Thứ tư 25/12/2024 00:49

TP. Hồ Chí Minh và 22 tỉnh thành xây dựng mạng lưới thương mại chuyên nghiệp

Trong chuỗi sự kiện Chương trình hợp tác thương mại và Kết nối cung - cầu hàng hóa với các tỉnh thành, TP. Hồ Chí Minh đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác thương mại với 22 tỉnh thành nhằm mở rộng mạng lưới thương mại theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.

Trong 22 tỉnh thành hợp tác thương mại với TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2021- 2025, có 13 tỉnh thành thuộc khu vực miền Tây Nam bộ; 5 tỉnh miền Đông Nam bộ; 4 tỉnh gồm Lâm Đồng, Bình Thuận, Gia Lai và Kon Tum.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - cho biết, chương trình ký kết hợp tác giữa thành phố và các tỉnh thành lần này nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng về kinh tế của từng địa phương, góp phần phát triển lĩnh vực thương mại bền vững và hoạt động ngày càng chuyên nghiệp. Các địa phương cùng với thành phố chia sẻ thông tin thị trường, hỗ trợ hoạt động đầu tư vào sản xuất, phân phối, xây dựng vùng nguyên liệu, tăng cường khâu kiểm soát chất lượng, nguồn gốc hàng hóa để cung cấp ổn định cho thị trường.

Theo ông Vũ, chương trình hợp tác thương mại này gồm 7 nội dung cần thực hiện trong giai đoạn 2021- 2025. Cụ thể là đẩy mạnh công tác trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về hoạt động thương mại, cùng hợp tác thực hiện chương trình bình ổn thị trường; liên kết đầu tư sản xuất, kinh doanh, hệ thống phân phối và tạo nguồn cung hàng hoá chất lượng cao, ổn định thông qua xây dựng vùng nguyên liệụ.

Đại diện Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành ký kết hợp tác phát triển thương mại giai đoạn 2021- 2025

Chương trình hợp tác thương mại giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh thành trong thời gian qua thực tế đã mang lại hiệu qủa thiết thực cho doanh nghiệp (DN), nông dân, nhà bán lẻ và và người tiêu dùng.

Theo Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, tính đến nay, đã có 28 DN của TP. Hồ Chí Minh đầu tư 47 nhà máy, cơ sở sản xuất; xây dựng 63 trang trại, cụm trang trại nuôi trồng tại các địa phương với số vốn đầu tư trên 18.000 tỷ đồng. Các DN này còn ứng vốn khoảng 3.200 tỷ đồng/năm cho nông dân nuôi trồng, bao tiêu sản sản phẩm qua hệ thống phân phối của các DN TP. Hồ Chí Minh.

Bà Phạm Thị Huân - Tổng giám đốc Công ty TNHH Ba Huân - cho hay, trong những năm qua, Ba Huân đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm, xử lý trứng, xâu dựng trang trại chăn nuôi tại Bình Dương, Long An, Bình Hà Nội. Việc đầu tư tại các địa phương giúp cho công ty chủ động trong việc tạo nguồn nguyên liệu, sản phẩm chất lượng đẻ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

Hiện tại, các DN của TP. Hồ Chí Minh đã đầu tư 336 siêu thị tổng hợp, chuyên doanh và gần 2.500 cửa hàng tiện lợi tại các tỉnh thành trên cả nước, chưa tính địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Chính hệ thống bán lẻ này là kênh phân phối số lượng lớn và hữu hiệu các sản phẩm từ trang trại, cơ sở sản xuất của DN, cơ sở sản xâuts, hộ nông dân của nhiều địa phương.

Sản phẩm Trà Mãng Cầu của tỉnh Hậu Giang được đông đảo người tiêu dùng quan tâm mua sắm

Ngoài hợp tác với hàng nghìn DN, cơ sở, nông dân sản xuất hàng hoá tại các tỉnh thành, Saigon Co.op hiện đã xây dựng mạng lưới kho bãi, logistics, siêu thị hiện đại khắp cả nước, đồng thời là đầu mối thu mua số lượng lớn sản phẩm của các địa phương.

Đại diện Saigon Co.op cho rằng, phép tính liên kết hợp tác sản xuất hàng hoá với các địa phương đã giúp cho siêu thị có nguồn cung hàng hoá ổn định, hàng hoá đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phầm ngày càng được nâng cấp về mặt chất lượng, mẫu mã phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

Ông Bùi Tá Hoàng Vũ đánh giá, chương trình hợp tác phát triển thương mại giữa thành phố với các tỉnh thành đạt được nhiều kết quả tích cực là nhờ sự đồng thuận cao của các cấp chính quyền, sở ngành của thành phố, của các địa phương và sự nỗ lực không ngừng của cộng đồng DN, người nông dân trên khắp các vùng miền.

Để chương trình hợp tác thương mại đi vào chiều sâu, hoạt động chuyên nghiệp và phát hướng bền vững, theo ông Vũ, các DN, người nông dân cần phát huy hết lợi thế đặc quyền về vùng miền, thổ nhưỡng, nông phẩm đặc sản; các cơ quan quản lý nhà nước cần hỗ trợ nhà sản xuất tháo gỡ những điểm nghẽn về chính sách, về cơ chế, sự hỗ trợ trong sản xuất, kinh doanh. Mục tiêu là xây dựng được vùng nguyên liệu, phát triển hệ thống phân phối, đảm bảo cung cầu hàng hóa cho thị trường thành phố, khu vực và tiến tới xuất khẩu.

Trần Thế
Bài viết cùng chủ đề: Kết nối cung cầu

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Tiền Giang

Đà Nẵng: Tập huấn về Hệ thống quản trị thông tin và điều hành xúc tiến thương mại (Vietrade CRM)

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội phát triển tại chuỗi triển lãm IGHE và IBTE 2024

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 900 gian hàng tham dự Triển lãm quốc tế Vietbuild Home

Mekong Connect 2024: Hướng đến phát triển bền vững trong bối cảnh cạnh tranh mới

Đà Nẵng: Hỗ trợ doanh nghiệp kỹ năng xúc tiến thương mại sang thị trường RCEP

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

‘Kéo’ nhà mua hàng quốc tế đến Việt Nam để quảng bá rau, quả

Khai mạc Tuần hàng nông sản, đầu tư kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh Tuyên Quang tại Hải Phòng

Khai mạc triển lãm quốc tế chuyên ngành thiết bị làm bánh tại Việt Nam

Khai mạc Tuần lễ kết nối giao thương, giới thiệu sản phẩm ngành lương thực thực phẩm

Quảng bá sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của Hà Nội tại Vĩnh Phúc

Hà Nội: Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì

Hiệp định EVFTA: Cơ hội rộng mở để nông sản Việt vào thị trường EU

Xúc tiến, quảng bá nông sản Yên Bái tại Hà Nội

Tăng trưởng xanh và bền vững không chỉ là xu hướng mà trở thành điều kiện tiên quyết

Khai mạc Diễn đàn xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2024

Chủ tịch chuỗi gần 150 siêu thị thực phẩm Nhật Bản đến Đà Nẵng tìm nguồn hàng

Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ Việt Nam hút khách châu Âu

Vietnam Grand Sale 2024: Tạo đột phá kích cầu tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế dịp cuối năm