Thứ ba 26/11/2024 03:26
Chương trình Nâng bước em tới trường

Vườn ươm “hoa thơm, quả ngọt”

Từ năm 2016 - 2020, với tinh thần trách nhiệm, tình cảm, sự chia sẻ với đồng bào nơi biên giới, lực lượng biên phòng trên toàn quốc đã tự nguyện ủng hộ kinh phí giúp hơn 10.000 học sinh nghèo, học sinh người dân tộc thiểu số (DTTS) có thêm điều kiện, quyết tâm theo đuổi con chữ.

Khu vực biên giới gồm 1.084 xã, phường, thị trấn/233 huyện, quận, thị xã, thành phố/44 tỉnh, thành phố; dân số khoảng 2,4 triệu hộ/9,8 triệu khẩu, với 51 thành phần dân tộc, trong đó, DTTS chiếm khoảng 14,6%.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum trao kinh phí Chương trình “Nâng bước em tới trường” cho học sinh nghèo năm học 2021 - 2022

Đến nay, đây vẫn là địa bàn khó khăn, chậm phát triển hơn so với các địa bàn khác, trong đó công tác giáo dục, đào tạo còn nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết, như: Tình trạng mù chữ và tái mù chữ; học sinh bỏ học, không có điều kiện đến trường; chất lượng giáo dục ở các điểm trường, các bản vùng sâu, vùng xa còn hạn chế; tỷ lệ trường, lớp đạt chuẩn còn thấp, nhiều phòng học tranh, tre, tạm bợ...

Trước thực trạng đó, từ năm 2016 đến nay, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã triển khai Chương trình “Nâng bước em tới trường” (viết tắt là Chương trình) ở các xã, phường, thị trấn khu vực biên giới. Theo đó, các đơn vị trực tiếp phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, nhà trường tiến hành khảo sát, lựa chọn các cháu học sinh có ý chí vươn lên trong học tập, có hoàn cảnh khó khăn, con em đồng bào DTTS, gia đình có công, để nhận đỡ đầu, hỗ trợ. Đồng thời, qua công tác đối ngoại Biên phòng, đối ngoại nhân dân, các đồn Biên phòng còn tham gia hỗ trợ các cháu học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực biên giới nước bạn Lào, Campuchia.

Hàng năm, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị Bộ đội Biên phòng với cấp ủy, chính quyền và các nhà trường, các đồn Biên phòng đã trực tiếp nhận hỗ trợ, đỡ đầu gần 3.000 lượt cháu học sinh, với mức 500.000 đồng/cháu/tháng (đến khi học hết lớp 12). Để đảm bảo nguồn kinh phí hỗ trợ, nuôi dưỡng các cháu, các cơ quan, đơn vị trong Bộ đội Biên phòng đã vận động cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên chức, người lao động trong lực lượng ủng hộ kinh phí thực hiện Chương trình, với tinh thần người có nhiều góp nhiều, người có ít góp ít, cùng chung tay, góp sức hỗ trợ các cháu. Đến nay, cán bộ, chiến sĩ toàn lực lượng đã ủng hộ nguồn kinh phí gần 95 tỷ đồng để hỗ trợ, nuôi dưỡng các cháu.

Bên cạnh đó, các đồn Biên phòng còn cử cán bộ thường xuyên gặp gỡ, giúp đỡ về vật chất, hướng dẫn các cháu học tập, rèn luyện; kịp thời động viên, khuyến khích những việc làm tích cực, kết quả, thành tích tiêu biểu; đồng thời phát hiện, uốn nắn những việc làm chưa đúng, giúp các cháu trở thành con ngoan, trò giỏi. Bắt đầu năm học mới, một số đơn vị còn thực hiện nhiều hoạt động thiết thực giúp các cháu có điều kiện học tập tốt hơn, như: Tặng xe đạp, đồ dùng học tập, quần áo, lương thực, thực phẩm… Qua đó, tạo mối quan hệ gần gũi, thân mật giữa đồn Biên phòng với gia đình, giữa cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng với các cháu, nhiều đồng chí trở thành người cha, người mẹ, người anh của các cháu.

Qua 5 năm thực hiện, đến nay Chương trình Nâng bước em tới trường đã cho những “hoa thơm, quả ngọt” đáng khích lệ. Các cháu được Bộ đội Biên phòng đỡ đầu đã từng bước tiến bộ rõ rệt về học tập, rèn luyện và thể chất; nhiều cháu là con em đồng bào DTTS từ chỗ còn rụt rè, nhút nhát, tự ti nay đã mạnh dạn, hòa nhập và tự tin hơn. Kết quả, thành tích học tập, rèn luyện của các cháu được nâng lên rõ rệt, tỷ lệ học sinh khá, giỏi năm sau đều cao hơn năm trước. Đã có, 3 cháu đạt giải các kỳ thi quốc gia; 24 cháu đạt giải các kỳ thi cấp tỉnh; 32 cháu đạt giải các kỳ thi cấp huyện. 297 cháu tốt nghiệp phổ thông trung học; 132 cháu đỗ các trường đại học, cao đẳng. Gần 3.000 lượt cháu đạt danh hiệu học sinh giỏi cấp trường.

Hơn tất cả, sự chuyên cần đến trường của học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh DTTS ở khu vực biên giới; những tấm bằng khen các em được trao tặng hàng năm, sự đổi thay tích cực trong tư duy của các em học sinh… chính là minh chứng cho thấy tính hiệu quả của Chương trình “Nâng bước em tới trường”. Đáng ghi nhận hơn cả là thông qua việc đỡ đầu các cháu, sự phối hợp giữa các đồn Biên phòng với cấp ủy, chính quyền địa phương, nhà trường và gia đình các cháu càng thêm gắn bó chặt chẽ; tạo cơ sở tăng cường tình đoàn kết máu thịt quân dân; tăng cường mối quan hệ giữa Bộ đội Biên phòng với lực lượng bảo vệ biên giới và tình cảm hữu nghị giữa chính quyền, nhân dân khu vực biên giới nước ta với nước bạn Lào, Campuchia.

Hoàng Mai

Tin cùng chuyên mục

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Chú trọng công tác kiện toàn nhân sự Chương trình 1719

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tuyên Quang: Tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở thiết yếu vùng dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'