám nhận đơn hàng mới.
Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) cần tuân thủ quy định mới

Xuất khẩu ớt vào thị trường Đài Loan (Trung Quốc) bị yêu cầu giới hạn định lượng thuốc nhuộm Sudan.
Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Đơn hàng dệt may tăng 10-15%

Doanh nghiệp dệt may đang tăng tốc sản xuất nhằm đáp ứng tiến độ giao hàng và tận dụng cơ hội từ thị trường đang “ấm dần”.
Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Tận dụng không gian thương mại, đẩy mạnh xúc tiến nông sản Việt sang thị trường Ấn Độ

Việt Nam có nhiều nông sản tươi như thanh long, chôm chôm và các sản phẩm chế biến như cà phê hòa tan hay sản phẩm thủy sản rất được ưa chuộng tại thị trường Ấn
4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm xuất khẩu cà phê đạt gần 670.000 tấn, thu về 2,23 tỷ USD

4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cà phê của cả nước đạt gần 670.000 tấn, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch đạt hơn 2,23 tỷ USD, tăng 56,4%.
Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan chỉ đạo đẩy mạnh số hóa, làm rõ hành vi nhũng nhiễu khi có thông tin phản ánh

Tổng cục Hải quan yêu cầu các đơn vị trong toàn ngành đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về công tác cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính, đẩy mạnh việc số hóa…
Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Thương hiệu Pharmatech và hành trình chăm sóc sức khỏe người dùng

Đế chế ngành thực phẩm chức năng hàng đầu Bắc Âu – Pharmatech đã chính thức có mặt tại Việt Nam, được phân phối bởi Công ty CP Dược phẩm Norway Pharmatech As.
Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Kim ngạch nhập khẩu cà phê của Singapore giảm 5,57% trong năm 2023

Năm 2023, Singapore nhập khẩu cà phê từ 84 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng kim ngạch nhập khẩu khoảng 142,4 triệu SGD, giảm 5,57% so với cùng kỳ năm 2022.
Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

Xuất khẩu gạo tăng cao, doanh nghiệp vẫn chưa hết lo

4 tháng đầu năm, Việt Nam đã xuất khẩu 3,23 triệu tấn gạo, thu về 2,08 tỷ USD, tăng 11,7% về lượng và tăng mạnh 36,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động