Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh, dư địa cho sản phẩm OCOP còn rất lớn nhưng cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường.
Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu: Tạo sức bật trên thị trường quốc tế Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu: Từng bước đưa sản phẩm Việt tiếp cận thị trường quốc tế

Còn nhiều dư địa cho sản phẩm OCOP Việt vươn xa

Sáng 31/10, “Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu” - VIETNAM OCOPEX được diễn ra tại Khu đô thị Vinhomes Ocean Park 3, tỉnh Hưng Yên. Đây là lần đầu tiên Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam cùng phối hợp tổ chức một chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu – VIETNAM OCOPEX.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đánh giá cao Bộ Công Thương, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã đồng hành, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức sự kiện đầy ý nghĩa này.

Nhấn mạnh về tầm quan trọng của nông sản Việt hiện nay nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ rõ: Thứ nhất, với lợi thế và tiềm năng đa dạng về tài nguyên thiên nhiên, khí hậu và văn hoá đặc trưng…, Việt Nam không chỉ thành công về xuất khẩu nông sản thế mạnh, mà còn là một quốc gia có nhiều bản sắc với các sản phẩm đặc sản, sản vật và làng nghề truyền thống, mang giá trị văn hóa địa phương, thể hiện rõ nét nhất là hình ảnh các sản phẩm OCOP Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Đỗ Nga

Đó là những sản phẩm thể hiện giá trị, tinh hoa văn hóa Việt Nam qua từng câu chuyện sản phẩm, ở đó thể hiện những khát vọng, hình ảnh của người nông dân gắn với từng miền quê Việt Nam.

Thứ hai, sau hơn 6 năm triển khai, Việt Nam đã có hơn 14.000 sản phẩm OCOP của gần 8.000 chủ thể, sản phẩm OCOP đã từng bước tiếp cận thị trường, khơi dậy tiềm năng, lợi thế các vùng miền để phát triển kinh tế nông thôn. Nhưng đây cũng là thời điểm cần phải thay đổi mạnh mẽ hơn, khẳng định những giá trị văn hóa Việt Nam qua từng sản phẩm OCOP để hướng đến thị trường xuất khẩu.

Thứ ba, đây là sự kiện quy tụ sản phẩm OCOP tiêu biểu của hơn 38 tỉnh, thành phố, với hơn 250 gian hàng của 230 doanh nghiệp, hợp tác xã, được tổ chức ở một địa điểm, không gian rất hiện đại, sang trọng và đầy cảm xúc, giúp các chủ thể OCOP có những cảm xúc liên tưởng đến những giá trị mới, môi trường mới và thách thức mới.

Nhìn một cách tổng thể, Chương trình OCOP đã có những tác động tích cực, đậm nét đến phát triển kinh tế nông thôn, như:

Chương trình OCOP đã góp phần thay đổi về tổ chức sản xuất ở khu vực nông thôn theo hướng liên kết chuỗi giá trị, khơi dậy tiềm năng đất đai, sản vật, lợi thế so sánh của địa phương;

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”
Lễ hội có sự tham gia triển lãm của hơn 230 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP đến từ 38 địa phương trên cả nước trưng bày hơn 460 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao tại 250 gian hàng. Ảnh: Đỗ Nga

Sản phẩm OCOP đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm; có mẫu mã, bao bì đa dạng và thân thiện với môi trường, phù hợp yêu cầu của thị trường.

Chương trình góp phần tạo thêm việc làm, thúc đẩy hướng đi về phát triển sinh kế ở những vùng đặc biệt khó khăn và các nhóm yếu thế như đồng bào dân tộc thiểu số, phụ nữ...

Chương trình OCOP giúp các chủ thể chủ động trong phát triển thị trường, mở rộng kênh phân phối, mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan: "Bên cạnh những kết quả đó, sản phẩm OCOP vẫn còn nhiều dự địa phát triển, nhiều yêu cầu cần hoàn thiện, để có thể vươn xa hơn vào thị trường quốc tế".

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm, phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, sản phẩm OCOP là giá trị, bản sắc Việt Nam, sản phẩm OCOP cần được cạnh tranh bằng giá trị văn hóa khi tiếp cận thị trường.

Đặc biệt, người đứng đầu của ngành nông nghiệp trải lòng: "Ngày nay, người tiêu dùng không chỉ mua sản phẩm mà mua “câu chuyện tạo ra sản phẩm”, do vậy, câu chuyện càng đặc biệt thì giá càng khác biệt, càng dễ truyền thông và quảng bá sản phẩm đến thị trường".

Phân tích, ông Hoan cho rằng, câu chuyện cần phải được xây dựng bằng các giá trị khác biệt về văn hóa, tri thức bản địa, phải được thể hiện trên bao bì, nhãn mác; câu chuyện không chỉ tạo cảm xúc cho người tiêu dùng, mà còn nâng cao niềm tự hào về quê hương, xứ sở. Đó phải là yếu tố tiên quyết và là khát vọng để các chủ thể xây dựng và hoàn thiện sản phẩm OCOP.

"Chủ thể OCOP cần phải chuẩn bị và sẵn sàng về hành trang để hội nhập, bên cạnh những yêu cầu về tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, năng lực và sự chủ động thương mại, các yêu cầu để tham gia vào chuỗi phân phối (xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, năng lực logistic, ...), các chủ thể OCOP cần linh hoạt, sáng tạo trong xây dựng và thiết kế sản phẩm, đó là câu chuyện về bao bì, cách đóng gói phù hợp với từng đối tượng khách hàng và yêu cầu của thị trường" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ.

Bên cạnh đó, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, các chủ thể OCOP cần thay đổi tư duy, thói quen thương mại, đó là uy tín, là trách nhiệm đối với đối tác và người tiêu dùng.

"Để các chủ thể có thể vươn xa hơn, tôi đề nghị các cơ quan thương mại, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài tăng cường thông tin, quảng bá và kết nối thương mại cho các sản phẩm OCOP, bởi đó không chỉ là câu chuyện về kinh tế, nó còn là sự quảng bá, giới thiệu văn hóa Việt Nam ra thế giới" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan nói.

Doanh nghiệp không chỉ bán sản phẩm phải bán “câu chuyện tạo ra sản phẩm”
Triển lãm VIETNAM OCOPEX là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường. Ảnh: Đỗ Nga

Thêm nữa, Bộ trưởng Lê Minh Hoan chỉ ra, không gian giá trị cho sản phẩm OCOP còn rất lớn cả về số lượng lẫn chất lượng nếu chúng ta cùng nhau tư duy lại. OCOP không còn là một phong trào tự phát mà là một chương trình quốc gia nhằm kích hoạt sự năng động cộng đồng dân cư nông thôn và kiến tạo thế hệ doanh nông – doanh nhân nông nghiệp. OCOP. Trước hết và trên hết, là sản phẩm gắn bó với làng quê nông thôn, là sản phẩm của cộng đồng, gắn với cơ hội việc làm nông thôn. Mỗi sản phẩm đều có giá trị riêng, bổ trợ, kết nối lẫn nhau.

"Với tất cả trách nhiệm và bổn phận cùng đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, các chủ thể OCOP cũng dốc hết sức cho những mục tiêu cao hơn, xa hơn. Các bạn không chỉ có một mình, hãy tạo ra những vòng tròn các mối quan hệ, để giúp đỡ, chia sẻ, đồng hành. Các doanh nghiệp thành đạt sát cánh các doanh nông khởi nghiệp OCOP, theo tinh thần “Người đi trước rước người đi sau”. Các bộ ngành trung ương cùng đồng hành với các bạn" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan thẳng thắn.

Cũng theo Bộ trưởng, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ có những hoạt động chung với Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam... để có những diễn đàn trực tiếp và trực tuyến tư vấn, huấn luyện chủ thể OCOP thích ứng với xu thế tiêu dùng xanh, những đặc định từng loại thị trường, quản trị doanh nghiệp, kiến thức văn hoá, xã hội. Đó sẽ là môi trường giúp các chủ thể học làm người, học làm ăn, lập thân, lập nghiệp.

Người đứng đầu ngành nông nghiệp cũng nhấn mạnh, với vai trò của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt là luôn ủng hộ các ý tưởng, giải pháp mới, góp phần thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP Việt Nam.

Theo Bộ Công Thương, VIETNAM OCOPEX là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP Việt Nam giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm đối tác và phát triển thị trường không chỉ trong nước mà còn trên trường quốc tế thông qua các cơ hội kết nối, trao đổi, hợp tác kinh doanh trực tiếp với các tổ chức xúc tiến thương mại, doanh nghiệp và nhà nhập khẩu nước ngoài. Đồng thời, các chủ thể OCOP cũng có dịp trao đổi, tìm hiểu về những yêu cầu khắt khe của thị trường thế giới và nghiên cứu khả năng mở rộng quy mô xuất khẩu.

VIETNAM OCOPEX sẽ diễn ra từ ngày 31/10 đến ngày 04/11/2024 tại Khu Venice thuộc Khu đô thị Ocean Park 3, Hà Nội với sự tham gia triển lãm của hơn 230 doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP đến từ 38 địa phương trên cả nước trưng bày hơn 460 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao tại 250 gian hàng.
Đỗ Nga - Thái Mạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Danh sách 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần 9 năm 2024 có sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Tìm giải pháp tăng cường xuất khẩu điện tử đi châu Âu, châu Mỹ

Hội thảo Tăng cường năng lực DN điện tử Việt Nam trong chuỗi cung ứng: Cập nhật các quy định xuất khẩu điện tử đi các thị trường Âu - Mỹ diễn ra chiều 4/11.
Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Sẽ chặn Temu bằng biện pháp kỹ thuật nếu quá hạn vẫn không đăng ký hoạt động với Bộ Công Thương

Nếu Temu vẫn không đăng ký theo quy định, Bộ Công Thương sẽ trao đổi với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông tiến hành biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn.
Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Cảnh báo sớm: Doanh nghiệp không còn bị động trước các vụ điều tra phòng vệ thương mại

Công tác cảnh báo sớm đã giúp cho doanh nghiệp chủ động hơn thay vì bị động khi bị điều tra phòng vệ thương mại mới có thông tin ban đầu.

Tin cùng chuyên mục

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu gần chạm mốc 650 tỷ USD, thặng dư 23,31 tỷ USD

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt 647,87 tỷ USD, tăng 15,8%; cán cân thương mại thặng dư 23,31 tỷ USD.
Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Điểm tên 5 khó khăn mà doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đang đối mặt

Hiện, các doanh nghiệp trong ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản đang đối diện 5 khó khăn lớn liên quan đến cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính.
Hà Nội nhân rộng mô hình

Hà Nội nhân rộng mô hình 'Chợ thông minh 4.0 - không dùng tiền mặt'

Thay vì phải mang theo ví tiền như trước đây, nhiều người dân giờ chỉ cần mang theo điện thoại có kết nối mạng internet mỗi khi đi chợ.
Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ - Bài 1: Lúng túng trong triển khai

Việc phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên, doanh nghiệp lúng túng trong triển khai.
Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

Xuất khẩu gừng, nghệ và gia vị khác giảm 28,3% về lượng, tăng 9,9% về kim ngạch

9 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu được 21.841 tấn gừng, nghệ và gia vị với kim ngạch đạt gần 45 triệu USD, giảm 28,3% về lượng nhưng tăng 9,9% về kim ngạch.
Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Nhập khẩu đậu tương từ Campuchia tăng gần 8 lần

Trong số các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia, đậu tương ghi nhận mức tăng kỷ lục, tăng 799,4% tương đương gần 8 lần trong 9 tháng năm 2024.
Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Tránh bị điều tra phòng vệ thương mại: Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chất lượng thay vì giá

Để tránh bị điều tra phòng vệ thương mại, theo ý kiến luật sư, doanh nghiệp Việt Nam nên tăng cường cạnh tranh bằng chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá.
Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Hải Phòng: Thương mại điện tử mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn TP. Hải Phòng chú trọng thực hiện bán hàng trực tuyến, trên sàn thương mại điện tử để thúc đẩy hoạt động thương mại.
Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất nhập khẩu phân bón, thuốc lá thay đổi ra sao từ 16/12/2024?

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng như: Phân bón, kẽm, thiếc, thuốc lá… sẽ có sự thay đổi từ ngày 16/12/2024 theo Nghị định số 144/2024/NĐ-CP.
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc

Ngày 1/11/2024, tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc diễn ra hội thảo "Tối ưu hóa chuỗi cung ứng và tăng cường giao thương Việt Nam - Trung Quốc".
Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận đề nghị miễn trừ chống bán phá giá thép hợp kim trước ngày 1/12

Cục Phòng vệ thương mại tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng chống bán phá giá thép hợp kim hoặc không hợp kim được cán phẳng trước ngày 1/12/2024.
Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Brazil, Indonesia và Campuchia là 3 nguồn cung hồ tiêu chính của Việt Nam

Giá hồ tiêu trong nước liên tục đứng ở mức cao đẩy các doanh nghiệp phải tăng nhập khẩu hồ tiêu từ 3 thị trường chính gồm Brazil, Indonesia và Campuchia.
Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ

Cục Phòng vệ thương mại thông báo gia hạn nộp bản trả lời điều tra chống bán phá giá đối với ván sợi gỗ xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp sản phẩm đúc bằng sợi từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, Hoa Kỳ khởi xướng điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp với sản phẩm đúc bằng sợi nhập khẩu từ Việt Nam.
"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

"Ông lớn" hệ thống phân phối thúc đẩy sản phẩm OCOP xuất ngoại

Mục tiêu các hệ thống phân phối lớn là xây dựng chuỗi giá trị bền vững, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP trong nước vừa tạo tiền đề để sản phẩm vươn xa.
Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ

Số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam gia tăng, theo đó, doanh nghiệp cần tăng cường ứng phó để biến nguy thành cơ.
Việt Nam giữ vững

Việt Nam giữ vững 'ngôi vương' xuất khẩu gạo vào thị trường Philippines

Gạo Việt Nam chiếm gần 80% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines trong 10 tháng năm 2024 và vẫn giữ vững "ngôi vương" xuất khẩu gạo vào thị trường này.
Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương: Tuyệt đối không giao dịch với các sàn thương mại điện tử chưa đăng ký

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng tuyệt đối không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký để tự bảo vệ quyền lợi ích.
Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Nông sản Gia Lai bùng nổ, sau 2 ngày livestream thu về 12,7 nghìn đơn hàng

Sau 2 ngày livestream tại chương trình “Tự hào hàng Việt” đã thu về 12,7 nghìn đơn hàng cho các sản phẩm nông sản tiêu biểu của tỉnh Gia Lai.
Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10, xuất khẩu thủy sản Việt Nam trở lại mốc 1 tỷ USD

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái, lần đầu tiên sau 27 tháng (kể từ tháng 6/2022).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động