Thứ bảy 26/04/2025 22:42

Xuất khẩu cá ngừ sang Bồ Đào Nha tăng vọt 135%

Sau khi tăng trưởng 75% trong năm 2021, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha tiếp tục tăng trưởng cao ở mức 3 con số trong 3 tháng đầu năm 2022.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị xuất khẩu cá ngừ sang thị trường Bồ Đào Nha đã đạt 1,1 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2022, tăng vọt 135% so với cùng kỳ năm 2021.

Về sản phẩm, các doanh nghiệp cá ngừ của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu cá ngừ đông lạnh mã HS0304 sang thị trường này. Giá trung bình xuất khẩu các sản phẩm này của Việt Nam đang ở mức 6.537 USD/tấn.

Lý giải việc xuất khẩu thủy sản nói chung, cá ngừ nói riêng tăng mạnh, ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP cho biết, do các doanh nghiệp tập trung vào “trả nợ” đơn hàng hợp đồng cũ đã ký của năm 2021, đồng thời cũng có những hợp đồng mới của năm 2022. Ngoài ra, sau dịch Covid nhu cầu thị trường cũng tăng nhanh.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại thế giới, Bồ Đào Nha hiện đang là thị trường nhập khẩu cá ngừ lớn thứ 6 trong khối EU. Năm 2021, Bồ Đào Nha nhập khẩu cá ngừ từ 35 nước trên thế giới. Trong đó, Việt Nam là nguồn cung cá ngừ ngoài khối lớn thứ 8 cho thị trường này sau Ecuador, Trung Quốc, Papua New Guinea, Mauritius, Indonesia, Ghana và Philippines.

Trong 3 năm bùng phát đại dịch, nhập khẩu cá ngừ của Bồ Đào Nha vẫn tiếp tục duy trì sự tăng trưởng. Khối lượng nhập khẩu cá ngừ của thị trường này đã tăng từ 45 nghìn tấn năm 2019 lên 53 nghìn tấn năm 2021.

Theo VASEP, năm 2021, giá trung bình xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha có xu hướng tăng, nhờ đó mặc dù khối lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm nhưng giá trị xuất khẩu vẫn tăng. Với sản phẩm xuất khẩu chủ lực thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS0304, các sản phẩm này của Việt Nam đang có giá cao nhất nhì trong số các nguồn cung.

Bước sang năm 2022, các ưu đãi thuế quan cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam theo Hiệp định EVFTA đang tạo đà cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang thị trường Bồ Đào Nha. Bên cạnh đó, việc các nước châu Âu mở cửa đón khách du lịch trở lại dự kiến sẽ làm tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ có giá trị cao tại các nước này. Do đó, nhu cầu nhập của các nước châu Âu trong đó có Bồ Đào Nha hiện đang tăng lên. Và đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp cá ngừ Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu trong những tháng tới.

“Chúng tôi nhận định rằng, trong quý II/2022, xuất khẩu sẽ tiếp tục tốc độ tăng trưởng bởi nhu cầu của thị trường vẫn đang tăng và các mặt hàng của Việt Nam phù hợp với yêu cầu thị trường sau dịch, đặc biệt là với những hệ thống nhà hàng, khách sạn”- ông Hòe dự báo.

Mai Ca

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Phát triển quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp

Dây thép carbon bị điều tra chống bán phá giá tại Canada

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Xuất khẩu Gia Lai: Bứt tốc với những con số ấn tượng

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Cà phê, trà và trái cây Việt đón cơ hội từ Kazakhstan

'Cách mạng' logistics: AI, IoT, blockchain đang 'viết' lại chuỗi cung ứng

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Vận tải thủy - 'lực đẩy' âm thầm của logistics xanh

Infographic |Xuất khẩu hồ tiêu cả nước quý 1/2025 tăng trưởng mạnh

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Không còn 'hậu cần', logistics giờ là dịch vụ công nghệ cao

Hạ tầng - công nghệ - pháp lý: Ba trụ cột logistics bền vững

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Cơ hội nào để logistics phát triển bền vững trong kỷ nguyên 4.0?

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Số hóa dịch vụ logistics: Không để doanh nghiệp ‘lạc nhịp’ cuộc chơi 4.0

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá