Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Xây dựng thành công thương hiệu là điều bất cứ doanh nghiệp nào cũng mong muốn, đặc biệt là ở thị trường nước ngoài.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới Ngày Thương hiệu Việt Nam: Từ mùa Xuân đại thắng đến mùa Xuân kiến tạo thương hiệu Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Tín hiệu tích cực từ cà phê chế biến thương hiệu Việt

Từ cuối năm 2024 đến nay, thị trường cà phê xuất khẩu liên tục đón nhận các tín hiệu sáng khi không chỉ giá xuất khẩu tăng cao mà các sản phẩm cà phê còn liên tục được xuất khẩu ra nước ngoài.

Cụ thể, tháng 12/2024, thương hiệu cà phê MISS EDE của Đắk Lắk đã xuất khẩu thành công lô hàng đầu tiên sang Mỹ. Không phải cà phê nhân xanh như thường thấy, mà là sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là cà phê rang xay, đóng gói nhãn hiệu riêng, đạt tiêu chuẩn FDA của Mỹ, đồng thời đáp ứng quy định nghiêm ngặt của EU về chống phá rừng (EUDR).

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê
Cà phê MISS EDE được xuất khẩu thành công sang Hoa Kỳ, là tin vui của cà phê Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

Đến tháng 3/2025, doanh nghiệp này tiếp tục chia sẻ tin vui khi xuất khẩu thêm hai container với 42.000 gói cà phê chế biến sang Mỹ và Hàn Quốc. Điều đặc biệt, toàn bộ sản phẩm được chế biến, đóng gói trong nước, mang dấu ấn văn hóa Ê Đê và vùng đất Tây Nguyên, khác xa hình ảnh Việt Nam là quốc gia chỉ xuất khẩu cà phê thô.

Trong một ngành hàng mà đến 90% sản lượng xuất khẩu vẫn là cà phê nhân, giá trị gia tăng thấp, câu chuyện của MISS EDE là một điểm sáng hiếm hoi, cho thấy tiềm năng thực sự của doanh nghiệp nhỏ nếu đi đúng hướng: Xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm chế biến. Hành trình chinh phục thị trường của cà phê MISS EDE chỉ gói gọn trong vài dòng ngắn vậy, song đằng sau đó là vô vàn khó khăn và không ít nỗ lực.

Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Danh Hữu - Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ nông nghiệp EDE - cho biết: “Chúng tôi mất 5 năm để phát triển sản phẩm, tìm kiếm thị trường, hoàn thiện chuỗi cung ứng và định vị thương hiệu. Từng bước một, bằng chính nỗ lực của mình”.

Ông Hoàng Danh Hữu cũng thừa nhận, việc xây dựng thương hiệu là một hành trình gian nan, nhất là với doanh nghiệp nhỏ, thiếu vốn, thiếu nhân lực, thiếu kinh nghiệm. Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể. Quan trọng là kiên định và có chiến lược dài hạn. Thành công của MISS EDE không chỉ là chiến thắng cá nhân, mà còn là thông điệp mạnh mẽ rằng: Nếu thay đổi tư duy từ “bán thô” sang “bán thương hiệu”, doanh nghiệp Việt Nam dù nhỏ, vẫn có thể chinh phục thị trường toàn cầu.

Thương hiệu không chỉ dành cho “ông lớn”

Câu chuyện của MISS EDE là một trong những câu chuyện nhỏ song tràn đầy cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa, hiện chiếm đến trên dưới 90% cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Cùng với MISS EDE, thực tế thời gian qua cho thấy, không ít doanh nghiệp nhỏ đã tạo dựng được dấu ấn bền vững nhờ chiến lược thương hiệu khôn ngoan. Tại Nhật Bản, những doanh nghiệp truyền thống như Marukyu-Koyamaen (trà matcha) hay Takaoka (đồ đồng) tồn tại hàng trăm năm vẫn giữ được vị thế nhờ thương hiệu gắn với địa phương, văn hóa, tiêu chuẩn chất lượng khắt khe.

Tại Việt Nam, ngoài MISS EDE, có thể kể đến các thương hiệu như Thái Minh (dược phẩm), Coco Meko (nước dừa đóng hộp)… đều bắt đầu từ quy mô nhỏ, nhưng nhờ chiến lược phát triển sản phẩm gắn với bản sắc và đầu tư bài bản vào thương hiệu, đã vươn ra nhiều thị trường.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương, nhấn mạnh: “Xây dựng thương hiệu không chỉ là chuyện của ngân sách hay quy mô. Đó là vấn đề của tư duy. Doanh nghiệp nhỏ vẫn có thể xây dựng thương hiệu mạnh, nếu biết tập trung vào giá trị cốt lõi, sự khác biệt và niềm tin với khách hàng. Giá trị thương hiệu dù vô hình, song là giá trị không thể đong đếm với bất cứ doanh nghiệp nào”.

Câu chuyện xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp tiếp tục nóng khi ngày 4/5/2025, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân, xác định đây là “một động lực quan trọng nhất” của nền kinh tế. Nghị quyết đặt mục tiêu khu vực tư nhân đóng góp 55-58% GDP vào năm 2030, nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và vươn ra thị trường quốc tế.

Đáng chú ý, Nghị quyết yêu cầu hoàn thiện cơ chế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân xây dựng và quảng bá thương hiệu. Đây thực sự là đòn bẩy thể chế rất lớn, giúp nhân rộng những mô hình như MISS EDE trên phạm vi cả nước.

Bên cạnh đó, Chương trình Thương hiệu Quốc gia - chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn của Chính phủ do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành triển khai 22 năm qua tiếp tục mang lại những hoạt động thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp.

Chương trình đã và đang triển khai rất nhiều mục tiêu nhằm phát triển thương hiệu quốc gia thông qua việc hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, phát triển các thương hiệu mạnh trong nền kinh tế để quảng bá hình ảnh đất nước Việt Nam là quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, tạo dựng uy tín và nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thành công từ gói cà phê nhỏ của MISS EDE cho thấy, việc xây dựng thương hiệu không quá xa vời với doanh nghiệp nhỏ. Ngược lại, trong một thế giới mà người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến câu chuyện đằng sau mỗi sản phẩm như xuất xứ, văn hóa, yếu tố bền vững, thì chính những doanh nghiệp nhỏ, linh hoạt, có bản sắc rõ ràng, lại dễ tạo nên sự khác biệt. Từ việc thay đổi mô hình xuất khẩu thô sang xuất khẩu chế biến, từ việc đơn thuần làm theo đơn hàng đến việc làm chủ thương hiệu, đó là hành trình gian nan nhưng đầy triển vọng cho hàng Việt.

Câu chuyện MISS EDE không chỉ là khát vọng vươn xa của một doanh nghiệp nhỏ, mà còn là tín hiệu của một nền kinh tế tư nhân đang dần trưởng thành, biết làm chủ giá trị, chấp nhận đầu tư dài hạn và đủ bản lĩnh để khẳng định vị trí trên thị trường toàn cầu. Khát vọng của doanh nhân, cùng đòn bẩy chính sách từ Đảng, Chính phủ sẽ góp sức cho ước mơ xây dựng thương hiệu nảy mầm và vươn mình lớn mạnh.

Theo Brand Finance, giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023.
Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thương hiệu quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 1- Hành trình của những thương hiệu nghìn tỷ

50 năm sau ngày giải phóng chúng ta chứng kiến nhiều câu chuyện vươn mình, lớn lên của các doanh nghiệp. Hàng hóa, dịch vụ của họ ở khắp mọi nơi, được tin dùng.
Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Để nông sản Việt vươn xa trên trường quốc tế

Chia sẻ của doanh nhân Việt về khát vọng đưa nông sản vươn tầm thế giới, kết nối nông dân với thị trường quốc tế, lan tỏa giá trị văn hóa qua từng sản phẩm.
Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân đang trở thành lực lượng chủ lực, góp phần nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam bằng đổi mới sáng tạo, chất lượng sản phẩm.
Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Chuyên gia hiến kế giúp doanh nghiệp tư nhân xây dựng thương hiệu

Nhiều doanh nghiệp tư nhân vươn lên mạnh mẽ, trở thành những thương hiệu quốc gia tiêu biểu, có sức lan tỏa và được thị trường trong nước và quốc tế ghi nhận.
Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Khi hạt gạo và giọt mắm nói thay quốc gia

Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi công nghệ và dữ liệu ngày càng đồng nhất, giá trị vô hình từ thương hiệu quốc gia mới là lợi thế cạnh tranh bền vững nhất.
Ngày Thương hiệu Việt Nam: Từ mùa Xuân đại thắng đến mùa Xuân kiến tạo thương hiệu

Ngày Thương hiệu Việt Nam: Từ mùa Xuân đại thắng đến mùa Xuân kiến tạo thương hiệu

50 năm sau mùa Xuân 1975, Việt Nam cần một cuộc tổng tiến công mới – kiến tạo thương hiệu quốc gia bằng đổi mới, sáng tạo và lòng tử tế của chính người Việt.
Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Tự hào và khát vọng

Thương hiệu quốc gia Việt Nam: Tự hào và khát vọng

Giá trị thương hiệu không chỉ là con số kinh tế mà còn là tấm gương phản chiếu vị thế và uy tín của một quốc gia trên trường quốc tế...
Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Với chủ đề "Thương hiệu Quốc gia Việt Nam: Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo" là động lực để các doanh nghiệp nỗ lực xây dựng thương hiệu mạnh trên trường quốc tế.
Chung tay phát triển sản phẩm gốm sứ, thuỷ tinh Việt Nam

Chung tay phát triển sản phẩm gốm sứ, thuỷ tinh Việt Nam

Các sản phẩm gốm sứ, thuỷ tinh Việt Nam không chỉ được ưa chuộng tại thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu đến rất nhiều thị trường.
Xây dựng thương hiệu gạo Việt:  Có làm nhưng chưa

Xây dựng thương hiệu gạo Việt: Có làm nhưng chưa 'tới'

Theo kinh nghiệm từ xây dựng thương hiệu gạo nổi tiếng của thế giới như ở Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia thì "có làm nhưng chưa tới đâu".
Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Xây dựng thương hiệu quốc gia cho gạo Việt: Cần sự đồng hành của 3 nhà

Dù là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, tuy nhiên, thương hiệu quốc gia cho gạo Việt vẫn còn vắng bóng và việc này rất cần sự đồng hành của 3 nhà.

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Xuất khẩu hàng hoá không những đã và đang thu được kết quả tích cực mà còn lấp lánh niềm vui khi nhiều thương hiệu Việt đã được thị trường biết đến và ưa thích.
Ấn tượng gian hàng Thương hiệu Quốc gia tại Vietnam Foodexpo 2024

Ấn tượng gian hàng Thương hiệu Quốc gia tại Vietnam Foodexpo 2024

Tại Triển lãm Quốc tế công nghiệp và thực phẩm Việt Nam (Vietnam Foodexpo 2024) vừa diễn ra, các gian hàng Thương hiệu Quốc gia gây ấn tượng và nhận sự quan tâm
L’amant Café: Hành trình từ nông trại hữu cơ đến Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

L’amant Café: Hành trình từ nông trại hữu cơ đến Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024

L'amant Café được vinh danh Thương hiệu quốc gia 2024 là thành quả của hành trình 15 năm kiên định với sứ nâng tầm giá trị cà phê Việt Nam.
HABECO tự hào được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 7 liên tiếp

HABECO tự hào được vinh danh Thương hiệu Quốc gia lần thứ 7 liên tiếp

Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội (HABECO) vinh dự là doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận Thương hiệu Quốc gia 7 lần liên tiếp.
Tập đoàn TH ra mắt sản phẩm mới Sữa chua uống tiệt trùng TH true YOGURT TOPPING

Tập đoàn TH ra mắt sản phẩm mới Sữa chua uống tiệt trùng TH true YOGURT TOPPING

Tập đoàn TH ra mắt sữa chua uống tiệt trùng TH true YOGURT TOPPING, hoàn toàn từ thiên nhiên, với topping nha đam mát lành, mang đến trải nghiệm ẩm thực độc đáo
Nutricare khẳng định vị trí tiên phong Thương hiệu quốc gia Dinh dưỡng Y học 8 năm liên tiếp

Nutricare khẳng định vị trí tiên phong Thương hiệu quốc gia Dinh dưỡng Y học 8 năm liên tiếp

Tối ngày 04/11, Nutricare được vinh danh Thương hiệu quốc gia Dinh dưỡng Y học 8 năm liên tiếp tại Lễ Công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
Phân bón Đầu Trâu tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Phân bón Đầu Trâu tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Sản phẩm Phân bón Đầu Trâu của Công ty Cổ phần Phân bón Bình Điền tiếp tục được vinh danh là sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh

Tập đoàn BRG tiếp tục được vinh danh 'Thương hiệu quốc gia Việt Nam'

Tập đoàn BRG đã có lần thứ ba liên tiếp vinh dự nhận danh hiệu “Thương hiệu quốc gia Việt Nam” cho hai thương hiệu BRG Golf và BRG Hotels.
Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Mộc Châu Milk lần thứ 2 vinh dự được công nhận Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024

Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) tiếp tục vinh dự được công nhận đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024.
Mobile VerionPhiên bản di động