Thứ hai 30/12/2024 02:22

Sẽ áp dụng chiết khấu 0% chi phí mở mã cho sản phẩm OCOP

Đó là cam kết của một hệ thống phân phối lớn nhằm thúc đẩy tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm OCOP tại tọa đàm “Phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm OCOP”.
Phó Giám đốc HPA Lê Tự Lực cho biết, đến nay, thành phố đã phát triển 85 Điểm OCOP tại 25 quận, huyện, thị xã

Sáng 9/12/2022, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) tổ chức chương trình Café doanh nhân với chủ đề “Phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm OCOP”.

Mong muốn sản phẩm OCOP tiếp cận được nhiều kênh phân phối

Chương trình nhằm tạo không gian gặp gỡ, đối thoại giữa chính quyền và doanh nghiệp; lắng nghe, tiếp nhận những đề xuất, kiến nghị, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể OCOP quảng bá, tiêu thụ, phát triển thị trường đầu ra cho sản phẩm, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố

Ông Lê Tự Lực - Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội cho biết, hiện trên địa bàn TP Hà Nội có 1.649 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, chiếm 1/4 của cả nước, tuy nhiên việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.

Tại buổi tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp, HTX, chủ thể OCOP đã nêu lên những khó khăn tồn tại trong việc muốn mở rộng quảng bá sản phẩm OCOP, đồng thời bày tỏ mong muốn được thành phố hỗ trợ trong công tác tuyên truyền quảng bá sản phẩm OCOP.

Một số sản phẩm OCOP được trưng bày và giới thiệu tại chương trình Café doanh nhân kỳ này

Tổng Giám đốc Công ty CP MD Queens Trịnh Kim Thư cho biết, công ty có sản phẩm trà xạ đen MD Queens đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao của TP Hà Nội. Hiện sản phẩm đã được tiêu thụ tại những điểm trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm OCOP của Sở Công Thương Hà Nộivà một số cửa hàng thực phẩm sạch, hiệu thuốc trên địa bàn Hà Nội cùng các tỉnh.

Tuy nhiên, khi đưa hàng vào các siêu thị lớn tiêu thụ, doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu có kinh nghiệm đưa hàng những siêu thị quy mô lớn như Big C, Mega Maket… thì mới được duyệt. Cùng với đó là chi phí mở mã hàng, hơn nữa, các siêu thị đều yêu cầu ký gửi hàng hóa, như vậy cũng là một khó khăn đối với các chủ thể OCOP vì đa số các siêu thị lớn sẽ có hệ thống chuỗi như vậy chúng tôi phải cần một lượng vốn tương đối lớn để phủ các điểm chuỗi. Đây chính là các rào cản đối với các doanh nghiệp nhỏ. “Các sở ban ngành hỗ trợ kết nối, các chuỗi siêu thị, mở thêm điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP tại quận, huyện, thị xã…” - bà Trịnh Kim Thư kiến nghị.

Áp dụng chiết khấu 0% với chi phí mở mã cho sản phẩm OCOP

Chia sẻ với những khó khăn của các đơn vị sản xuất sản phẩm OCOP, với tư cách là doanh nghiệp bán lẻ, Giám đốc đối ngoại Tập đoàn Central Retail Phạm Thị Thùy Linh cho hay, Tập đoàn luôn hướng những vị trí trưng bày đặc biệt cho sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền tại các siêu thị thuộc đơn vị.

“Tập đoàn Central Retail không yêu cầu phải có kinh nghiệm đưa vào những siêu thị lớn, mà chúng tôi luôn lựa chọn sản phẩm theo tiêu chí đánh giá của khách hàng, nhà cung cấp… Nếu như những sản phẩm đó được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng thì chúng tôi sẵn sàng tư vấn các doanh nghiệp sản xuất cải thiện mẫu mã, bao bì sản phẩm hay hỗ trợ phương pháp đặt hàng, giao hàng cho hợp lý. Còn về vấn đề thanh toán thì thường sẽ theo thỏa thuận giữa hai bên.

Với chi phí mở mã, Tập đoàn Central Retail sẽ áp dụng chiết khấu 0%”- bà Phạm Thị Thùy Linh nhấn mạnh.

Từ góc độ cơ quan quản lý, Phó Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với HPA triển khai chương trình hỗ trợ đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Sendo…

Tuy nhiên, ngoài sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước, chính doanh nghiệp sản xuất sản phẩm OCOP cần tăng cường tuyên truyền cho sản phẩm tới người tiêu dùng. Ngoài ra doanh nghiệp cũng cần chủ động tiếp cận, nâng cao năng lực vận hành trên thương mại điện tử. Từ đó mới có thể quảng bá sản phẩm của mình tiếp cận được nhiều hơn, xa hơn tới người tiêu dùng.

Đại diện một doanh nghiệp nêu, tiêu chí cần đạt tối thiểu trong đánh giá sản phẩm OCOP có yêu cầu 75% nguyên liệu sử dụng sản xuất phải là nguyên liệu từ địa phương. Yêu cầu này với những đơn vị mới phát triển thì được, tuy nhiên, khi sản xuất phát triển hơn, mở rộng quy mô, thì quy định này trở thành rào cản, vì doanh nghiệp phải phát triển vùng nguyên liệu ra những địa phương khác, để có được sản lượng lớn, đáp ứng yêu cầu sản xuất. Doanh nghiệp kiến nghị, lãnh đạo thành phố nên xem xét lại quy định này.

Giải đáp những thắc mắc của các chủ thể OCOP, Phó Giám đốc HPA Lê Tự Lực cho biết, đến nay, thành phố đã phát triển 85 Điểm OCOP tại 25 quận, huyện, thị xã (Điểm OCOP được công khai trên website Sở Công Thương). Tại những Điểm OCOP này, các đơn vị quản lý, vận hành Điểm OCOP đã ưu tiên kết nối, giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP của địa phương, do đó sản phẩm OCOP của địa phương có nhu cầu giới thiệu, quảng bá chủ động liên hệ với các đơn vị quản lý, vận hành Điểm OCOP để được hỗ trợ đưa hàng quảng bá, giới thiệu.

Do đó, để công tác giới thiệu quảng bá sản phẩm OCOP đạt hiệu quả, các chủ thể OCOP cần tích cực tham gia hoạt động kết nối, tiêu thụ sản phẩm OCOP, đồng thời chủ động nội dung tuyên truyền cung cấp tới các sở, ngành để được hỗ trợ thông tin đến các cơ quan thông tấn, báo chí tuyên truyền vào những thời điểm thích hợp.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần tích cực tham gia hoạt động, sự kiện do Thành phố tổ chức về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP, từ đó nắm được chính sách vào hàng của các siêu thị lớn (quy trình, thủ tục, mẫu mã, sản lượng, nhập- hoàn trả sản phẩm, công nợ…), từ đó tổ chức hoạt động kết nối- tiêu thụ sản phẩm OCOP có hiệu quả.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Số lượng C/O ưu đãi được cấp năm 2024 tăng 18%

Việt Nam đã nhanh chóng gia nhập cuộc đua chế tạo vaccine thú y

Giá trị miến dong Kiên Sơn tăng cao nhờ kinh doanh trên Sàn Việt

Thương mại điện tử thổi luồng sinh khí mới cho hợp tác xã

Rà soát cuối kỳ áp dụng chống bán phá giá đối với thép cán nguội

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024

Mật ong Cẩm Tú - Tinh hoa từ vườn nhãn lên sàn thương mại điện tử

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Khai mạc Chương trình Phố rượu vang, trà, cà phê và đặc sản Đà Lạt

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Rà soát nhà xuất khẩu mới trong vụ áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại với đường mía

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Trung bình 1 người tiêu dùng Việt Nam mua hàng trực tuyến 4 lần/tháng

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

EU khởi xướng điều tra tự vệ đối với một số hợp kim gốc mangan và silicon

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024