Đánh thuế lãi từ tiền gửi tiết kiệm là không phù hợp

Lãi từ tiền gửi tiết kiệm là nguồn thu nhập quan trọng của người dân. Việc đề xuất đánh thuế tiền gửi tiết kiệm là không ‘bõ’ và không đáng.
Lãi suất chạm đáy, người dân rút tiền khỏi ngân hàng Trung bình mỗi ngày người dân mang 2.882 tỷ đồng gửi tiết kiệm ngân hàng Thưởng Tết gửi tiết kiệm ngân hàng nào để nhận lãi cao?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – chuyên gia kinh tế đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh vấn đề này.

- Thưa ông, câu chuyện về việc đánh thuế tiền gửi tiết kiệm với các cá nhân tại ngân hàng lại được xới xáo lại sau hơn chục năm đề xuất, ông bình luận gì về đề xuất này?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Tôi cho rằng đề xuất này là không hợp lý. Bởi hiện nay, lãi suất tiết kiệm đang rất thấp. Nếu gửi tiết kiệm 100 triệu đồng vào ngân hàng, mỗi năm người gửi sẽ nhận được khoảng 6 triệu đồng tiền lãi. Với mức lãi suất như vậy, nguồn thu thuế từ lãi tiền gửi không quá lớn.

Lãi tiền gửi tiết kiệm là nguồn thu nhập quan trọng của người dân,
Lãi từ tiền gửi tiết kiệm là một trong những nguồn thu nhập quan trọng của người dân. Ảnh minh họa

Về lý thuyết, nếu coi tiền gửi tiết kiệm ngân hàng là một khoản đầu tư, về nguyên lý đã là đầu tư và mang lại lợi nhuận thì phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Nhưng thực tế, tiền gửi tiết kiệm ở Việt Nam cứ nói lãi suất thực dương, nhưng cuối cùng lại ảnh hưởng bởi lạm phát.

Trên thực tế, việc người dân chọn gửi tiết kiệm vào ngân hàng vì đây là kênh đầu tư an toàn nhất chứ không phải kênh đầu tư hấp dẫn nhất.

Bên cạnh đó, để có được 100 triệu đồng gửi ngân hàng, người dân đã phải hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế với Nhà nước, từ thuế thu nhập doanh nghiệp đến thuế thu nhập cá nhân. Sau đó, họ mới có số dư để tích lũy. Việc người dân gửi tiền là yếu tố quan trọng giúp các ngân hàng huy động được nguồn lực để cho vay đối với nền kinh tế hơn là việc họ mua vàng để cất đi. Khi đó, tiền sẽ không đi được vào nền kinh tế. Nếu người dân không gửi tiền thì ngân hàng lấy đâu ra tiền để cho vay? Rõ ràng việc đánh thuế tiền gửi của người dân là không “bõ” và cũng không đáng.

Đây cũng là lý do mà cách hơn chục năm vấn đề này đã được đề xuất. Các chuyên gia cũng phân tích đi, phân tích lại và Bộ Tài chính cũng nhận thấy rằng nếu có thực hiện thu thuế đối với tiền gửi tiết kiệm thì chi phí hành thu quá lớn so với số tiền nhận được từ đánh thuế. Do đó, họ đã tiến hành không thu thuế.

-Dòng tiền cần được đưa vào nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng sản xuất và kinh doanh. Một số ý kiến lo ngại, việc đánh thuế tiền lãi tiết kiệm sẽ dẫn đến tình trạng ngân hàng không huy động được vốn, các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất huy động, điều này cũng sẽ tác động đến lãi suất cho vay. Ông bình luận gì về việc này?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Đúng vậy, người dân gửi tiền tiết kiệm thì ngân hàng mới có được nguồn lực để cho vay đầu tư và sản xuất, kinh doanh. Việc áp thuế tiền gửi tiết kiệm khiến người dân vốn không còn mặn mà với việc gửi tiền vào ngân hàng. Điều này buộc ngân hàng phải tăng lãi suất huy động, đồng nghĩa ngân hàng bắt buộc phải tăng chi phí huy động vốn.

Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh. Ảnh: N.H

Tăng lãi suất huy động sẽ tác động ngược lại đến lãi suất cho vay, ảnh hưởng đến nguồn lực chi phí vốn cho sản xuất kinh doanh và doanh nghiệp, người dân vẫn là đối tượng phải chịu tác động mạnh nhất. Điều này sẽ tác động ngược lại lạm phát và các vấn đề khác. Mặt khác, khi sử dụng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng để đầu tư, kinh doanh thì bản thân các ngân hàng đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc mở rộng cơ sở thuế được xem là xu hướng nhằm tăng nguồn thu, tuy nhiên, nếu chính sách không thấu đáo thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thói quen gửi tiết kiệm của người dân và dòng vốn huy động trong hệ thống ngân hàng. Vì vậy, việc xây dựng các chính sách thuế luôn cần sự đánh giá cẩn trọng về tác động đến xã hội và kinh tế. Rõ ràng, việc tìm tiếng nói chung giữa mục tiêu tài khóa và ổn định thị trường tài chính vẫn là bài toán nhiều thách thức.

-Việc đánh thuế thu nhập từ lãi tiền gửi không phải là chuyện hiếm trên thế giới. Thái Lan đánh thuế lãi tiền gửi ngân hàng, Trung Quốc cũng thu thuế đối với thu nhập từ lãi suất, trong khi Hàn Quốc coi tiền lãi là thu nhập phải nộp thuế. Với Việt Nam, theo ông, điều kiện nào thì có thể thực thi chính sách này?

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Để Việt Nam có thể đánh thuế tiền gửi tiết kiệm, điều đầu tiên đó là kinh tế phải ổn định, lạm phát thấp, thu nhập bình quân đầu người của người dân phải cao. Bên cạnh đó, tiền gửi huy động của ngân hàng phải lớn, lúc đó, việc đánh thuế mới phù hợp.

Thu nhập của người dân vẫn thấp. Lạm phát của chúng ta vẫn còn tương đối cao, đồng thời việc huy động vốn vẫn đang khó khăn, cộng thêm với việc đánh thuế tiền gửi tiết kiệm thì tôi sợ sẽ chẳng ai còn gửi tiết kiệm nữa.

Xin cảm ơn ông!

Bài toán đánh thuế thu nhập từ lãi tiền gửi tiết kiệm một lần nữa trỗi dậy khi UBND TP. Cần Thơ góp ý dự thảo đề nghị xây dựng Luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế) do Bộ Tài chính chủ trì. Theo đó, địa phương này kiến nghị chỉ nên miễn thuế thu nhập cá nhân với các khoản lãi tiền gửi có quy mô nhỏ, còn lãi suất tiền gửi lớn thì cần đưa vào diện chịu thuế. Điều đáng nói, ý tưởng đánh thuế với lãi tiền gửi tiết kiệm không phải lần đầu xuất hiện. Trước đây, năm 2013 và năm 2017, từng có một số đề xuất tương tự.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: chính sách thuế carbon

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi là đang đặt con vào những tình huống dễ gây tai nạn giao thông, còn cha mẹ thì vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết mang tiêu đề “Tương lai cho thế hệ vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư thể hiện sự trăn trở về tầm vóc người Việt.

Tin cùng chuyên mục

Vụ Hậu

Vụ Hậu 'pháo': 'Bàn tay đen' và sự tha hóa quyền lực

Vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Vĩnh Phúc cho thấy, khi "bàn tay đen" thao túng chính quyền, mọi quy định của pháp luật đều có thể bị "bẻ cong".
Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng Nguyễn Đức Hà nhận định, cần có bước đi đột phá về kinh tế tư nhân để giải quyết băn khoăn của Tổng Bí thư về cán bộ dôi dư.
Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Nếu thành phố Đà Nẵng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ mở ra dư địa không gian phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ cho thành phố mà còn trong khu vực.
Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Phát ngôn “Hổ sa cơ không đến lượt chó mèo lên tiếng” của Chu Thanh Huyền gây phản ứng dữ dội, cho thấy thái độ thiếu tôn trọng người tiêu dùng và cộng đồng.
Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Chính quyền địa phương hai cấp: Góc nhìn từ nước Mỹ

Mô hình chính quyền địa phương hai cấp qua góc nhìn một cán bộ thương vụ Bộ Công Thương từng công tác tại Mỹ cho thấy có nhiều kinh nghiệm quý.
TS. Nguyễn Đình Cung: Cần

TS. Nguyễn Đình Cung: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

TS. Nguyễn Đình Cung kỳ vọng sẽ có một "cuộc cách mạng" tinh giản quy định để tạo động lực cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển đột phá.
Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu

Sân bay Long Thành: Chuyển động sau 7 lần Thủ tướng đến với yêu cầu 'không xong việc, thay người'

Từ khi Thủ tướng Chính phủ 7 lần thị sát, trực tiếp chỉ đạo, công trường đã bừng sức sống. Tối hậu thư được đưa ra: “Nếu không bảo đảm tiến độ thì thay người”.
Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Sáp nhập tỉnh: Kiến tạo không gian phát triển mới

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới nên rất cần có cách quản trị mới. Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã sẽ kiến tạo không gian phát triển mới.
Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh: Những thương hiệu thân thuộc sẽ không mất đi

Sáp nhập tỉnh đang là vấn đề được dư luận quan tâm. Thậm chí, nhiều người trăn trở về những thương hiệu thân thuộc gắn với địa phương sẽ mất đi...
Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Cải thiện môi trường kinh doanh: Trên thông dưới cũng phải thoáng

Chủ trương cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính không có giới hạn của Chính phủ nhận được sự đồng tình rất lớn của người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Sáp nhập tỉnh: Góc nhìn từ kinh tế biển

Theo PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, phương án sáp nhập tỉnh, thành phố có biển với tỉnh trên các lưu vực sông sẽ mang lại hiệu quả trong phát triển kinh tế biển.
Giáo sư Trần Ngọc Đường: Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà phát triển

Giáo sư Trần Ngọc Đường: Sáp nhập để tối ưu nguồn lực, tạo đà phát triển

Theo Giáo sư Trần Ngọc Đường, việc sắp xếp lại các đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là tinh giản bộ máy mà còn nhằm tạo động lực mới cho phát triển.
Tiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Tiêu chí chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh

Lựa chọn trung tâm hành chính sau sáp nhập tỉnh không chỉ đơn thuần là yếu tố hành chính mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Tạm dừng xây dựng công sở để sắp xếp bộ máy: Các địa phương không nên quá cứng nhắc

Việc tạm dừng dự án xây mới, sửa chữa công sở để sắp xếp bộ máy là chủ trương đúng đắn, tuy nhiên các dự án đã cơ bản hoàn thành thì không nên tạm dừng.
Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Sáp nhập tỉnh, thành: Không mất đi mà cùng lớn mạnh!

Việc sáp nhập tỉnh, thành dù được cấp có thẩm quyền nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc thận trọng, được đại đa số nhân dân đồng thuận nhưng vẫn còn những tâm tư...
Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh: Đất nước muốn vươn mình, không gian phát triển phải lớn

Sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng chính quyền cấp xã là rất cần thiết. Việc này cũng là để phục vụ nhân dân và cái mới sẽ chắc chắn sẽ tốt hơn cái cũ...
Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của

Sáp nhập tỉnh: Chủ trương của 'ý Đảng, lòng dân'

Chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã là cuộc cách mạnh tinh gọn bộ máy cần thiết, được nhân dân ủng hộ.
Cấp giấy phép hành nghề livestream,

Cấp giấy phép hành nghề livestream, 'phong sát' KOLs quảng cáo sai sự thật

Việc cấp phép hành nghề cho KOLs nhằm kiểm soát trách nhiệm, hạn chế quảng cáo sai sự thật, bảo vệ người tiêu dùng và tạo môi trường quảng bá minh bạch...
Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết

Đại biểu Bùi Hoài Sơn: Tên gọi sau sáp nhập tỉnh sẽ là biểu tượng mới của sự đoàn kết

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, tên mới sau sáp nhập tỉnh có thể trở thành một động lực thúc đẩy sự đoàn kết, tạo cảm hứng cho người dân hướng tới tương lai.
Sáp nhập tỉnh: Không nên ghép tên một cách cơ học

Sáp nhập tỉnh: Không nên ghép tên một cách cơ học

Chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện, mở rộng cấp xã nhận được nhiều đồng thuận cũng như ý kiến đóng góp về việc này.
Mobile VerionPhiên bản di động