Chủ nhật 27/04/2025 20:44

Sử dụng tấm lợp fibro xi măng: Hậu quả khôn lường

Trên thị trường hiện nay, tấm lợp fibro xi măng bằng amiăng là vật liệu xây dựng khá phổ biến, có giá hợp lý nên được sử dụng rộng rãi. Đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, bà con thường dùng vật liệu này để lợp nhà do dễ vận chuyển, phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình miền núi, vùng cao. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, sử dụng sản phẩm từ amiăng không đảm bảo an toàn, thậm chí nguy hại đến sức khỏe.

Bà con vận chuyển tấm lợp để sửa lại nhà sau mưa bão

 - Rẻ nhưng chưa hẳn đã an toàn

Với những đặc tính ưu việt như độ bền, chịu nhiệt và ma sát, cách điện, cách âm và giá thành rẻ, amiăng trắng từng được coi là nguyên liệu đầu vào hữu ích trong sản xuất, đặc biệt là với ngành xây dựng và công nghiệp nặng. Tại Việt Nam, amiăng trắng được sử dụng chủ yếu trong sản xuất tấm lợp fibro ximăng và trong gần 60 năm qua, amiăng đã là một vật liệu hữu ích. Theo thống kê sơ bộ, hiện nước ta có 39 cơ sở sản xuất với hơn 5.000 lao động, có khả năng cung cấp trên dưới 100 triệu m2 fibro xi măng mỗi năm, đáp ứng 60% nhu cầu về tấm lợp. Sản phẩm này cũng được bà con các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa ưa chuộng vì vừa phù hợp với điều kiện khí hậu, giá thành lại thấp. Đặc biệt, vào mùa mưa bão, mặt hàng này rất đắt hàng do nhu cầu sửa chữa nhà cửa của bà con tăng cao.

Mặc dù trước đây đã có nhiều cảnh báo về sự nguy hiểm của amiăng nhưng do chiếm ưu thế về giá thành nên khó có thể tìm được sản phẩm thay thế. Tại Hội thảo “Amiăng với sức khỏe” tổ chức gần đây tại Hà Nội, ông Trần Tuấn – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cộng đồng (Hội Liên hiệp Khoa học kỹ thuật Việt Nam) đã bức xúc: “Amiăng trắng trong các tấm fibro xi măng vô cùng độc hại, song hầu hết người tiêu dùng Việt Nam vẫn không hề biết về sự độc hại này. Điều nguy hiểm hơn là người dân miền núi thường có thói quen hứng nước mưa từ mái lợp để dùng. Ai dám bảo đảm người dùng không nhiễm độc. Ngay cả hệ thống dẫn nước sinh hoạt cũng sử dụng sản phẩm có amiăng liệu sức khỏe của người dùng sẽ ra sao?”. Tại Hội thảo này, nhiều chuyên gia cũng cho rằng nên cấm sử dụng amiăng bởi những tác hại đến sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ gây ung thư.

Tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư

Theo các nhà chuyên môn, amiăng gây hại cho sức khỏe khi ở dạng bụi, xảy ra trong quá trình sản xuất như mài, cắt sản phẩm vật liệu hoặc phá dỡ công trình có chứa amiăng. Điều này hết sức nguy hại khi tại Việt Nam từ khâu quản lý nguyên liệu, phương tiện bảo vệ cá nhân, vệ sinh môi trường cho tới ý thức của công nhân tại các nhà máy sản xuất tấm lợp amiăng đều rất kém. Do vậy, mặc dù đến nay chưa có nghiên cứu nào về những tác hại do amiăng gây ra tại Việt Nam, song rất nhiều con số đã chứng minh, amiăng đã và sẽ đem lại những hậu quả to lớn đối với sức khỏe cộng đồng. TS. Lương Mai Anh – Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế) cho biết: Theo nghiên cứu của Bộ Y tế thực hiện trong 2 năm 2010 - 2011, tại 6 bệnh viện đã ghi nhận 447 trường hợp bệnh nhân nghi ngờ liên quan đến amiăng , trong đó 46 ca được chẩn đoán là ung thư trung biểu mô màng phổi. Thời gian ủ bệnh sau khi tiếp xúc với animăng thường kéo dài khoảng 20 - 30 năm, người lao động đến khi nghỉ hưu mới phát bệnh. Đáng nói hơn, khả năng gây ung thư của amiăng không chỉ xảy ra với những công nhân trong các xưởng sản xuất mà ngay cả với những người sống trong môi trường gần nơi khai thác, ở nhà có mái lợp amiăng. Đây là điều rất đáng lưu ý khi rất nhiều người dân không hề biết về tác hại của amiăng vẫn thường xuyên hứng nước từ mái lợp fibro xi măng để dùng cho ăn uống. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2013 cũng đã đưa ra cảnh báo amiăng là chất gây ra 1/2 ca tử vong do ung thư nghề nghiệp, các bệnh như bụi phổi animăng, ung thư phổi, ung thư  trung biểu mô, thực quản, buồng trứng...

Trên thực tế, Chính phủ đã có kế hoạch về loại bỏ và cấm sử dụng amiăng trắng trong vật liệu xây dựng vào thời điểm năm 2004. Kế hoạch này đã bị hoãn 2 lần vào năm 2010 và 2020. Đến nay, Bộ Y tế tiếp tục kiến nghị Chính phủ đưa nội dung “Không tiếp tục sử dụng vật liệu xây dựng có chứa amiăng trắng” vào quy hoạch phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, đồng thời đưa amiăng trắng vào danh mục hóa chất kiểm soát chặt chẽ theo Luật Hóa chất năm 2007. Vì sức khỏe và quyền lợi của người dân, Bộ KH&CN cũng đề nghị cần phải sử dụng các vật liệu khác thay thế amiăng. Tuy nhiên, trước mắt cần có điều tra, phát hiện sớm các bệnh liên quan đến amiăng, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư thanh quản, u trung biểu mô... Từ đó đưa tất cả các loại bệnh có liên quan đến amiăng vào danh sách các bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm.

Hương Giang

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía