Sẽ có cơ chế chi trả tài chính carbon cho các sản phẩm gỗ

Sản phẩm từ gỗ là sản phẩm lưu giữ carbon và Việt Nam sẽ có cơ chế chi trả tài chính carbon cho các sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp.
Hơn 100 doanh nghiệp tham gia tập huấn thị trường carbon và ETS Muốn bán tín chỉ carbon, doanh nghiệp gỗ cần thực hành phát triển bền vững

Gỗ đóng vai trò hấp thụ và lưu trữ carbon - là một trong số ít ngành sản xuất phát thải khí nhà kính âm so với các ngành khác. Nếu sớm phát triển thị trường tín chỉ carbon sẽ giúp Việt Nam bắt kịp xu hướng tăng trưởng xanh của thế giới. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với TS. Bùi Đức Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường xung quanh nội dung này.

Với vai trò là đầu mối hợp tác quốc tế về biến đổi khí hậu, thị trường carbon của Chính phủ, ông có thể chia sẻ những thông tin về tín chỉ hấp thụ carbon từ rừng cũng như thị trường giao dịch tín chỉ này trên thế giới và Việt Nam hiện nay?

Sẽ có cơ chế chi trả tài chính carbon cho các sản phẩm gỗ
TS Bùi Đức Hiếu, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế

Tín dụng carbon từ rừng là một cách để chủ đất rừng kiếm tiền thông qua lượng cô lập carbon trong rừng của họ. Hiện nay, thông qua Cơ chế REDD+ (Cơ chế: Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng), một số tổ chức quốc tế ký kết với chính quyền địa phương hoặc quốc gia để chi trả tài chính nhằm hạn chế nạn phá rừng và phục hồi rừng. Tổng giá trị của thị trường carbon từ rừng toàn cầu được chi trả năm 2023 đạt xấp xỉ 2 tỷ USD và tất cả đều thông qua Cơ chế REDD+. Trong vòng 3 năm gần đây kể từ năm 2020, mỗi năm tổng chi phí chi trả cho tín chỉ hấp thụ carbon rừng đều tăng trưởng 10%.

Giá trung bình mỗi tín chỉ hấp thụ carbon từ rừng hiện đang dao động khoảng từ 1,62 USD/tấn đến 8,99 USD/tấn, tùy thuộc vào chất lượng, độ mạnh khỏe và tính bền vững của rừng; nhưng phần lớn được các tổ chức quốc tế chi trả ở mức 5 USD/tấn tín chỉ. Dự kiến đến năm 2030, tổng giao dịch tín chỉ hấp thụ carbon từ rừng đạt khoảng 20 tỷ USD (gấp 10 lần sao với 2021) và mức chi trả giao động từ khoảng 20 đến 50 USD/tấn.

Hiện nay trên thế giới, tổ chức dẫn đầu triển khai Cơ chế REDD+ là World Bank. Cụ thể, hiện World Bank đang ký kết với 15 quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam), giá chi trả trung bình cho mỗi tấn hấp thụ carbon rừng là 5 USD, trong đó khoảng 95% số tín chỉ thu được sẽ được tính vào đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của quốc gia đó, 5% số tin chỉ còn lại sẽ do World Bank nắm giữ.

Vừa qua, theo ký kết với World Bank, lần đầu tiên Việt Nam chính thức bán 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng với giá 5 USD/tín chỉ, dự kiến thu về 51,5 triệu USD. Năm 2023 là năm đầu tiên chúng ta nhận được tiền chi trả là 41,2 triệu USD và đã giải ngân toàn bộ để các tỉnh lập kế hoạch chi trả cho các chủ rừng thuộc sáu tỉnh Bắc Trung Bộ gồm: Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, và Quảng Trị.

Vậy ngành gỗ Việt Nam có vai trò thế nào trong bối cảnh thị trường tín chỉ carbon đang bùng nổ hiện nay, thưa ông?

Gỗ đóng vai trò hấp thụ và lưu trữ carbon - là một trong số ít ngành sản xuất phát thải khí nhà kính âm so với các ngành khác với cùng mục đích sử dụng như sản xuất đá, mỹ nghệ từ đá, hoặc các ngành sản xuất nguyên vật liệu khác như nhựa, bê tông, thép…

Sẽ có cơ chế chi trả tài chính carbon cho các sản phẩm gỗ
Sản phẩm từ gỗ là sản phẩm lưu giữ carbon

Cụ thể mỗi tấn gỗ có khả năng tích trữ khoảng 0,9 tấn CO2. Điều này có nghĩa là sử dụng gỗ như một vật liệu xây dựng hoặc các sản phẩm từ gỗ có thể giảm lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển bằng cách giữ carbon bị khóa trong suốt thời gian sử dụng của sản phẩm. Đặc biệt phát thải từ quá trình sản xuất gỗ thấp hơn nhiều so với các vật liệu xây dựng khác, với ước lượng khoảng 15-30 kg CO2 trên mỗi m3 gỗ được chế biến.

Trong khi đó phát thải từ sản xuất nhựa tương đối lớn vì nó thường được sản xuất từ hydrocarbon từ dầu mỏ. Mỗi cân nhựa sản xuất có thể phát thải từ 1,7 đến 3,5 kg CO2, tùy thuộc vào loại nhựa và quy trình sản xuất. Còn sản xuất bê tông phát thải khoảng 0,9 tấn CO2 cho mỗi tấn bê tông sản xuất. Điều này chủ yếu đến từ quá trình sản xuất xi măng, thành phần chính của bê tông. Hay như sắt thép cũng vậy, sản xuất thép có thể phát thải từ 1,85 đến 2,3 tấn CO2 cho mỗi tấn thép sản xuất, tùy thuộc vào quy trình sản xuất được sử dụng…

Những ví dụ này cho thấy việc sử dụng gỗ, mỹ nghệ gỗ thay cho đá, bê tông, nhựa, hoặc sắt thép trong xây dựng và sản phẩm tiêu dùng có thể giảm đáng kể lượng phát thải CO2. Tuy nhiên, để đạt được lợi ích tối đa về môi trường, gỗ cần được thu hoạch từ rừng được quản lý bền vững, đảm bảo việc thu hoạch gỗ được cân bằng với việc tái trồng rừng và bảo tồn.

Như ông có chia sẻ thì vai trò của ngành gỗ Việt trong thị trường là rất lớn, vậy chúng ta có cơ hội gì?

Nếu các doanh nghiệp gỗ hiện nay có trồng rừng, chúng ta có thể thông qua chính quyền địa phương, đăng ký cơ chế REDD+ để có cơ hội bán tín chỉ hấp thụ carbon rừng. Ngoài ra, do sản phẩm từ gỗ là sản phẩm lưu giữ carbon, mặc dù hiện nay chưa có chính sách, nhưng sau này sẽ có cơ chế chi trả tài chính carbon cho các sản phẩm gỗ.

Một điểm đáng lưu ý là ở thời điểm hiện nay, ngành gỗ chưa gặp phải áp lực là rào cản biên giới carbon khi xuất khẩu vào các nước phát triển (Ví dụ cơ chế điểu chỉnh biên giới carbon của châu Âu - CBAM) do đây là ngành phát thải âm. Hiện cơ chế CBAM chỉ áp dụng vào 6 ngành hàng gồm: sắt thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro.

Xin cảm ơn ông!

Ông Trần Đức Trí Quang, Giám đốc Dữ liệu FPT IS: Quy trình để tạo ra tín chỉ carbon gồm có 3 bước chính

Quy trình để tạo ra tín chỉ carbon gồm có 3 bước chính. Bước 1, đánh giá phát thải cơ sở 3 năm trước khi thực hiện dự án; bước 2, đánh giá giảm thải và ước tính tín chỉ từ năm 2; bước 3, đánh giá tính khả thi, hoàn thành đăng ký, đánh giá độc lập... Trong đó, điểm khởi đầu bắt buộc là giá trị phát thải cơ sở 3 năm trước khi thực hiện dự án.

Do đó, khi triển khai thực hiện lập dự án giảm phát thải, doanh nghiệp cần thực hiện kiểm kê khí nhà kính và tích lũy dữ liệu trong 3 năm làm cơ sở tính toán khả năng giảm phát thải; và cần lưu ý việc tính phát thải để làm cơ sở không nhất thiết phải tiến hành cho toàn bộ quy trình mà có thể tính trên một công đoạn cụ thể. Ví dụ, công đoạn dán/ép gỗ hay công đoạn xử lý rác thải từ quá trình sản xuất. Dù là thống kê công đoạn nào, nhất thiết có 3 việc tuân theo: Một là Quy trình ISO 14064-1:2018; hai là Phạm vi phát thải theo GHG protocol; ba là Chỉ số phát thải cơ bản theo IPCC

Để đánh giá chính xác lượng phát thải cũng như giảm thải, Bộ Công Thương Nhật Bản đã đưa ra khuyến nghị: Doanh nghiệp nên tiến hành áp dụng phương pháp phân tích vòng đời sản phẩm (LCA) theo tiêu chuẩn ISO 14040, 14044 và 14067.

Ông Nguyễn Ngọc Tùng, Giám đốc Quỹ VinaCarbon: Doanh nghiệp gỗ cần chủ động “xanh hóa” để thu hút đầu tư từ Quỹ VinaCarbon

Để thu hút đầu tư và tận dụng nguồn vốn của các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp ngành gỗ cần phải chủ động và tích cực trong quá trình “xanh hóa”, từ việc ban lãnh đạo cần thiết phải nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển bền vững, thiết lập các bộ phận chuyên trách và sẵn sàng thay đổi cách tiếp cận, quản lý cho phù hợp với một dự án tạo tín chỉ carbon. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực cạnh tranh, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, chuyển đổi số để giảm chi phí sản xuất; tăng cường quảng bá thương hiệu và chất lượng sản phẩm và xây dựng các khu công nghiệp chế biến tập trung quy mô lớn.

VinaCarbon được thành lập nhằm hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển đổi xanh khi đánh giá hoạt động của doanh nghiệp có thể tạo ra được tín chỉ carbon. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng giúp cho doanh nghiệp tiếp cận được các nguồn tài chính từ bên ngoài cho mục đích chuyển đổi xanh nếu cần thiết. VinaCarbon còn liên kết với đối tác là các công ty đầu ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp trên thế giới để hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong nước về phương diện kỹ thuật, quản lý... liên quan tới trồng rừng gỗ lớn, đầu ra cho các sản phẩm gỗ và lâm nghiệp.

Chúng tôi luôn tìm kiếm các cơ hội mới trong các lĩnh vực có khả năng tạo tín chỉ carbon. Về tiến độ giải ngân các dự án đầu tư, đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực tài chính của chúng tôi sẽ đưa ra các phương án phù hợp cho từng dự án và loại hình hợp tác nhằm giúp doanh nghiệp phát triển bền vững lâu dài.

Thùy Dương thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu gỗ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt 10%

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận khoảng 1 tỷ USD, chia cổ tức tiền mặt 10%

Đại hội đồng cổ đông VPBank vừa thông qua kế hoạch kinh doanh 2024, chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10% và bầu bổ sung 2 thành viên Hội đồng quản trị.
Thu ngân sách nhà nước 4 tháng tăng 10,1%

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng tăng 10,1%

Thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm 2024 ước tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước, chi ngân sách Nhà nước ước tăng 4,4%.
4 tháng, Việt Nam thu hút thêm gần 9,27 tỷ USD vốn ngoại

4 tháng, Việt Nam thu hút thêm gần 9,27 tỷ USD vốn ngoại

4 tháng đầu năm 2024, vốn FDI đăng ký cấp mới, đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt gần 9,27 tỷ USD.
Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

Lộ diện bức tranh lợi nhuận ngân hàng quý 1/2024, Top 10 có sự thay đổi đáng kể

28 ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh quý 1, hầu hết ngân hàng đều có tăng trưởng lợi nhuận khả quan, chỉ có 8 ngân hàng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm.
Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Các ngân hàng tiếp tục “bung” gói vay ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp

Kích cầu tín dụng, các ngân hàng tiếp tục “bung” các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi cùng chính sách hấp dẫn hướng tới khách hàng cá nhân,doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Chủ động lên kế hoạch kinh doanh, VietinBank tự tin với các mục tiêu đề ra năm 2024 và nhiệm kỳ mới

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 và nhiệm kỳ 2024 – 2029 của VietinBank, diễn ra ngày 27/4, đã thông qua các chỉ tiêu và định hướng kinh doanh quan trọng.
Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

Chủ tịch Sacombank phân trần về tin đồn Vạn Thịnh Phát, quả quyết đang làm tất cả vì ngân hàng

"Một dấu chấm, dấu phẩy tôi cũng không liên quan đến bà Trương Mỹ Lan hay Vạn Thịnh Phát. Nếu có tôi đã chẳng còn ngồi đây", Chủ tịch Sacombank nói với cổ đông.
Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước

Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm đã chỉ ra những tồn tại và kiến nghị xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực tài chính, ngân sách.
Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Nguồn vốn giá rẻ gia tăng mạnh tại các ngân hàng

Lãi suất bình quân tiền gửi giảm, lượng tiền gửi không kỳ hạn tăng cao cùng với việc tiết giảm chi phí là những yếu tố giúp lãi suất cho vay giảm.
Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Ngân hàng quyết liệt xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng

Không chỉ là thực hiện chủ trương của ngành mà bản thân các ngân hàng cho biết, sẽ có biện pháp quyết liệt hơn trong tái cấu, xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng.
Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Nhiều giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử trong nước và xuyên biên giới.
Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Top 30 thương hiệu ngân hàng được yêu thích nhất Việt Nam điểm danh những ngân hàng nào?

Danh sách Top 30 thương hiệu ngân hàng (ngoài quốc doanh) được yêu thích nhất Việt Nam năm 2023 tiếp tục xuất hiện những gương mặt quen thuộc.
Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC tăng vọt, VN-Index giữ mốc trên 1.200 điểm trước kỳ nghỉ lễ

Cổ phiếu VIC dẫn đầu đà tăng của thị trường khi đóng góp 2,3 điểm vào chỉ số sau buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 với nhiều thông tin tích cực.
Linh hoạt tự động trả góp cùng thẻ tín dụng VPBank

Linh hoạt tự động trả góp cùng thẻ tín dụng VPBank

Với tính năng tự động trả góp giao dịch thẻ tín dụng, khách hàng của VPBank có thêm sự lựa chọn thanh toán, gia tăng tính linh hoạt, mua sắm thông minh.
Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Bức tranh kinh doanh quý 1 nhiều mảng sáng của các ngân hàng

Kết quả kinh doanh quý 1/2024 của các ngân hàng ghi nhận sự tăng trưởng tốt ở hầu hết các chỉ tiêu, đặc biệt là thu nhập, tổng tài sản, lợi nhuận.
Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Chủ tịch Bamboo Capital xuất chinh, chuẩn bị nắm một ghế HĐQT Eximbank

Việc ông Nguyễn Hồ Nam gia nhập HĐQT Eximbank là động thái cho thấy Bamboo Capital đang tiếp tục củng cố sức ảnh hưởng và tăng cường sự kiểm soát với ngân hàng.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024: 15 ngân hàng tăng lãi suất huy động trong tháng 4

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 26/4/2024, lãi suất tiết kiệm 26/4, tăng lãi suất huy động, giảm lãi suất huy động, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB.
App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

App MBBank: Xác thực khuôn mặt, an tâm chuyển tiền

Với tính năng bảo mật hai lớp, xác thực sinh trắc học trên App MBBank, người dùng có thể “gấp đôi” an tâm khi chuyển tiền qua ứng dụng ngân hàng.
Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Chưa đủ cơ sở để chấp thuận việc đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vận hành vào ngày 2/5

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận đưa hệ thống công nghệ thông tin KRX vào vận hành từ ngày 2/5.
Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Ngân hàng số ABBank ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch trong quý I/2024

Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng sốđạt 127.382 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 125.108.
Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp với một số tỉnh Tây Nam Bộ

Kiểm toán Nhà nước tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp với một số tỉnh Tây Nam Bộ

Ngày 25/4, Tổng Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức Hội nghị sơ kết quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán Nhà nước với một số tỉnh, thành tại Tây Nam Bộ.
Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Ngày 25/4, Ngân hàng Nhà nước tổ chức Họp báo công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành ngân hàng năm 2024. Theo đó, sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 8/5 tới, tại Hà Nội.
Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Thị trường giao dịch giằng co, VN-Index đóng cửa sát giá tham chiếu

Sự thận trọng của nhà đầu tư đã quay trở lại khiến thị trường giao dịch giằng co. Kết phiên, VN-Index giảm 0,64 điểm, tương đương 0,05%, xuống mức 1.204,97 điểm
SSI đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI đặt mục tiêu lãi 3.400 tỷ đồng

SSI khẳng định rất quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng bảo mật của hệ thống, luôn cập nhật các phương pháp tấn công mới để rà soát và thích ứng.
Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Khi nào cổ phiếu của Becamex BCE mới thoát khỏi diện cảnh báo?

Mã cổ phiếu BCE của Công ty CP Xây dựng và Giao thông Bình Dương vẫn đang trong diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm hơn 40 tỷ đồng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động