Chủ nhật 29/12/2024 23:03

Unilever ngừng kinh doanh kem, cắt giảm việc làm để tiết kiệm chi phí

Ngày 19/3, Unilever cho biết sẽ tách đơn vị kem thương hiệu nổi tiếng như Magnum và Ben & Jerry's, đồng thời cắt giảm 7.500 việc làm.

Các nhà đầu tư hoan nghênh kế hoạch này, khiến cổ phiếu của Unilever, một trong những công ty hàng tiêu dùng lớn nhất thế giới, có thời điểm tăng gần 6%.

Unilever cho biết, kế hoạch này sẽ bắt đầu ngay lập tức và dự kiến ​​hoàn thành vào cuối năm 2025. Hoạt động kinh doanh kem đang trong quá trình chuyển đến một trụ sở chính riêng ở Amsterdam nhưng Giám đốc điều hành Hein Schumacher cho biết rằng ông "sẵn sàng đưa ra các lựa chọn" về nơi có thể chuyển trụ sở kinh doanh kem.

Kế hoạch này đã được sự đồng tình bởi nhà đầu tư hoạt động và thành viên hội đồng quản trị quỹ của Nelson Peltz cũng như các cổ đông của Unilever Aviva.

Unilever ngừng kinh doanh kem, cắt giảm việc làm để tiết kiệm chi phí. Ảnh: Reuters

Unilever cho biết họ đặt mục tiêu đạt được mức tăng trưởng doanh số cơ bản ở mức một chữ số và cải thiện tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn sau khi chia tách. Hoạt động kinh doanh kem chiếm khoảng 16% doanh thu toàn cầu của Unilever và ở một số quốc gia hoạt động kinh doanh kem đóng góp 1/3 hoặc 40%.

Unilever có các nhãn hiệu khác bao gồm xà phòng Dove, gia vị Marmite và Hellmann, cũng đã triển khai chương trình tiết kiệm chi phí khoảng 800 triệu euro (869 triệu USD) trong ba năm tới. Những thay đổi được đề xuất sẽ tác động đến khoảng 7.500 việc làm trên toàn cầu, chủ yếu ở các văn phòng, với tổng chi phí tái cơ cấu dự kiến vào khoảng 1,2% tổng doanh thu trong giai đoạn này.

Việc cắt giảm sẽ ảnh hưởng đến khoảng 5,9% lực lượng lao động khoảng 128.000 nhân công của Unilever.

Ông Schumacher cho biết: “Chúng tôi đang xem xét lại toàn bộ tổ chức, từ trụ sở chính, trung tâm công ty, cũng như các điểm phối hợp của nhóm kinh doanh và các đơn vị kinh doanh ở các quốc gia, nhưng chưa có thông tin nói rõ về khu vực nào sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất về việc cắt giảm việc làm.

Động thái này là một tuyên bố quan trọng của ông Schumacher sau khi đã trở thành CEO vào tháng 7/2023. Vào tháng 10/2023, ông đã vạch ra kế hoạch lấy lại niềm tin của nhà đầu tư bằng cách đơn giản hóa hoạt động kinh doanh sau khi thừa nhận Unilever đã hoạt động kém hiệu quả trong những năm gần đây. CEO tiền nhiệm Unilever,ông Alan Jope, đã bị chỉ trích vì đã cho phép danh mục thương hiệu của tập đoàn tăng lên khoảng 400, khiến ban lãnh đạo mất tập trung vào những công ty hoạt động tốt và mang lại doanh thu chính cho tập đoàn.

Do hoạt động kém hiệu quả đã thu hút sự chú ý của nhà đầu tư hoạt động tỷ phú Peltz, người đã ngồi vào hội đồng quản trị của Unilever vào năm 2022 thông qua phương tiện đầu tư Trian của mình và có thành tích gây chấn động các công ty hàng tiêu dùng. Ngày 19/3, quỹ sở hữu 1,45% cổ phần của Unilever theo dữ liệu của LSEG, cho biết rằng họ “ủng hộ các sáng kiến chiến lược được Unilever công bố”.

Theo thông tin từ Trian Partners cho biết trong một tuyên bố: “Nelson Peltz mong muốn được tiếp tục làm việc với các thành viên khác trong Hội đồng quản trị của Unilever khi tập đoàn thực hiện các sáng kiến nhằm tăng giá trị lâu dài cho các bên liên quan”.

Unilever cho biết sẽ tách đơn vị kem thương hiệu nổi tiếng như Magnum và Ben & Jerry's (Ảnh: Reuters/Andrew Kelly)

Cổ phiếu của Unilever đã tăng gần 6% trong phiên giao dịch sớm và tăng 3% vào lúc trưa cùng ngày nhưng cổ phiếu này đã giảm 5,8% trong năm qua.

Ông Richard Saldanha, Giám đốc danh mục đầu tư tại Aviva, cổ đông lớn thứ 17 của Unilever với 0,5% cổ phần, cho biết: “Kem là một ngành kinh doanh khá biến động và cũng bị suy giảm về mặt lợi nhuận, vì vậy chúng tôi nghĩ về mặt chiến lược thì điều này có ý nghĩa”.

Ông Jack Martin, giám đốc danh mục đầu tư tại Oberon Investments, công ty sở hữu một lượng nhỏ cổ phần của Unilever, cho biết: “Tin tuyệt vời dành cho các cổ đông liên quan đến bộ phận kem vì đây đã là lực cản đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh trong một thời gian. Giá cổ phiếu sẽ phản ứng tương ứng”.

Vào tháng 10/2023, CEO của Unilever, ông Schumacher cho biết công ty sẽ tập trung vào 30 thương hiệu chủ chốt, chiếm 70% doanh thu của công ty, nỗ lực cải thiện tỷ suất lợi nhuận gộp và không thực hiện bất kỳ thương vụ mua lại lớn hoặc mang tính chuyển đổi nào.

Ngoài ra ông Schumacher còn cho biết thêm: “Chúng tôi có một chương trình nghị sự lớn. “Đây sẽ là khoảng thời gian rất bận rộn trong khoảng 18 tháng tới.” Ông sẽ không ngần ngại tinh giản lực lượng lao động của Unilever.

Quốc Việt (Theo Reuters)
Bài viết cùng chủ đề: Unilever Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024