Gạo, thanh long Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản

Gạo, thanh long hay sản phẩm nông - thủy sản của Việt Nam ngày càng xuất hiện phổ biến trong chuỗi siêu thị lớn tại Nhật Bản và được nhiều người Nhật ưa chuộng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Thủ tướng muốn tập đoàn vận tải tỷ đô của Nhật Bản mở trung tâm logistics tại Việt Nam Nhật Bản đưa toàn bộ nhà máy điện hạt nhân hoạt động trở lại

Thị trường tiềm năng cho hàng Việt

Những năm trở lại đây, thương mại song phương Việt Nam và Nhật Bản có sự tăng trưởng tích cực, nổi bật trong đó, cơ cấu hàng hóa hai nước có sự bổ sung cho nhau. Hiện nay, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật Bản các sản phẩm như: Dệt may, dầu thô, thủy sản, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, than đá, giày dép... và nhập khẩu từ Nhật Bản các mặt hàng phục vụ cho sản xuất công nghiệp như máy móc, thiết bị, linh kiện điện tử, vải, nguyên phụ liệu dệt may, hóa chất và linh kiện ô tô...

Trước đó, nhận định về quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong những năm qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, quan hệ giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển tốt đẹp hơn bao giờ hết, trên tất cả các lĩnh vực, trong đó, có hợp tác kinh tế, thương mại.

Gạo, thanh long Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản
Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt 48,18 tỷ USD. Ảnh: Hùng Vương

Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương năm 2024 đạt 48,18 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt 24,59 tỷ USD, tăng 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngược lại, trị giá nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản đạt 21,59 tỷ USD, giảm 0,2% so với năm trước. Như vậy, trong năm 2024, cán cân thương mại nghiêng về Việt Nam xuất siêu 3 tỷ USD, cao hơn mức xuất siêu 1,7 tỷ USD của năm 2023.

Bình luận về kết quả hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước, các chuyên gia kinh tế trong nước cho rằng kết quả này thể hiện quyết tâm, nỗ lực của của doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh thị trường có nhiều khó khăn.

Ông Trần Đình Thanh - Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (HABECO) - cho biết, Nhật Bản là thị trường giàu tiềm năng đối với hàng hóa Việt Nam, trong đó, có sản phẩm đồ uống.

Phân tích rõ hơn về thị hiếu tiêu dùng tại Nhật, ông Thanh cho hay, Nhật Bản là thị trường có tiêu chuẩn vô cùng khắt khe và cũng là một trong những thị trường trọng điểm của HABECO. Hiện tại, nhiều sản phẩm chất lượng cao của HABECO đã được người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận như: Bia Hà Nội Premium, Trúc Bạch và rượu Nếp Mới, Thanh Mai...

Sự hiện diện của HABECO tại Nhật Bản không chỉ là minh chứng cho chất lượng vượt trội mà còn góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam, vị thế của sản phẩm đồ uống Việt Nam trên thị trường quốc tế” - ông Thanh thông tin.

Gạo, thanh long Việt Nam được đón nhận tại Nhật Bản

Về tiềm năng của thị trường Nhật Bản đối với doanh nghiệp trong nước, tại Hội thảo “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng thị trường”, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Nhật Bản là nước có nền công nghiệp phát triển, có nền nông nghiệp hiện đại và có nhiều lợi thế trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

Dù vậy, thị trường Nhật Bản vẫn phải nhập khẩu lượng lớn hàng nông, thủy sản bởi nông nghiệp của Nhật Bản mới chỉ đáp ứng được trên 45% nhu cầu trong nước. Do đó, đây là một trong nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, khai thác.

Theo thống kê, hiện Việt Nam đang xuất khẩu sang Nhật Bản 6 nhóm mặt hàng chính. Trong khi đó, những mặt hàng nông sản thế mạnh của Việt Nam như gạo, chè, sản phẩm chăn nuôi lại chưa có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Nhật.

Gạo, thanh long Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản
Gạo, thanh long Việt Nam được ưa chuộng tại Nhật Bản
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản kết nối, giới thiệu quảng bá gạo, thanh long... tại Triển lãm Supermarket Trade Show 2025

Từ đầu năm 2025, để tận dụng cơ hội cũng như hỗ trợ doanh nghiệp nông, thủy sản trong nước đón đầu xu hướng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã tham gia khảo sát, làm việc với các công ty của Nhật Bản trưng bày sản phẩm hàng hóa tại Triển lãm Supermarket Trade Show 2025 diễn ra vừa qua.

Triển lãm năm 2025 ghi nhận sự tham gia trưng bày hàng hóa của gần 2.200 công ty, tổ chức của Nhật Bản và quốc tế với 3.615 gian hàng, trong đó, có 105 công ty, tổ chức từ 15 nước ngoài với 140 gian hàng. Theo ước tính của Ban tổ chức, Triển lãm đã thu hút trên 70 ngàn lượt khách tham quan, khảo sát.

Tại Triển lãm Supermarket Trade Show 2025, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản đã gặp gỡ, trao đổi công việc và tham quan gian hàng của nhiều công ty lớn của Nhật Bản chuyên nhập khẩu, phân phối và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm, đồ uống có xuất xứ từ Việt Nam gồm gạo, bún, phở ăn liền, bánh đa nem, nước mắm, gia vị, cà phê, rượu, bia, sữa và nước dừa... Theo ghi nhận, khá nhiều khách tham quan Nhật Bản bày tỏ sự quan tâm và yêu thích với các sản phẩm của Việt Nam như thanh long, gạo...

Đánh giá về dư địa hàng rau, quả khi xuất khẩu sang thị trường Nhật, lãnh đạo Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, tín hiệu đáng mừng là doanh nghiệp xuất khẩu rau, quả của Việt Nam đã và đang làm quen, thích nghi tốt với thị trường Nhật Bản sau khi một số loại hoa quả Việt Nam được thị trường Nhật Bản đón nhận như: Thanh long, xoài, sầu riêng, dừa, vải thiều, nhãn, chuối. Trong đó, thanh long, chuối được người Nhật Bản ưa chuộng.

Nhận định về trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong thời gian tới, các chuyên gia thương mại dự báo, việc hợp tác sẽ được hỗ trợ nhiều hơn nữa khi doanh nghiệp hai bên khai thác những lợi thế, ưu đãi về thuế từ các FTA như CPTPP, RCEP… Việt Nam đã và đang là điểm đến hấp dẫn cho vốn đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản với lợi thế quy mô thị trường và tiềm năng tăng trưởng, tình hình chính trị-xã hội ổn định, trình độ nhân lực ngày càng cao.

Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác kết nối giao thương, xúc tiến xuất khẩu, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản khẳng định, phát huy vai trò là cầu nối kết nối kinh doanh giữa hai nước, thương vụ luôn chú trọng đẩy mạnh công tác kết nối các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đến với các nhà nhập khẩu và chuỗi phân phối lớn của Nhật Bản. Đồng thời, tăng cường quảng bá các sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam tại thị trường Nhật Bản.

Ngày nay, người dân Nhật Bản đã dành sự quan tâm đến các sản phẩm chất lượng cao được nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó bao gồm các mặt hàng nông sản, thực phẩm. Các sản phẩm nông - thủy sản, thực phẩm của Việt Nam đang ngày càng xuất hiện phổ biến trong chuỗi siêu thị lớn tại Nhật Bản như AEON, Donkihote, Itoyokado, hệ thống cửa hàng đồng giá 100 Yên...

Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ 3 ở Việt Nam (sau Hàn Quốc và Singapore) với với 5.227 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 71,41 tỷ USD (tính lũy kế đến 20/10/2023).

Ở chiều ngược lại, Việt Nam có 106 dự án đầu tư sang Nhật Bản với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 19,5 triệu USD.

Hoàng Giang
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 7/4: Nga đánh bật tàn quân, tướng đầu não của Ukraine thiệt mạng

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 7/4: Nga đánh bật tàn quân, tướng đầu não của Ukraine thiệt mạng

Tướng ‘đầu não’ Ukraine thiệt mạng; Nga đánh bại Ukraine ở Kursk... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 7/4.
Đại sứ Mỹ: Việt Nam đã hành động nhanh chóng, tích cực

Đại sứ Mỹ: Việt Nam đã hành động nhanh chóng, tích cực

Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc E. Knapper nhấn mạnh, Việt Nam đã có hành động nhanh chóng, tích cực đối với những quan tâm của phía Mỹ.
Việt Nam - Ấn Độ đặt mục tiêu tăng gấp đôi thương mại hai chiều

Việt Nam - Ấn Độ đặt mục tiêu tăng gấp đôi thương mại hai chiều

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ nhất trí sẽ phối hợp triển khai các biện pháp nhằm sớm đạt mục tiêu tăng gấp đôi thương mại 2 chiều.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/4: 85 cố vấn NATO thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine tối 6/4: 85 cố vấn NATO thiệt mạng

85 cố vấn NATO thiệt mạng; Nga đánh như vũ bão về vùng Dnepropetrovsk,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine tối 6/4.
Lộ diện

Lộ diện 'sát thủ diệt tăng' hiệu quả nhất của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 6/4: Hoa Kỳ nhận diện “sát thủ diệt tăng” hiệu quả nhất của Nga là dòng tên lửa Kornet với hiệu quả thực chiến được chứng minh.

Tin cùng chuyên mục

Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” bất khả chiến bại của Nga

Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” bất khả chiến bại của Nga

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 5/4: Hoa Kỳ chỉ ra “xe tăng biểu tượng” của Nga là xe tăng T-72. Sau 50 năm ra đời, xe tăng chiến đấu này vẫn đang phục vụ.
Chiến sự Nga - Ukraine sáng 5/4: Sĩ quan NATO thiệt mạng

Chiến sự Nga - Ukraine sáng 5/4: Sĩ quan NATO thiệt mạng

Sĩ quan NATO thiệt mạng; Biệt đội cảm tử của Ukraine thương vong,... là tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine sáng 5/4.
Thúc đẩy hợp tác trong đổi mới sáng tạo Việt Nam - Ấn Độ

Thúc đẩy hợp tác trong đổi mới sáng tạo Việt Nam - Ấn Độ

Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã kết nối đoàn doanh nghiệp Việt tham gia hội nghị "Khởi nghiệp Mahakumbh 2025", thúc đẩy hợp tác công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 4/4: Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 4/4: Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng

Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng; Ukraine phá hủy 4 trực thăng Nga... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 4/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/4: Kịch chiến

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/4: Kịch chiến 'tay đôi', Nga bắt trinh sát Ukraine

Nga bắt trinh sát Ukraine; Nga phá hủy vị trí kiên cố của Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 4/4.
Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược: Kinh nghiệm quốc tế

Chính sách kiểm soát thương mại chiến lược ngày càng trở nên quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Việt Nam có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm quốc tế?
Phản ứng của Malaysia khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 24%

Phản ứng của Malaysia khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 24%

Ngay sau khi Hoa Kỳ ra Sắc lệnh thuế đối ứng với các đối tác thương mại, phía Malaysia ngay lập tức đã lên tiếng, khẳng định không trả đũa thuế quan.
Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 3/4: Trung Quốc phát triển tên lửa Kinzhal nội địa; Nga phát triển hệ thống chế áp quang điện tử tích hợp phương tiện chiến đấu.
Bài học từ những cường quốc đi qua ‘siêu bão’ thương mại

Bài học từ những cường quốc đi qua ‘siêu bão’ thương mại

Nhiều quốc gia đã vượt “siêu bão” thương mại nhờ bản lĩnh chính sách và nội lực công nghệ. Đó có lẽ cũng gợi mở nhiều bài học lớn cho Việt Nam hôm nay.
Chiến sự Nga - Ukraine chiều 3/4: Nga

Chiến sự Nga - Ukraine chiều 3/4: Nga 'hất văng' tàn quân Ukraine

Ukraine hứng thương vong nặng nề từ nhiều hướng; Nga siết nghẹt Kursk... là những thông tin "nóng" được cập nhật trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 3/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/4: Phi công Ukraine tự nguyện đầu hàng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/4: Phi công Ukraine tự nguyện đầu hàng

Phi công Ukraine tự nguyện đầu hàng; Nga kiểm soát làng Rozlyv gần Kurakhove,... là những tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 3/4.
Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm máy bay cảm tử UAV in 3D

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 2/4: Hoa Kỳ bắt đầu thử nghiệm UAV in 3D, khi các thử nghiệm loại vũ khí sản xuất hàng loạt mới cho thấy tốc độ và hiệu quả.
Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 2/4: Trinh sát Ukraine thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 2/4: Trinh sát Ukraine thiệt mạng

Trinh sát Ukraine thiệt mạng; Nga tăng cường tấn công vào hậu cần Ukraine... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine chiều 2/4.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/4: Nga tấn công ồ ạt, cố vấn NATO thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/4: Nga tấn công ồ ạt, cố vấn NATO thiệt mạng

Cố vấn NATO thiệt mạng; Robot Nga phá hủy loạt công sự ở Donbass,... là những tin tức đáng chú ý sẽ có trong bản tin chiến sự Nga-Ukraine sáng 2/4.
Nóng: Thịt, trứng Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Singapore

Nóng: Thịt, trứng Việt Nam chính thức xuất khẩu sang Singapore

Sau nhiều nỗ lực vận động, thịt và trứng gia cầm Việt Nam chính thức có mặt tại thị trường Singapore, là thành công lớn của ngành Công Thương và Nông nghiệp.
Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Động đất tại Myanmar: Quân đội Việt Nam tìm được nạn nhân đầu tiên

Lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa thi thể một nạn nhân ra khỏi đống đổ nát của tòa nhà bị sập tại thủ đô Naypyidaw, Myanmar.
Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp

Máy bay chiến đấu F-16 Ba Lan sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp

Tin công nghiệp quốc phòng ngày 1/4: May bay chiến đấu F-16 sắp 'gặp' Su-30 của Nga tại Hy Lạp với các kíp phi công Ấn Độ tại Iniochos-2025.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 1/4: Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 1/4: Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng

Hàng trăm lính Ukraine thiệt mạng; chiến dịch đánh bại Kiev tại Kursk sắp kết thúc?...là tin tức đáng chú ý có trong bản tin chiến sự Nga - Ukraine chiều 1/4.
Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Động đất tại Myanmar: Nghĩa tình người Việt Nam trong hoạn nạn

Sau trận động đất tại Myanmar, lực lượng cứu hộ Việt Nam đã và đang “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, chắt chiu thời gian để tìm kiếm những nạn nhân mất tích…
Mobile VerionPhiên bản di động