Thúc đẩy giao thương nông sản Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc)

Ưu tiên thông quan sớm một số mặt hàng nông sản; xem xét mở rộng quy mô xuất nhập khẩu rau quả; Thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nông sản Việt Nam - Quảng Tây.
Giao thương nông sản, thủy sản Việt Nam - Liên bang Nga: Hướng đến mục tiêu 10 tỷ USDXuất khẩu hồ tiêu sang thị trường Trung Quốc có bị gia tăng sức ép cạnh tranh?

Đây là 3 trong số nhiều đề xuất của ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tại buổi hội đàm với ông Hứa Hiển Huy - Phó Chủ tịch Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc); và làm việc với ông Vương Vị Băng, Cục trưởng Hải quan Nam Ninh diễn ra ngày 30/5.

Việt Nam - bạn hàng mậu dịch lớn nhất của Quảng Tây

Tính đến năm 2022, Việt Nam đã có 24 năm liên tiếp là bạn hàng mậu dịch lớn nhất của Quảng Tây (Trung Quốc). Riêng trong năm 2022, tổng giá trị nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Quảng Tây đạt hơn 14 tỷ Nhân dân tệ. Từ tháng 1 đến tháng 4/2023, mậu dịch nông sản song phương đạt hơn 4 tỷ Nhân dân tệ, tăng hơn 40% so với cùng kỳ.

Sáng 30/5, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cùng đoàn công tác Bộ NN-PTNT có buổi hội đàm với ông Hứa Hiển Huy, Phó Chủ tịch Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, sau đó là làm việc với ông Vương Vị Băng, Cục trưởng Hải quan Nam Ninh để thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam với Quảng Tây.
Ngày 30/5, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cùng đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có buổi hội đàm với ông Hứa Hiển Huy, Phó Chủ tịch Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây, sau đó là làm việc với ông Vương Vị Băng, Cục trưởng Hải quan Nam Ninh để thúc đẩy xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam với Quảng Tây.

Ông Hứa Hiển Huy - Phó Chủ tịch Khu tự trị Dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây - nhấn mạnh, tỉnh Quảng Tây ủng hộ doanh nghiệp xây dựng trạm thí nghiệm giống nông nghiệp chất lượng cao.

Tỉnh cũng coi trọng việc doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Việt Nam, hiện tại có 14 doanh nghiệp Quảng Tây đang đầu tư ở Việt Nam. Trong khi đó, tại hai thành phố biên giới là Đông Hưng và Bằng Tường, các khu thương mại nông nghiệp đang được xây dựng.

Về thương mại, ông Hứa Hiển Huy cho biết, Quảng Tây mong đợi phía Việt Nam cùng hỗ trợ doanh nghiệp hai nước phát triển về chế biến nông sản, đặc biệt là chế biến sâu. Quảng Tây cam kết hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, phát triển thương mại nông sản tại tỉnh này.

Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, trong năm 2022, các cửa khẩu của tỉnh Quảng Tây nhập khẩu nhiều nông sản Việt Nam nhất trong các địa phương có biên giới đường bộ với Việt Nam.

Cụ thể, năm 2022, kim ngạch lên đến 5,85 tỷ Nhân dân tệ, tăng 86,4% so với 2021, chiếm 14,5% tổng số nông sản Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc. Chỉ trong 4 tháng đầu năm 2023, các cửa khẩu của tỉnh Quảng Tây đã nhập khẩu đến 2,49 tỷ Nhân dân tệ các nông sản của Việt Nam, tăng 44,7% so với cùng kỳ 2022, chiếm 19,7% tổng số nông sản nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc.

Có thể thấy thương mại nông sản giữa Trung Quốc và Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ, trong khi đó Quảng Tây vốn là cửa ngõ nhập khẩu nông sản lớn nhất của Trung Quốc.

Do đang vào mùa cao điểm của các loại trái cây như sầu riêng, xoài nên tình hình thông quan tại các cửa khẩu có dấu hiệu quá tải, vượt quá năng lực của các khu vực cửa khẩu. Tuy nhiên, với những nỗ lực của 2 bên, tình trạng thông quan hàng hóa vẫn được duy trì bình thường.

Ông Vương Vị Băng - Cục trưởng Hải quan Nam Ninh - nhấn mạnh, đối với thương mại nông sản, vấn đề kiểm dịch và đẩy nhanh quá trình thông quan là vấn đề Hải quan Nam Ninh rất coi trọng.

Ông Vương Vị Băng cũng đưa ra 3 đề xuất với Thứ trưởng Trần Thanh Nam. Cụ thể, 2 bên tiếp tục tăng cường giao lưu và thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ hơn; tăng cường nghiên cứu đưa hệ thống cửa khẩu thông minh vào hoạt động thí điểm; tiếp tục tạo thuận lợi cho thương mại nông sản nói riêng và thúc đẩy phát triển thương mại Việt Nam – Trung Quốc nói chung.

Đề xuất thành lập Hiệp hội nông sản Việt Nam - Quảng Tây

Trên cơ sở ý kiến của phía Quảng Tây, ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – đề xuất, thúc đẩy trao đổi khoa học công nghệ giữa hai bên, hợp tác cùng phát triển. Trong đó, hai lĩnh vực trọng yếu về khoa học công nghệ của Quảng Tây được Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhắc tới là giống và cơ giới hóa, chế biến sản phẩm từ gỗ. Mặt khác, Thứ trưởng cũng lưu ý tới việc đào tạo giữa hai bên.

Thúc đẩy giao thương nông sản Việt Nam - Quảng Tây (Trung Quốc)

Thông qua hệ thống đại học hai bên, Thứ trưởng đề xuất xây dựng Trung tâm Đổi mới và Sáng tạo, Phát triển Nông nghiệp bền vững. Đây sẽ là nơi ươm mầm sáng tạo cho sinh viên, cán bộ nông nghiệp hai nước.

Ngoài ra, Thứ trưởng Trần Thanh Nam mong muốn xây dựng chuỗi cung ứng bền vững, có sự giám sát của cơ quan chức năng, hạn chế tối đa khâu trung gian gây tăng giá thành. Thứ trưởng cho rằng, cần phối hợp với Bộ Công Thương để xây dựng chuỗi cung ứng, khu thương mại như đề xuất của phía Quảng Tây.

Về chuỗi bảo quản lạnh, đây là khâu cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng và doanh nghiệp hai nước để đảm bảo chất lượng. Về chăn nuôi, Thứ trưởng Nam mong muốn các doanh nghiệp Quảng Tây đầu tư xây dựng khu chăn nuôi và chế biến công nghệ cao với một số loại như lợn, gà, bò.

“Sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam đã xuất khẩu sang một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga. Sắp tới, chúng tôi hy vọng hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Cục Thú y của Bộ Nông nghiệp Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng này”, ông Trần Thanh Nam đề xuất.

Trước khi có sự thống nhất giữa Bộ Nông nghiệp hai nước, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cũng kiến nghị phía Quảng Tây ủng hộ cho doanh nghiệp hai bên thí điểm xây dựng khu chế biến gia súc công nghệ cao ở biên giới.

“Thị trường hai nước rất lớn, chúng ta có thể bổ sung, kết hợp với nhau. Ngoài ra, tôi cũng mong phía Quảng Tây mở thêm các khu vực xuất nhập khẩu rau củ quả ở các cặp cửa khẩu”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam bày tỏ, đồng thời đề xuất mở thêm Hội chợ riêng cho các tỉnh biên giới Việt Nam với Quảng Tây; thành lập Hiệp hội nông sản Việt Nam - Quảng Tây, tạo ra kênh chính thống cho doanh nghiệp hai bên cùng phát triển.

“Bộ Nông nghiệp sẽ đứng ra cùng các tỉnh biên giới, phối hợp với phía Quảng Tây, luân phiên tổ chức thường niên giữa hai bên, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xây dựng chuỗi cung ứng, phục vụ xuất nhập khẩu”, ông Trần Thanh Nam nói.

Hiện nay, lưu lượng hàng hóa của cả 2 nước trao đổi qua khu vực Quảng Tây rất nhiều nên áp lực thông quan là rất lớn. Do đó, để giải quyết kịp thời các vấn đề tại cửa khẩu, Thứ trưởng Trần Thanh Nam đề nghị phía Hải quan Nam Ninh thiết lập một đầu mối thông tin để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cục Hải quan Nam Ninh có thể liên lạc dễ dàng với nhau, giảm thiểu trao đổi qua văn bản.

Bên cạnh đó, Quảng Tây có biên giới với 4 tỉnh của Việt Nam với 9 cặp cửa khẩu nhưng mới 6 trong số đó được xuất nhập khẩu rau củ quả. Thứ trưởng Trần Thanh Nam kiến nghị Hải quan Nam Ninh xem xét, mở rộng quy mô xuất nhập khẩu rau củ quả lên toàn bộ 9 cặp cửa khẩu, giảm áp lực cho các cửa khẩu truyền thống, tránh ùn tắc, giảm chi phí. Điều này sẽ đem lại thuận lợi cho cả 2 bên.

Liên quan vấn đề cửa khẩu số, Hải quan thông minh, đây là ý tưởng rất hay và Thứ trưởng Trần Thanh Nam bày tỏ sự tán thành về mặt chủ trương. Tuy nhiên, ông đề xuất phía Hải quan Nam Ninh sớm xây dựng Đề án cụ thể vì ở khu vực cửa khẩu có nhiều đơn vị cùng làm nhiệm vụ chứ không phải chỉ Bộ Nông nghiệp và Phát trển nông thôn.

Hiện, giao thương các sản phẩm thủy sản giữa 2 nước, vốn có nhu cầu rất lớn nhưng thỏa thuận về kiểm soát an toàn thực phẩm với sản phẩm thủy sản lại sắp hết hạn vào tháng 9/2023. Do đó, ông Trần Thanh Nam kiến nghị phía Hải quan Trung Quốc sớm hoàn tất các thủ tục để ký Nghị định thư mới về xuất nhập khẩu thủy sản và các loài thủy sản sống giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Đồng thời, đề xuất phía Hải quan Nam Ninh xem xét, mở rộng danh mục thủy sản và loài thủy sản sống và phê duyệt thêm danh sách các doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu giữa 2 nước.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Tin cùng chuyên mục

Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

Khai thác tối đa tiềm năng hợp tác hàng không Việt Nam – Kazakhstan

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

"Cầu nối" thúc đẩy xúc tiến thương mại, hợp tác đầu tư Việt - Lào

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP Hà Nội năm 2024

Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Hà Nội: Kết nối tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp, hợp tác xã

Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương tăng cường phối hợp xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP

Bộ Nông nghiệp và Bộ Công Thương tăng cường phối hợp xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP

Hội chợ Foodservice Australia 2024: Cơ hội đưa nông sản của Hà Nội vào Australia

Hội chợ Foodservice Australia 2024: Cơ hội đưa nông sản của Hà Nội vào Australia

Phát triển kinh doanh bền vững qua chuỗi triển lãm chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

Phát triển kinh doanh bền vững qua chuỗi triển lãm chuyên ngành sơn phủ, giấy, cao su và nhựa

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Hơn 400 doanh nghiệp tham gia Triển lãm quốc tế ngành lương thực, thực phẩm

Việt Nam - Bulgaria còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, nâng tầm quan hệ

Việt Nam - Bulgaria còn nhiều dư địa để hợp tác thương mại, nâng tầm quan hệ

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế công nghiệp Điện – Năng lượng tại Việt Nam

Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Ông Lê Triệu Dũng: Hoàn thiện khuôn khổ pháp luật cạnh tranh, kiến tạo môi trường kinh doanh lành mạnh

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Bắc Giang: Sắp diễn ra Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều chín sớm

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Đoàn Xúc tiến đầu tư-thương mại tại Hàn Quốc sẽ được tổ chức vào tháng 9/2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Khai mạc Triển lãm chuyên đề các sản phẩm ngành gốm sứ - sơn son thiếp vàng năm 2024

Đa dạng sản phẩm địa phương của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

Đa dạng sản phẩm địa phương của các tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ

Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Giải pháp chế biến sâu: “Cú huých" cho sản phẩm công nghiệp nông thôn, OCOP Điện Biên

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc: Nhiều cơ hội nhưng cũng lắm thách thức

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Kon Tum: Tiềm năng sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dược liệu từ Sâm

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Khai mạc Hội chợ hàng Việt Nam định hướng xuất khẩu tại Hà Nội

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Hải Dương: Xúc tiến tiêu thụ vải thiều Thanh Hà và nông sản với các doanh nghiệp nước ngoài

Xem thêm