Thừa Thiên Huế: Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng

Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Thừa Thiên Huế có sự tham gia của hơn 40 doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ nhiều địa phương trên cả nước.
Đồng Tháp: Quảng bá sản phẩm OCOP trên nền tảng số Du lịch nông thôn chính là không gian để phát triển sản phẩm OCOP

Tối 29/9, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đã diễn ra lễ khai mạc Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng.

Thừa Thiên Huế: Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng
Thừa Thiên Huế: Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng

Không gian trưng bày, giới thiệu nhiều mặt hàng đa dạng, phong phú với sản phẩm OCOP là đặc sản tiêu biểu của tỉnh Thừa Thiên Huế và các địa phương khác như: Trà cung đình Huế; các sản phẩm từ sâm bố chính; tinh dầu bưởi Thanh Trà; gạo hữu cơ Phong Điền; phở sắn Caromi; xoài sấy Cam Lâm; tương Sa Nam; miến tỏi đen; long nhãn ôm sen; mật chuối Tabai; sầu riêng sấy và các sản phẩm chế biến từ tổ yến, rượu yến... Đây là các sản phẩm OCOP tiêu biểu trong cả nước, được thiết kế, sắp đặt phù hợp gắn với các yêu cầu đổi mới, sáng tạo về phát triển OCOP.

Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP nhằm quảng bá thương hiệu OCOP Việt Nam đối với khách du lịch trong và ngoài nước. Không gian được xây dựng bằng các vật liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, mầu sắc đặc trưng của địa phương để tạo cảm hứng và khiến khách hàng cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện với con người, cảnh vật, sản phẩm và văn hóa của địa phương.

Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP tại tỉnh Thừa Thiên Huế là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng nhằm giới thiệu, quảng bá, kết nối các sản phẩm OCOP; nâng cao hình ảnh thương hiệu OCOP Việt Nam đối với khách du lịch trong nước, quốc tế; góp phần khơi dậy các tiềm năng, sản vật, giá trị ẩm thực văn hóa vùng miền và mở rộng thị trường tiêu thụ, kết nối, giao thương cho sản phẩm OCOP của địa phương.

Từ đó, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tri thức, văn hóa bản địa đặc sắc tới khách du lịch về các sản phẩm OCOP và nâng cao hình ảnh du lịch của các địa phương.

Thừa Thiên Huế: Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng
Các đại biểu thăm quan Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng tỉnh Thừa Thiên Huế

Theo ông Hoàng Văn Dự - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sau 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay cả nước có 10.322 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 5.361 chủ thể. Có 51 sản phẩm 5 sao. Vượt xa kế hoạch chính phủ giao đến 2025 đạt 10.000 sản phẩm.

Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Kết quả cho thấy 60,7% chủ thể OCOP có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm, giá bán các sản phẩm OCOP tăng bình quân 12,2%. Đặc biệt, các sản phẩm 5 sao tăng doanh thu từ 20 - 30%.

Nhiều sản phẩm OCOP được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lựa chọn là quà tặng cho các nguyên thủ và khách quốc tế. Nhiều sản phẩm OCOP được xuất khẩu tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế.

Thừa Thiên Huế: Quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng

Ngành nông nghiệp tiếp tục giữ vững vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế, đảm bảo an ninh lương thực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Tuy nhiên, năm 2023 và những năm tiếp theo được đánh giá là năm ngành nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn do biến động thị trường, xung đột giữa các nước lớn, kinh tế suy thoái, sức mua giảm và hệ lụy của biến đổi khí hậu. Thị trường xuất khẩu truyền thống gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU đều giảm. Rất nhiều doanh nghiệp thiếu hụt đơn hàng trong quý I, quý II/2023.

Từ thực tế khó khăn trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ thị trường đầu ra cho sản phẩm nông sản. Trong đó, chú trọng khai thác thị trường nội địa gần 100 triệu dân và du khách quốc tế đến Việt Nam.

Bên cạnh đó, có nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm, hoạt động hội nghị, hội thảo, kết nối cung cầu, điểm tiêu thụ sản phẩm nông sản, trong đó, có hoạt động Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng tại Thừa Thiên Huế.

"Bên cạnh những kênh truyền thống quảng bá, xúc tiến thương mại, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm… chúng tôi rất quan tâm đến hoạt động quảng bá tiêu thụ sản phẩm nông sản Việt Nam trên sàn thương mại điện tử. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới", ông Hoàng Văn Dự cho hay.

Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng tại tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được diễn ra đến hết ngày 1/10/2023 tại Công viên Thương Bạc, đường Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa, thành phố Huế.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nông nghiệp giảm chi phí từ 7% đến 25%

Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nông nghiệp giảm chi phí từ 7% đến 25%

Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp

Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hội nghị quốc tế về chỉnh sửa gen trên cây trồng lớn nhất tại Việt Nam

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

Hoàn thiện các mảnh ghép, quyết gỡ ‘thẻ vàng’ IUU

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

4,4 triệu USD hỗ trợ sử dụng phân bón đúng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Hải Dương: Cá chết nổi trắng sông, người dân mất cơ nghiệp hàng tỷ đồng

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành ong đến năm 2030”

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Nâng cao hiệu quả công tác đào tạo lao động hợp tác xã

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Bàn cách khai thác giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ

Đã đến giai đoạn có thể gỡ bỏ 'thẻ vàng' IUU

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

"Chắp cánh" thương hiệu sắn dây Hải Dương vươn ra toàn cầu

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Dự báo vải Thanh Hà mất mùa, nông dân kỳ vọng được giá

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Điểm tên 6 tỉnh có diện tích rừng lớn nhất cả nước

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Tổ chức Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2024

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Đề nghị Đồng Nai chặn ngay tình trạng nhập lậu gia cầm

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Sắp diễn ra Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Về Thanh Hà xem nông dân thu hoạch mật ong hoa vải xuất khẩu sang Mỹ

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Chiến dịch Empower Youth4Food - Thay đổi nhận thức của giới trẻ Việt về nông nghiệp

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Trở thành tỷ phú nhờ trồng nho Hạ Đen

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Bắc Giang có 234 trường hợp vi phạm đê điều

Xem thêm