Thứ tư 27/11/2024 06:36

Thúc đẩy giao thương dệt may Việt Nam - Đài Loan

Với mục tiêu tăng cường quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong lĩnh vực dệt may, từ ngày 26-27/4/2021, tại TP Hồ Chí Minh sẽ diễn ra Triển lãm, hội nghị giao thương xúc tiến ngành dệt may Việt Nam – Đài Loan.

Với những kỳ vọng hợp tác bền vững trong lĩnh vực dệt may với thị trường Việt Nam, sự kiện lần này có sự tham gia của 16 nhà sản xuất dệt may Đài Loan với các thương hiệu đã được khẳng định uy tín trên thế giới.

Triển lãm là cơ hội để thúc đẩy giao thương cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam - Đài Loan

Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Đài Loan là không ngừng nghiên cứu và cải tiến kỹ thuật để sản xuất các dòng vải theo tính năng sử dụng, xử lý kỹ thuật nhuộm dope giúp tiết kiệm năng lượng, nước và giảm thải chất hại gây ảnh hưởng môi trường, áp dụng công nghệ sáng tạo trong sản xuất để cho ra những loại vải sợi với nhiều tính năng ưu việt như kháng khuẩn và chất liệu thân thiện môi trường từ vỏ hàu và nhựa tái chế.

Xuất khẩu hàng dệt may của Đài Loan đạt 7,53 tỷ USD vào năm 2020. Hạng mục xuất khẩu nhiều nhất là vải với giá trị xuất khẩu 5,06 tỷ USD, chiếm 67% của tất cả các mặt hàng dệt may xuất khẩu. Sản phẩm sợi đứng thứ hai với giá trị xuất khẩu 1,02 tỷ USD và chiếm 14% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.

Năm 2020, thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất của Đài Loan là Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu lên tới 1,902 tỷ USD và chiếm 25,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may. Năm thị trường xuất khẩu hàng đầu, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc đại lục, Hoa Kỳ, Indonesia và Hồng Kông, chiếm 60,3% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.

Các nguồn nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất và thứ hai của Đài Loan vào năm 2020 là Trung Quốc đại lục và Việt Nam, chiếm 43% và 14% tổng kim ngạch nhập khẩu và trị giá lần lượt là 1,459 tỷ USD và 0,467 tỷ USD. Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Trung Quốc đại lục và Việt Nam là quần áo và phụ kiện, lần lượt chiếm 47% và 16%.

Ngoài việc tạo sự khác biệt bằng cách tạo ra các giá trị gia tăng từ việc lựa chọn vật liệu độc đáo thông qua công nghệ, các nhà sản xuất dệt may Đài Loan còn thể hiện sự nhạy bén với xu hướng thời trang và khả năng kiến tạo các cơ hội kinh doanh rộng mở.

Mặc dù vẫn có những hạn chế đi lại do ảnh hưởng của dịch bệnh, sự kiện lần này sẽ mở lối thông thương bằng hình thức gặp gỡ hai đầu cầu Việt Nam – Đài Loan bằng cả triển lãm trực tiếp và giao thương trực tuyến.

Tại triển lãm, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được ban tổ chức gửi thư mời trước và sắp xếp các cuộc đặt hẹn với 16 doanh nghiệp Đài Loan thông qua phòng họp Zoom trực tuyến hỗ trợ phiên dịch song song, đồng thời có thể tiếp cận trực tiếp sản phẩm của 06 doanh nghiệp đã là đại lý chính thức tại Việt Nam.

Sự kiện Triển lãm, hội nghị giao thương xúc tiến ngành dệt may Việt Nam – Đài Loan do Liên đoàn Dệt may Đài Loan (TTF) cùng phối hợp với Công ty Vinetxad tổ chức.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: Dệt may

Tin cùng chuyên mục

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư