Thứ sáu 08/11/2024 21:29

Thừa Thiên Huế: Tiếp sức học sinh huyện miền núi Nam Đông đến trường

30 phần quà với tổng trị giá 75 triệu đồng đã được các nhà hảo tâm gửi đến những em học sinh nghèo hiếu học huyện miền núi tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nhân dịp ngày Lễ Trung thu đến gần, sáng nay 31/8, tại Trường Tiểu học Kim Đồng (xã Thượng Nhật, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế), UBND huyện Nam Đông đã tổ chức Chương trình "Tiếp sức đến trường - Vui đón trung thu", trao tặng 30 phần quà bao gồm 30 xe đạp và quà, bánh trung thu (tổng giá trị trị giá 75 triệu đồng) cho 30 học sinh nghèo hiếu học trên địa bàn huyện. Chương trình được tổ chức với sự phối hợp của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Đà Nẵng và Công ty TNHH Kim Sora tài trợ.

Tặng quà các em học sinh

Bà Hoàng Thị Sương, Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Nam Đông chia sẻ, huyện Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế được tái lập năm 1990, với hai dân tộc kinh và Cơ-Tu đang sinh sống, những năm đầu huyện mới tái lập tình hình trường lớp nhà tranh vách nứa, cơ sở vật chất phục vụ giáo dục không đảm bảo, tỷ lệ học sinh đến trường hạn chế nhưng vẫn phải học 3 ca.

Trước thềm năm học mới năm học 2022-2023, Hội Khuyến học huyện rất vui mừng và trân trọng khi nhận được sự quan tâm chia sẻ của chương trình. Món quà này không những là nguồn động viên về vật chất mà đây còn là nguồn động viên về tinh thần và niềm khích lệ lớn cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn có động lực vươn lên học tập tốt.

"Thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích 100 năm trồng người", huyện xây các Đề án giáo dục và đào tạo, động viên toàn dân tham gia học tập, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định sự phát triển của huyện nhà. Vì vậy, công tác Giáo dục và đào tạo của huyện nhà có bước chuyển biến đáng kể, song so với yêu cầu phát triển đi lên của xã hội thì chưa đáp ứng, vẫn sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân. Tôi mong rằng trong thời gian tới sẽ còn nhiều lần nhận được sự quan tâm chia sẻ từ quý vị cho các em học sinh còn lại nhằm giúp các em có điều kiện học tập, vui chơi, phát triển", bà Sương bày tỏ.

Ông Nguyễn Lê Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Đà Nẵng chia sẻ, được sự hỗ trợ và tạo điều kiện của UBND xã Thượng Nhật và Công ty TNHH Kim Sora, Hiệp hội đã có cơ hội trao các phần quà nhằm chia sẻ, đồng hành những khó khăn của các em học sinh nhân ngày lễ Trung thu và dịp tựu trường cận kề.

"Đây là sự chung tay, góp sức của cộng đồng với mong muốn các em học sinh nghèo hiếu học có thể vững bước, tiếp tục theo đuổi con chữ. Trong tương lai, Hiệp hội cũng sẽ đồng hành cùng các địa phương để chia sẻ khó khăn, khích lệ tinh thần ham học của các em", ông Minh nói.

Trao tặng 30 xe đạp cho học sinh hiếu học có hoàn cảnh khó khăn

Bà Cái Thị Tám, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Kim Sora chia sẻ, khi đến với huyện miền núi Nam Đông, những người trong đoàn thiện nguyện đều mang sự đồng cảm với cuộc sống còn nhiều thiếu thốn nhưng đầy nghị lực vươn lên của những bạn trẻ nghèo nơi đây.

"Tôi khâm phục ý chí của các em học sinh nghèo hiếu học nơi đây. Mong rằng với những phần quà này, tuy nhỏ bé nhưng sẽ góp phần cải thiện phần nào cuộc sống của các em, giúp đỡ về mặt tinh thần để các em có thêm động lực tới trường", bà Tám chia sẻ.

Đức Thảo
Bài viết cùng chủ đề: An sinh xã hội

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Lạng Sơn: Từng bước nâng cao thể trạng, cải thiện tầm vóc trẻ em vùng cao

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Bắc Kạn: Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV - năm 2024

Huyện Quỳnh Nhai – Sơn La nỗ lực xây dựng hệ thống chợ để cải thiện đời sống người dân

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Lai Châu: Tháo gỡ khó khăn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Kon Tum: Người Xơ Đăng bảo tồn nghề đan lát truyền thống

Những nghệ nhân nhí 'giữ hồn' cho văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Xây dựng mô hình sản xuất giỏi tại huyện miền núi A Lưới

Kon Tum: Nét đẹp văn hóa đặc trưng trong trang phục truyền thống của người Gié - Triêng