Thứ hai 23/12/2024 07:22

Trải nghiệm Tết Việt vùng Kinh Bắc tại Bảo tàng Dân tộc học

Sáng ngày 23 tháng Chạp (ngày 14 tháng 1 năm 2023) tại Bảo tàng Dân tộc học (Cầu Giấy, Hà Nội) đã tổ chức chương trình “Trải nghiệm Tết Việt vùng Kinh Bắc".

Trải nghiệm Tết Việt vùng Kinh Bắc với sự tham gia của các nghệ nhân dân gian tỉnh Bắc Ninh, Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh, các nghệ nhân dân tộc Thái, Mường cùng các tình nguyện viên của các trường trên địa bàn Hà Nội.

Trải nghiệm Tết Việt vùng Kinh Bắc tại Bảo tàng Dân tộc học
Nghi lễ dựng cây nêu tại Bảo tàng Dân tộc

Trải nghiệm Tết Việt tại Bảo tàng Dân tộc học với nhiều hoạt động hết sức ấn tượng như: Nghi lễ dựng cây nêu, gói bánh chưng, in tranh Đông Hồ, hát quan họ, trình diễn chạy ró, kéo dây lấy lửa, viết thư pháp, chơi trò chơi dân gian… Đây là cơ hội đặc biệt dành cho công chúng trẻ tuổi cùng người thân khám phá về Tết cổ truyền qua các trải nghiệm cùng với các nghệ nhân dân gian đến từ Bắc Ninh. Hoạt động trải nghiệm Tết Việt nhằm hướng tới chương trình “Vui xuân Quý Mão, sắc thái văn hóa Bắc Ninh” sẽ được tổ chức vào hai ngày mồng 7 và 8 Tết (ngày 28 và 29/1/2023).

Mâm cỗ, bàn thờ ngày Tết của người Việt
Các cháu nhỏ trải nghiệm gói bánh chưng cùng nghệ nhân
Nghệ nhân hướng dẫn viết thư pháp cho các em nhỏ
Các bạn trẻ rất vui mừng khi nhận được chữ của ông đồ

Bên cạnh các hoạt động mang đậm sắc thái văn hóa Bắc Ninh, cái hồn Tết Việt cũng là một phần không thể thiếu của chương trình. Du khách có dịp tìm hiểu thêm về nét đẹp của ngày Tết cổ truyền thông qua nghệ thuật viết thư pháp, làm hoa giấy, nặn tò he, nặn mâm ngũ quả... Các em nhỏ được tham gia chơi nhiều trò chơi dân gian của các dân tộc như: Bắt chạch trong chum, gánh lúa qua cầu, kéo co, đi cả kheo, mèo đuổi chuột (Việt); ném còn, nhảy sạp (Thái); ném pao, đẩy gậy (Hmông)... cũng như được sáng tạo trong Phòng khám phá qua việc tô vẽ tranh 12 con giáp và di sản văn hoá Bắc Ninh.

Trình diễn chạy ró, trò chơi dân gian
Thi kéo dây lấy lửa

Ngoài ra, du khách còn có cơ hội thưởng thức hương vị ẩm thực Mường như món thịt nướng lá bưởi, chả lá dối, pịa trâu, gà nướng mắc khén, xôi màu, cơm lam. Những đặc sản vùng miền như trâu gác bếp, lạp xưởng hun khói... cũng được giới thiệu trong dịp này.

Các bạn trẻ rất hào hứng thử nghiệm in tranh Đông Hồ

Bà Nguyễn Thị Trọng, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Ninh chia sẻ: Bảo tàng mang đến những nét văn hóa đặc trưng nhất của tỉnh Bắc Ninh để giới thiệu đến người dân ở Thủ đô Hà Nội. Thông qua trải nghiệm Tết Việt chúng tôi mong muốn tạo ra cơ hội giao lưu, hợp tác giữa các nghệ nhân dân gian với công chúng cũng như các nghệ nhân ở vùng miền khác. Hy vọng chương trình sẽ là cầu nối giới thiệu di sản văn hóa Bắc Ninh đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước để bản sắc văn hóa của địa phương có sức lan tỏa và góp phần giáo dục thế hệ trẻ.

Liền anh, liền chị hát quan họ trong chương trình trải nghiệm Tết Việt

TS. Bùi Ngọc Quang - Phó Giám đốc phụ trách Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, cho biết: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam luôn quan tâm tạo điều kiện để giới thiệu bản sắc văn hóa của các dân tộc trong các hoạt động. Hằng năm, chúng tôi thưởng tổ chức một chủ đề gắn với mỗi một vùng miền, dân tộc.

Tính đến nay, Bảo tàng tổ chức các hoạt động đã hơn 20 năm và Bảo tàng trở thành một điểm du xuân của công chúng vào dịp năm mới. Hoạt động trải nghiệm Tết Việt năm nay được tổ chức đa dạng hình thức và nội dung không chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi giải trí, mà còn giúp du khách nâng cao hiểu biết về giá trị văn hóa. Điều này góp phần quan trọng vào việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Phạm Tiệp
Bài viết cùng chủ đề: Bảo tàng Dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu