Thứ ba 29/04/2025 16:54

Tình yêu với nhạc cụ truyền thống

Nghệ nhân Rơ Châm H’Mút - người dân tộc Gia Rai, không chỉ là người đánh cồng chiêng, trống lão luyện, chỉnh chiêng rất giỏi mà còn chế tác được nhiều loại nhạc cụ tre nứa độc đáo của dân tộc mình. Mong ước của ông hiện nay là truyền dạy những giá trị văn hóa cồng chiêng cho các thế hệ con cháu.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có cha là nghệ nhân cồng chiêng giỏi ở làng MRông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, từ nhỏ, Rơ Châm H’Mút đã được sống trong không gian âm nhạc hết sức đặc biệt. Những giai điệu cồng chiêng đã trở nên thân thuộc như cơm ăn và nước uống không chỉ với Rơ Châm H’Mút mà với tất cả những người con Gia Rai nói riêng, các cộng đồng bản địa Tây Nguyên nói chung. Khi nằm trên lưng mẹ, Rơ Châm H’Mút đã được tham gia những sinh hoạt cộng đồng tại nhà rông hay sân chung của làng. Khi biết chạy nhảy, ông đã theo cha tham dự những lễ hội trong buôn làng… Đặc biệt, ngay khi còn nhỏ, ông đã được cha trò chuyện, chỉ dẫn về diễn tấu cồng chiêng và các nhạc cụ truyền thống, dân gian khác. Tình yêu của ông dành cho âm nhạc truyền thống, dân gian của người Gia Rai vì thế khá sớm và hết sức tự nhiên. Hơn 10 tuổi, Rơ Châm H’Mút đã tham gia đội chiêng của làng. Chỉ vài năm sau, ông đã thuần thục những bài chiêng cổ của người Gia Rai và được chọn tham gia diễn tấu trong lễ hội của làng hay đi biểu diễn, thi diễn tấu các nơi.

Rơ Châm H’Mút luôn dành tình yêu cho nhạc cụ truyền thống

Rơ Chăm H’Mút chia sẻ: Học cồng, chiêng không khó, nhưng muốn điều khiển được nó, phải hiểu nó, phải coi nó như người bạn tri âm, tri kỷ của mình, phải có tình yêu với nó. Không chỉ dành tình yêu với cồng chiêng, chàng trai trẻ Rơ Châm H’Mút còn chịu khó học hỏi diễn tấu, chế tác các nhạc cụ truyền thống khác của người Gia Rai. Quan sát, học hỏi các nghệ nhân trong làng, chàng trai Rơ Châm H’Mút mày mò học cách diễn tấu và chế tác các nhạc cụ như tre nứa. Nhờ khả năng cảm thụ âm nhạc bẩm sinh cùng với niềm đam mê, sự kiên nhẫn và khéo léo, Rơ Châm H’Mút đã diễn tấu và chế tác được các loại nhạc cụ như: Đàn Tơ Rưng, đàn Kơ Ni, đàn Krông Pút, Prô Tung, đàn Goong.

Người truyền lửa tại buôn làng...
... và các lễ hội
Trao truyền những giá trị quý báu này cho thế hệ mai sau

Nghệ nhân Rơ Châm H’Mút cũng là người tích cực truyền dạy âm nhạc truyền thống, dân gian của người Gia Rai cho thế hệ trẻ. Ông nhận thức được việc giữ gìn, trao truyền những giá trị quý báu này cho thế hệ mai sau trước khi bị mai một.

Thảo My

Tin cùng chuyên mục

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh