Thứ năm 28/11/2024 15:42

Trung Quốc mở cửa lại cho trái thanh long, Bộ Công Thương liên tục cảnh báo an toàn

Trung Quốc đã mở cửa trở lại cho trái thanh long sớm hơn dự kiến (4 tuần kể từ 29/12/2021) tại cửa khẩu Lào Cai là tin vui cho xuất khẩu nông sản. Tuy nhiên, Bộ Công Thương lưu ý cần đảm bảo an toàn phòng dịch cho sản xuất, vận chuyển và xuất khẩu thanh long để tránh tình trạng phía bạn có thể tiếp tục cấm nhập khẩu nếu phát hiện có virus Sars Covi2 trên sản phẩm.

Mở cửa lại cho trái thanh long tại cửa khẩu Lào Cai

Theo Bộ Công Thương, ngày 12/1/2022, chính quyền Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã chính thức khôi phục thông quan nhập khẩu các mặt hàng trái cây tươi (bao gồm thanh long), hàng đông lạnh tại cửa khẩu Hà Khẩu (phía Việt Nam là cửa khẩu Kim Thành II, Lào Cai).

Việc tỉnh Vân Nam khôi phục thông quan nhập khẩu trái cây tươi (bao gồm thanh long), hàng đông lạnh qua cửa khẩu này sẽ góp phần giảm áp lực ách tắc hàng hóa tại các khẩu biên giới trên địa bàn Lạng Sơn và Quảng Ninh, nhất là trong bối cảnh chính quyền Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc đang tạm dừng nhập khẩu thanh long qua cửa khẩu Hữu Nghị và Tân Thanh 04 tuần kể từ ngày 29 tháng 12 năm 2021.

Vấn đề sống còn lúc này là giữ cho hàng hóa, bao bì không bị nhiễm virus

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, lượng thanh long xuất khẩu đi Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai chiếm gần 35% tổng lượng xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang Trung Quốc qua các cửa khẩu đất liền và cảng biển năm 2020.

Tuy nhiên, phía Vân Nam cũng cho biết hiện nay năng lực bốc dỡ của Vân Nam tại cửa khẩu là rất hạn chế do nhiều công nhân về quê ăn Tết. Vì vậy, các cơ quan chức năng tỉnh Vân Nam đề nghị phía Việt Nam, ngoài việc bảo đảm tốt công tác phòng chống dịch đối với người và hàng hóa, vẫn cần chủ động điều tiết lượng hàng đưa lên cửa khẩu để tránh tình trạng ùn tắc như đã xảy ra tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Ninh.

Trước đó, hoạt động nhập khẩu trái cây tươi từ Việt Nam qua cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu đã bị tạm dừng từ ngày 18 tháng 7 năm 2021 sau khi phía Vân Nam phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì và thùng xe thanh long nhập khẩu từ Việt Nam.

Đây là kết quả đạt được sau nhiều nỗ lực giao thiệp và trao đổi thiện chí giữa Bộ Công Thương và địa phương Việt Nam với các cơ quan Trung ương và tỉnh Vân Nam Trung Quốc kể từ tháng 7 năm 2021 đến nay. Vừa qua tại Kỳ họp lần thứ nhất Nhóm công tác thuận lợi hóa thương mại Việt Nam – Trung Quốc vào ngày 06 tháng 1 năm 2022, Bộ Công Thương cũng đã trao đổi trực tiếp với cơ quan chính quyền tỉnh Vân Nam để đề nghị khôi phục việc nhập khẩu trái cây, trong đó có thanh long, từ Việt Nam.

Bộ Công Thương cảnh báo an toàn

Việc Trung Quốc mở cửa trở lại cho trái thanh long thông quan qua cửa khẩu Lào Cai là tin vui, song phía bạn vẫn kiên định thực hiện mục tiêu Zero Covid và liên tục kiểm hoá 100% lô hàng trái cây tươi từ Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Do đó, Bộ Công Thương nhấn mạnh: “Vấn đề sống còn lúc này là giữ cho hàng hóa, bao bì không bị nhiễm virus. Nếu phía nước bạn lại phát hiện axit nucleic trên bao bì hay hàng hóa thì họ có thể sẽ lại đóng cửa với trái cây Việt Nam”.

Với phương châm "an toàn để xuất khẩu, xuất khẩu phải an toàn", Bộ Công Thương một lần nữa khuyến nghị các địa phương vùng trồng, doanh nghiệp, các thương lái, lái xe đường dài tăng cường áp dụng các biện pháp nhằm bảo đảm quy trình sản xuất, bao gói, vận chuyển hàng hóa là tuyệt đối an toàn, theo đúng yêu cầu của công tác phòng chống dịch, từ đó giúp các bên liên quan mở và duy trì bền vững việc mở lại các cửa khẩu.

Do dịch bệnh vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp trên toàn cầu và trong khu vực, dự kiến quy trình thông quan tại tất cả các cửa khẩu sẽ còn tiếp tục được siết chặt. Tiến độ thông quan, vì vậy, sẽ không thể trở lại bình thường trong thời gian ngắn. UBND các địa phương vùng trồng và các doanh nghiệp xuất khẩu, vì vậy, vẫn cần chủ động theo dõi sát tình hình để có biện pháp điều tiết sản xuất, thu hoạch, đặc biệt là điều tiết lượng hàng đưa lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan, tránh để phát sinh tình trạng ùn tắc tại các cửa khẩu gây thiệt hại cho tất cả các bên.

Bà Nguyễn Cẩm Trang – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương chỉ rõ, tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc trong giai đoạn cận Tết đã xảy ra trong nhiều năm gần đây với những nguyên nhân đến từ nội tại của sản xuất, xuất khẩu nông sản. Do đó, về lâu dài, cần quan tâm đến chất lượng nông sản, nâng tầm nông sản xuất khẩu để đa dạng hoá thị trường; xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc và thâm nhập vào các thị trường đã ký kết các FTA nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan từ thị trường này.

Đối với địa phương sản xuất, Bộ Công Thương đề nghị địa phương cần quan tâm đến kế hoạch kết nối cung cầu ngay từ đầu vụ, đặc biệt là với người mua, khách hàng tại Trung Quốc. Đã có rất nhiều kinh nghiệm từ các địa phương như Bắc Giang, Hải Dương làm rất tốt việc kết nối giao thương ngay từ đầu vụ nên vài năm gần đây, không có tình trạng tắc nghẽn với nông sản ở các địa phương này. Bộ Công Thương cũng sẽ phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị đàm phán về kiểm dịch để ta có nhiều loại quả hơn xuất khẩu sang Trung Quốc và giảm bớt tỷ lệ trái cây phải kiểm dịch.

Bảo Ngọc

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội và thách thức cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ

Hợp tác Halal giữa Việt Nam - Malaysia: Dấu mốc mới, tạo đột phá thương mại song phương

Ngành dịch vụ logistics thích hợp với ''dòng chảy'' hàng hóa xuất nhập khẩu

Brazil là thị trường lớn nhất cung cấp đậu tương cho Việt Nam

Khai mạc Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Chính sách xanh đang tác động đến dòng chảy thương mại và đầu tư

Việt Nam và Nhật Bản tìm hướng thúc đẩy giao thương nông sản

Tổng trị giá xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD

Thành tích xuất nhập khẩu kỷ lục của năm 2024 có đóng góp lớn của Bộ Công Thương

Nông sản Việt Nam sắp xuất hiện trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Tháng 10/2024, Ukraine là thị trường cung cấp lúa mì nhiều nhất cho Việt Nam

Hàng Việt Nam rộn ràng xuất khẩu ra thế giới qua kênh phân phối

Việt Nam thu về 52,6 triệu USD từ xuất khẩu hoa hồi trong 10 tháng năm 2024

Tính đến 15/11, xuất khẩu hồ tiêu thu về gần 1,2 tỷ USD

Nông sản: Điểm sáng trong xuất khẩu hàng hóa

Sẽ tiếp tục xuất khẩu vaccine phòng bệnh dịch tả lợn châu Phi sang Philippines

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Cơ hội nào cho xuất nhập khẩu hàng hoá năm 2025?

Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tăng trưởng trung bình 16% mỗi năm

Xuất khẩu tăng trưởng 2 con số, doanh nghiệp dệt may kỳ vọng vào diễn biến mới