Thứ hai 21/04/2025 07:56

Quế Việt Nam có thể chiếm một nửa thị trường Canada

Quế Việt Nam nhập khẩu vào Canada đang tăng mạnh và nhiều khả năng có thể chiếm tới một nửa thị trường quế ở nước này trong những năm tới.

Theo bà Trần Thu Quỳnh - Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Canada, năm 2022, một số mặt hàng Việt Nam có thế mạnh tại Canada như nhóm sản phẩm chè, cà phê và gia vị có mức tăng đột biến so với năm 2021.

Việc tuân thủ các tiêu chuẩn bền vững đóng vai trò rất quan trọng để các mặt hàng của Việt Nam như quế có thể thâm nhập thị trường toàn cầu

Riêng mặt hàng quế, trong năm qua, các siêu thị lớn của Canada như Costco, Walmart đã nhập khá nhiều quế Việt Nam với kim ngạch 8,6 triệu USD, tăng 43,3% so với năm 2021.

Với đà tăng trưởng mạnh như trên, quế Việt Nam hoàn toàn có thể chiếm 50% thị phần quế tại Canada trong những năm tới.

Hiện, Canada là nước có mức tiêu dùng cao, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu cao, đạt 17,5% trong năm 2022. Với những ưu đãi mà Hiệp định CPTPP mang lại, các doanh nghiệp Canada đang ngày càng quan tâm và nhận biết tốt hơn về sản phẩm và năng lực sản xuất của Việt Nam. Trong chiến lược mua hàng của Canada, Việt Nam đang nổi lên nhờ yếu tố ổn định, có thể dự báo và giá cả phù hợp.

Theo số liệu từ Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), giá trị xuất khẩu quế hồi của Việt Nam liên tục tăng, năm 2020 đạt 245,4 triệu USD, năm 2021 đạt khoảng 274 triệu USD. Dự kiến, năm 2022, giá trị xuất khẩu quế hồi đạt khoảng 276 triệu USD.

Thị trường chủ yếu của quế Việt Nam là Ấn Độ và Mỹ. Giá trị xuất khẩu sang 2 thị trường này lần lượt là 90,7 triệu USD và 54,2 triệu USD. Đến nay, tổng diện tích quế cả nước khoảng gần 170.000ha.

Việt Nam là quốc gia sản xuất quế đứng thứ ba trên toàn thế giới, sau Indonesia và Trung Quốc. Trong đó, quế được trồng tập trung ở các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái và Quảng Nam. Trữ lượng vỏ quế hàng năm ước khoảng 900 nghìn - 1,2 triệu tấn.

Thanh Hà
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn