Chủ nhật 04/05/2025 16:23
Hà Giang

Thổ canh trên hốc đá tai mèo

Cao nguyên đá Hà Giang là vùng núi đá vôi, ít sông suối, thường xuyên thiếu nước sinh hoạt, thiếu đất canh tác. Để sản xuất nông nghiệp, bà con dân tộc: Mông, Dao, Lô Lô, Cờ Lao, Pu Péo... phải tận dụng từng hốc đá để canh tác. Theo đó, kỹ thuật thổ canh hốc đá độc đáo của đồng bào đã hình thành và được duy trì qua nhiều thế hệ.
Ngô là cây trồng chủ lực trong thổ canh hốc đá

Khai phá để làm nương là công việc tốn nhiều công sức và thời gian đối với bà con vùng cao nguyên đá. Khi muốn tạo một mảnh nương mới, đồng bào thường chọn khu vực có nhiều ánh nắng, không quá dốc, tốt nhất là khu vực có nhiều cây mọc. Sau đó, người dân phát cỏ và cây bụi theo nguyên tắc phát từ dưới lên. Công việc tiếp theo là nhặt đá xếp thành bờ ở sườn phía dưới của nương để giữ cho nương không bị sạt lở, xói mòn và rửa trôi màu. Nếu không đủ đá tại chỗ để xếp thành bờ, đồng bào thường tìm đá ở xung quanh xếp thêm lên.

Làm nương trên cao nguyên đá là việc làm tốn nhiều công sức và thời gian

Quá trình khai thác nương, xếp đá chủ yếu được tiến hành bằng phương pháp thủ công, với những công cụ lao động thô sơ, như: Búa, đục, xà beng… Những đoạn nương dài và nhiều đất thì bờ đá được kè cao, chạy dọc theo sườn thấp của nương, với diện tích rộng thì có thể làm thành nương bậc thang. Thông thường, để tận dụng tối đa đất canh tác, đồng bào không chỉ xếp đá ở những nơi có diện tích rộng, tại những sườn phía trên cao của nương, những chỗ nhiều đá không thể san bằng được, đồng bào thường kè thành những hốc đá kín, sau đó gùi thêm đất đổ vào đó, mỗi hốc thường chỉ trồng được 1 - 2 cây ngô. Việc xếp bờ đá đòi hỏi nhiều công sức và kỹ thuật để xếp sao cho những phiến đá chồng lên nhau vừa khít, tạo sự chắc chắn và đất không bị xói mòn vào mùa mưa.

Nhọc nhằn gieo từng hạt ngô xuống hốc đá
Công đoạn làm đất ở cao nguyên đá

Nhờ sáng tạo ra hình thức canh tác hốc đá và kỹ thuật trồng ngô trên nương đá, kỹ thuật xen canh các loại cây hoa màu, mà bà con nơi đây thích nghi được với điều kiện tự nhiên đặc biệt để ổn định cuộc sống. Đến nay, thổ canh hốc đá vẫn là phương thức chủ đạo trong hoạt động sản xuất của đồng bào vùng cao nguyên đá Hà Giang, thể hiện tinh thần sáng tạo, vượt khó và thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt của cư dân.

Phạm Tiệp

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động